Chương trình đào tạo
5 ngành
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống thương hiệu của ngành nhà hàng Hoa Sen và được cập nhật theo các xu hướng quốc tế. Ngoài việc trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm việc tại các nhà hàng cao cấp trong và ngoài nước, các giảng viên đồng thời là các nhà quản lý còn khơi gợi và định hướng cho sinh viên tư duy làm chủ, tự xây dựng và quản lý nhà hàng của riêng mình. Sinh viên chuyên ngành Nhà hàng và dịch vụ ăn uống ra trường có lợi thế cạnh tranh cao với kiến thức chuyên ngành vững và giao tiếp tiếng Anh lưu loát.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức: Hiểu biết về các quy trình chế biến nguyên liệu chất lượng cao, phối hợp hợp lý nguyên liệu và gia vị, sáng tạo trong chế biến và trình bày.
Kỹ năng:
- Tổ chức các loại tiệc như tiệc trà, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, tiệc tự chọn...
- Tổ chức quản lý quầy bar, ứng dụng các kiến thức về rượu và thức uống trong việc tư vấn thực khách.
- Xây dựng kế hoạch và quy trình hoạt động trong việc thiết kế và vận hành nhà hàng.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể hoàn toàn tự tin làm việc tại các chuỗi nhà hàng nổi tiếng hoặc các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới tại Việt Nam và khu vực với các vị trí: Chuyên viên rượu vang, các món bánh Âu – Á – Việt; Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực, tổ chức và điều hành các cơ sở dịch vụ ăn uống; Quản trị dịch vụ ẩm thực, Quản trị quầy bar, Quản trị nhân sự…
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra:
Kiến thức:
- Nắm vững vàng những kiến thức cơ bản về khoa học thực phẩm, về hoá sinh thực phẩm, vi sinh thực phẩm, dinh dưỡng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm ...
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về công nghệ thực phẩm, các quá trình công nghệ cơ bản trong chế biến thực phẩm
- Thông thạo các kiến thức bổ trợ của ngành thực phẩm: vẽ kỹ thuật, xử lý môi trường, marketting, bao bi, phụ gia thực phẩm...
- Vận dụng được các kiến thức khoa học, công nghệ và các kiến thức bổ trợ vào các lĩnh vực chuyên ngành mà người học sẽ làm việc tại các cơ sở chế biến thực phẩm
- Có khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo sản xuất.
Kỹ năng:
- Vận hành thành thạo các trang thiết bị phức tạp trên dây chuyền sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Có kinh nghiệm và thành thạo trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng giai đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan;
- Chỉ đạo tốt các công đoạn chế biến thực phẩm;
- Thực hiện thành thạo được các phép phân tích chỉ tiêu chất lượng đơn giản (chỉ tiêu hoá học, chỉ tiêu vật lý, chỉ tiêu sinh học, chỉ tiêu cảm quan);
- Bảo dưỡng được các trang thiết bị chế biến thực phẩm theo qui trình sửa chữa trung tu toàn bộ dây chuyền sản xuất;
- Có khả năng kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác;
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc phối hợp với những người trong tổ, trong ca sản xuất.
Chính trị, đạo đức:
- Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng và kinh tế của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật
- Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
Thể chất, quốc phòng:
- Rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp
- Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.
Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm của các cơ sở sản xuất ngành chế biến thực phẩm trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác
- Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, trưởng ca, đốc công, cán bộ thiết kế công nghệ sản xuất, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, công nghệ chế biến thực phẩm từ nguyên liệu đến bán thành phẩm và thành phẩm
- Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng và kiến thức chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ đáp ứng năng lực trở thành quản lý cấp cao trong ngành; khả năng giao tiếp hiệu quả, thuyết phục nhiều đối tượng khách hàng đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau; khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, nhạy bén và thích ứng dễ dàng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường làm việc, hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
Kiến thức giáo dục đại cương
- Khoa học xã hội: Dẫn nhập phương pháp nghiên cứu và các môn nhóm Văn hóa và Tư tưởng và nhóm Các giá trị trong Xã hội.
- Anh văn: EGC (420 tiết)
- Toán, Tin học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ môi trường và Kiến thức cơ sở.
- Ngoại ngữ 2 (Pháp/ Nhật/ Hoa/ Hàn...)
- Kiến thức bổ trợ tự do: Kế hoạch thiết kế nhà hàng, Kiểm soát chi phí trong Dịch vụ ẩm thực, Đàm phán trong kinh doanh du lịch.
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
- Các môn cơ sở
- Các môn chuyên ngành
- Các môn chuyên sâu
Kỹ năng:
- Kỹ năng vận hành dịch vụ ẩm thực.
- Kỹ năng kinh doanh trong khách sạn – nhà hàng.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo trong khách sạn – nhà hàng.
- Kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể hoàn toàn tự tin làm việc tại các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới tại Việt Nam và trong khu vực hoặc trong các công ty du lịch lữ hành lớn từ vị trí nhân viên đến quản lý cụ thể tại các bộ phận sau: Quản trị tiền sảnh; Quản trị phòng; Quản trị nhà hàng; Quản trị dịch vụ ẩm thực, quầy bar...
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Nắm bắt được sự phát triển này, chuyên ngành Hướng dẫn du lịch hướng tới đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn và nghiệp vụ, đồng thời thành thạo các kỹ năng về tin học ứng dụng trong ngành Du lịch, tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành. FPT Polytechnic áp dụng phương pháp học Project based Learning (học tập qua dự án thật) và phương pháp giảng dạy Blended Learning (học tập kết hợp) với 70% thời gian là thực hành giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện các kỹ năng phục vụ công việc.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Kiến thức tổng hợp về địa lý, lịch sử văn hóa, đặc điểm, giá trị của các tài nguyên du lịch
- Nghiệp vụ và thực hành: hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành Tour, nghiệp vụ thanh toán, kế toán, và thực hành hướng dẫn du lịch
Về kỹ năng
- Kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Cơ hội nghề nghiệp
- Hướng dẫn viên du lịch toàn tuyến/chuyên nghiệp (tour guides)
- Hướng dẫn viên tại điểm tham quan (on site guides)
- Hướng dẫn viên địa phương/ thành phố (city guides)
- Nhân viên các công ty du lịch lữ hành
- Nhân viên tổ chức các sự kiện.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Hiểu biết và có khả năng ứng dụng các kiến thức tổng hợp về kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý của các vùng du lịch.
- Phân tích và đánh giá được tiềm năng, tài nguyên du lịch của các vùng, miền.
Kỹ năng:
- Có khả năng xây dựng, hướng dẫn các chương trình du lịch theo hướng bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Có khả năng tổ chức sự kiện kết hợp với hoạt động du lịch.
- Hiểu rõ tâm lý khách hàng và các nguyên tắc giao tiếp trong du lịch.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc với các vị trí sau: Nhân viên phục vụ dịch vụ lưu trú; Nhân viên làm việc trong ngành giáo dục với chuyên môn về du lịch; Nhân viên tổ chức sự kiện, hội nghị; Hướng dẫn viên du lịch; Nhân viên thiết kế, bán tour du lịch; Chuyên viên trong tổ chức phi chính phủ về dự án trong mảng du lịch cộng đồng…
Đánh giá
0 đánh giá