Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ, Kinh Tế Và Thủy Sản | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghệ, Kinh Tế Và Thủy Sản

      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      10 ngành

      Máy lạnh & điều hòa không khí

      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      2.5 năm
      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo các cử nhân thực hành có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có tri thức và các kỹ năng cơ bản cần thiết trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy và thiết bị nhiệt lạnh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Hiểu và phân tích được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Phân tích được các hư hỏng về điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí.
      • Phân tích được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh;
      • Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề;
      • Am hiểu các dụng cụ, máy móc chính được sử dụng trong nghề;
      • Tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện – lạnh của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ.

      Về kỹ năng

      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất;
      • Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào;
      • Sửa chữa được các hư hỏng về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh;
      • Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh;
      • Sử dụng được các dụng cụ, máy móc chính trong nghề;
      • Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn của mình;
      • Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc;
      • Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện – Lạnh; định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm;
      • Tự học tập có phương pháp: Tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; ngoài làm việc độc lập còn có khả năng lãnh đạo nhóm,...

      Điện công nghiệp - dân dụng

      Điện dân dụng
      2.5 năm
      Điện dân dụng
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cao đẳng ngành Điện công nghiệp và dân dụng được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Điện công nghiệp và dân dụng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp;
      • Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển;
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện);
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;
      • Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;
      • Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;
      • Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp;
      • Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.

      Về kỹ năng

      • Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
      • Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
      • Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
      • Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
      • Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn.
      • Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;
      • Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;
      • Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
      • Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Điện công nghiệp sẽ:

      • Làm việc được ở các Công ty Điện lực: tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
      • Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;
      • Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
      • Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.

      Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

      Nuôi trồng thủy sản
      2.5 năm
      Nuôi trồng thủy sản
      2.5 năm

      Kế toán doanh nghiệp

      Kế toán doanh nghiệp
      2.5 năm
      Kế toán doanh nghiệp
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; có kiến thức cơ bản, cơ sở và bổ trợ về kinh tế – quản lý – kinh doanh; có kiến thức toàn diện về kế toán và kiểm toán.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế – xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao.
      • Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác kế toán.
      • Vận dụng được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán vào thực tiễn.
      • Xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
      • Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp.
      • Đánh giá được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán.
      • Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết.
      • Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp
      • Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp.
      • Thiết lập mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
      • Sử dụng thành thạo 2 đến 3 phần mềm kế toán doanh nghiệp thông dụng.
      • Phân tích được tình hình kinh tế, tài chính doanh nghiệp.
      • Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp.
      • Cung cấp đầy đủ thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị.
      • Tham mưu được cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật.
      • Lập được kế hoạch tài chính doanh nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Làm việc tại các doanh nghiệp với các công việc như: chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán nội bộ, kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính/ CFO; tại các cơ quan quản lý nhà nước: Quản lý tài chính các dự án, chuyên viên kế toán, chuyên gia lập và phân tích kế hoạch tài chính, kiểm toán Nhà nước, thanh tra kinh tế.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      2.5 năm
      Công nghệ thông tin
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      • Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư, cử nhân có đủ sức khỏe, có kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
      • Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh;
      • Mô tả hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp;
      • Đánh giá ưu nhược điểm về thực trạng ứng dụng phần mềm của doanh nghiệp;
      • Đề xuất những giải pháp ứng dụng phần mềm cụ thể để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động doanh nghiệp;
      • Biết hoạch định và lập kế hoạch triển khai ứng dụng phần mềm;
      • Thiết kế và quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp;
      • Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Chỉ huy nhóm kỹ thuật viên tin học;
      • Kèm cặp và hướng dẫn kỹ thuật viên bậc thấp;
      • Kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề;
      • Đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh;
      • Cài đặt - bảo trì máy tính;
      • Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng;
      • Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet phục vụ cho chuyên môn và quản lý doanh nghiệp;
      • Phối hợp với các chuyên gia phần mềm để khảo sát, thiết kế hệ thống phần mềm phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
      • Tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp;
      • Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng;
      • Vận hành quy trình an toàn – bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu;
      • Thiết kế và quản trị website phục vụ quảng bá, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
      • Thiết kế, chỉnh sửa ảnh và các chương trình đa phương tiện phục vụ hoạt động doanh nghiệp;
      • Lập kế hoạch kiểm tra – bảo trì – nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu ứng dụng phần mềm tin học trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

      • Chuyên viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;
      • Chuyên viên thiết kế phần mềm ứng dụng;
      • Chuyên viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
      • Chuyên viên bảo trì hệ thống máy tính;
      • Chuyên viên thiết kế và quản trị website;
      • Chuyên viên an toàn – bảo mật thông tin;
      • Chuyên viên thiết kế đa phương tiện.

      Chế biến thực phẩm

      Kỹ thuật chế biến món ăn
      2.5 năm
      Kỹ thuật chế biến món ăn
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc; có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có sức khoẻ; tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm, hoặc tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ...
      • Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm;
      • Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketting, bao bi, phụ gia thực phẩm...
      • Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm;
      • Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo sản xuất.

      Về kỹ năng

      • Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm;
      • Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
      • Chỉ đạo tốt các công đoạn chế biến thực phẩm;
      • Thực hiện thành thạo được các phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
      • Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa trung tu toàn bộ dây chuyền sản xuất;
      • Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác;
      • Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất ngành chế biến thực phẩm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;
      • Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, trưởng ca, đốc công, cán bộ thiết kế công nghệ sản xuất, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm;
      • Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ ô tô
      2.5 năm
      Công nghệ ô tô
      2.5 năm

      Quản trị doanh nghiệp

      Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
      2.5 năm
      Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Quản trị Doanh nghiệp là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp để duy trì, phát triển công việc kinh doanh, đạt mục tiêu với hiệu suất và hiệu quả phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị kiến thức về Doanh nghiệp, Quản trị doanh nghiệp, pháp luật, kinh tế – xã hội trong việc thực hiện nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp;
      • Vận dụng được kiến thức tin học, ngoại ngữ trong công tác quản trị;
      • Xác định được cơ cấu tổ chưucs bộ máy phù hợp với loại hình doanh nghiệp;
      • Cập nhật được các chính sách phát triển kinh tế xã hội và các chế độ liên quan đến công tác quản trị doanh nghiệp;
      • Có khả năng xác định các phương pháp quản trị phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp;
      • Xây dựng hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật;
      • Thiết lập hệ thống tiêu thụ sản phẩm hiệu quả;
      • Lập kế hoạch về sản xuất kinh doanh phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
      • Phân tích được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
      • Lập được báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
      • Cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị và các cơ quan quản lý có liên quan;
      • Tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến công tác quản trị doanh nghiệp phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh;
      • Thiết lập mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác;
      • Có khả năng hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới quy mô vừa và nhỏ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại các phòng ban trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội;
      • Làm chuyên viên phụ trách hành chính và nhân sự, chuyên viên bán hàng và quản lý khách hàng, chuyên viên quản lý sản xuất, chuyên viên quản lý cung ứng, chuyên viên kinh doanh và tiếp thị, khởi nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

      Công nghệ hàn

      Khoa học - Kỹ thuật
      2.5 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cao đẳng ngành Công nghệ hàn đào tạo kỹ thuật viên ngành Công nghệ hàn, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Giải thích được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản;
      • Tính toán được chế độ hàn thích hợp khi thực hiện các nhiệm vụ, công việc hàn cụ thể;
      • Hiểu được nội dung thiết lập một quy trình hàn;
      • Hiểu được các ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn trên bản vẽ tiêu chuẩn kỹ thuật với trình độ Anh văn chuyên ngành;
      • Trình bày được nguyên lý, vận hành máy xử lý nhiệt của mối hàn;
      • Biết phân tích, tổng hợp, đánh giá tiến độ thi công, ứng xử, giao tiếp;
      • Giải thích được ký hiệu mối hàn, phương pháp hàn từ Anh ngữ.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng làm việc theo nhóm, độc lập;
      • Xử lý được các tình huống kỹ thuật trong thực tế thi công;
      • Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ của nghề Hàn;
      • Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động;
      • Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các công ty, doanh nghiệp Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn có nghề Hàn.
      • Làm tổ trưởng, trưởng nhóm;
      • Công tác trong nước hoặc đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài.

      Chế biến và bảo quản thủy sản

      Kinh tế - Quản lý
      2.5 năm
      Kinh tế - Quản lý
      2.5 năm

      Thời gian đào tạo: 2,5 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề; nêu được kiến thức cơ bản và thực hiện được các kỹ năng quốc phòng phổ thông; có khả năng chiến đấu, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nhận dạng và gọi được tên và tên thương mại các loài động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế bằng tiếng Việt và tên tiếng Anh thương mại. Đánh giá được chất lượng nguyên liệu ban đầu. Nêu được thành phần và tính chất của nguyên liệu thuỷ sản và những biến đổi chính của nguyên liệu thuỷ sản sau khi chết, giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc;
      • Trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên liệu thuỷ sản. Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nguyên liệu thuỷ sản và các biện pháp khắc phục trong quá trình bảo quản;
      • Nêu được nguyên tắc vận chuyển nguyên liệu Thuỷ sản sống, tươi;
      • Trình bày và giải thích được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ sản như lạnh đông, đồ hộp, khô, nước mắm,... Nêu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng để theo dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản. Nêu được nguyên nhân và cách khắc phục những sự cố xảy ra;
      • Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
      • Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất;
      • Nêu được cách tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.

      Về kỹ năng

      • Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
      • Thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thuỷ sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
      • Thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản. Đề xuất các biện pháp và khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến;
      • Sử dụng được các thiết bị đo, lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
      • Tham gia xây dựng kế hoạch HACCP. Triển khai áp dụng được chương trình HACCP vào trong thực tế sản xuất;
      • Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đánh giá được chất lượng sản phẩm;
      • Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến Thuỷ sản, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền và triển khai công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi học xong, sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động chế biến các mặt hàng thuỷ sản hoặc quản lý xí nghiệp ở các cơ sở chế biến Thuỷ sản thuộc mọi thành phần kinh tế.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thuỷ sản

      Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thuỷ sản (​Vocational Technology, Economy and Fishery College) tiền thân là trường Trung học Kỹ thuật Thuỷ sản I được thành lập năm 1963 trực thuộc Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh có chuyên môn cao, tay nghề vững vàng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động.

      Sơ lược về trường

      Khuôn viên nhà trường

      Khuôn viên nhà trường

      Tầm nhìn và sứ mạng

      • Giai đoạn 2016 – 2020, Nhà trường sẽ phấn đấu trở thành trường đại học công nghệ. Cánh cửa của trường luôn rộng mở để chào đón, hợp tác với các công ty, doanh nghiệp và các em học sinh, sinh viên trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất.
      • Nhà trường luôn là địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

      Đội ngũ giảng viên

      Đội ngũ giảng viên của trường có trình độ chuyên môn, tay nghề cao và đầy nhiệt huyết, kết hợp với việc nhà trường thường xuyên đổi mới phương pháp đào tạo, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến nên chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

      Cơ sở vật chất

      Trường Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thuỷ sản có một khuôn viên lý tưởng gồm 2 cơ sở đào tạo rộng khoảng 7 ha với một cơ ngơi bề thế gồm hệ thống các phòng học lý thuyết; phòng thí nghiệm, thực hành; xưởng thực hành, thực tập; thư viện, bể bơi, sân thể thao; ký túc xá học sinh – sinh viên, nhà ăn tập thể,... được trang bị các thiết bị hiện đại, đồng bộ đáp ứng tốt nhu cầu ăn, ở, học tập, rèn luyện cho sinh viên trong toàn trường.

      Trang thiết bị thực hành tại trường

      Trang thiết bị thực hành tại trường

      Thành tựu

      Với một bề dày xây dựng và phát triển, nhà trường đã vinh dự được Nhà nước trao tặng 04 Huân chương lao động các hạng; 04 danh hiệu Nhà giáo ưu tú; nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương.

      Nguồn: Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thuỷ sản

      Địa điểm