Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng

      Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng
      Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng
      Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng
      Trường Cao đẳng nghề Lao động Xã hội Hải Phòng
      0 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      8 ngành

      Tin học văn phòng

      Tin học văn phòng
      1 tháng
      Tin học văn phòng
      1 tháng

      Điện công nghiệp

      Điện công nghiệp
      3 năm
      Điện công nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Điện công nghiệp được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên ngành Điện công nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;
      • Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện;
      • Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực công nghiệp;
      • Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.

      Về kỹ năng

      • Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
      • Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
      • Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
      • Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động;
      • Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;
      • Lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện đảm bảo an toàn;
      • Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;
      • Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo;
      • Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Điện công nghiệp sẽ:

      • Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
      • Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: nhân viên vận hành;
      • Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
      • Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế – xã hội.

      Công tác xã hội

      Công tác xã hội
      3 năm
      Công tác xã hội
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo các cử nhân Công tác xã hội có phẩm chất chính trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, có tinh thần say mê yêu nghề, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về nghề Công tác xã hội, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề trong mối quan hệ xã hội và nâng cao năng lực con người.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Sinh viên được cung cấp các kiến thức về Chính trị, Pháp luật, Xã hội học làm cơ sở thực hành nghề. Các kiến thức về nghề nghiệp Công tác xã hội, công tác xã hội với cá nhân, nhóm và cộng đồng, kiến thức về chính sách an sinh xã hội với các nhóm đối tượng đặc thù; dân số kế hoạch hóa gia đình;
      • Được trang bị các kiến thức về tổ chức các hoạt động văn hóa, tổ chức huy động nguồn lực;
      • Được trang bị kiến thức về giao tiếp, thương thuyết, vận động;
      • Nắm chắc hệ thống lý thuyết về hành vi con người, về hệ thống, lý thuyết tâm lý ứng dụng trong giải quyết vấn đề của đối tượng;
      • Nắm vững kiến thức tham vấn, trị liệu tâm lý;
      • Nắm vững kiến thức quản trị công tác xã hội;
      • Được trang bị kiến thức về nghiên cứu trong công tác xã hội;
      • Sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành để tham khảo tài liệu và giao tiếp với người nước ngoài;
      • Ứng dụng thành thạo tin học trong công việc văn phòng và biết tìm kiếm, xử lý thông tin trên Internet phục vụ công việc chuyên môn.

      Về kỹ năng

      • Vận dụng tốt và linh hoạt các kỹ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, tham vấn, trợ giúp đối tượng;
      • Thành thạo kỹ năng truyền thông vận động, kỹ năng giám sát, đánh giá, thu thập thông tin;
      • Có khả năng kiểm tra và giám sát việc thực hiện công việc của người có trình độ trung cấp nghề công tác xã hội, những tình nguyện viên ở cơ sở;
      • Tổ chức được các chương trình hỗ trợ đối tượng;
      • Vận dụng tốt kỹ năng giải quyết xung đột trong nhóm và gia đình;
      • Thực hiện tốt kỹ năng thương thuyết;
      • Thực hiện tốt kỹ năng trị liệu tâm lý;
      • Thực hiện tốt kỹ năng xử lý khủng hoảng;
      • Thực hiện tốt kỹ năng quản trị trong công tác xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại:

      • Các cơ sở xã hội, bảo trợ xã hội;
      • Các tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội;
      • Các lĩnh vực có liên quan như y tế, pháp luật, văn hóa, truyền thông cũng như các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội;
      • Các tổ chức chính phủ, tổ chức phi Chính phủ.

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ ô tô
      3 năm
      Công nghệ ô tô
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, năng động sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có trình độ lý thuyết về kỹ năng thực hành tương xứng về công nghệ ô tô; có khả năng tự đào tạo nâng cao trình độ cho mình để có thể làm việc trong lĩnh vực Ô tô.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được kiến thức kỹ thuật cơ sở vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn nghề Công nghệ ô tô;
      • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các hệ thống, cơ cấu trong ô tô;
      • Hiểu được cách đọc các bản vẽ kỹ thuật và phương pháp tra cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành ô tô;
      • Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình tháo, lắp, kiểm tra, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
      • Trình bày được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và phương pháp đo kiểm của từng loại chi tiết, hệ thống trong ô tô;
      • Trình bày được nguyên lý hoạt động của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực của ô tô hiện đại;
      • Giải thích được các phương pháp chẩn đoán sai hỏng của các cơ cấu và hệ thống trong ô tô;
      • Trình bày được yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành khi lập quy trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
      • Trình bày được nguyên lý, phương pháp vận hành và phạm vi sử dụng các trang thiết bị trong nghề Công nghệ ô tô;
      • Nêu được các nội dung, ý nghĩa của kỹ thuật an toàn và vệ sinh công nghiệp;
      • Nêu được nội dung và những nguyên lý cơ bản trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất.

      Về kỹ năng

      • Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị tháo, lắp, đo và kiểm tra trong nghề Công nghệ ô tô;
      • Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ô tô đúng quy trình kỹ thật và đảm bảo an toàn lao động.
      • Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng điện tử, khí nén và thuỷ lực trong ô tô;
      • Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
      • Lập được kế hoạch sản xuất; tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp;
      • Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc; sử dụng máy vi tính tra cứu được các tài liệu chuyên môn và soạn thảo văn bản;
      • Làm được các công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn và thợ điện phục vụ cho quá trình sửa chữa ô tô;
      • Có khả năng tiếp thu và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô;
      • Đào tạo, bồi dưỡng được về kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Người lao động kỹ thuật có trình độ Cao đẳng nghề sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, được phân công làm việc ở các vị trí:

      • Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô;
      • Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và trung tâm dịch vụ sau.
      • Bán hàng các hãng ô tô;
      • Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô.

      May thời trang

      May thời trang
      3 năm
      May thời trang
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành May thời trang được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên có trình độ đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trình bày được kiến thức của các môn cơ sở như: vẽ kỹ thuật ngành may, kĩ thuật điện, an toàn lao động để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may thời trang;
      • Hiểu được nguyên lý, tính năng, tác dụng của một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp;
      • Trình bày và giải thích được các bản vẽ mặt cắt các chi tiết của sản phẩm may;
      • Trình bày được phương pháp thiết kế các kiểu quần âu, sơ mi, váy và áo khoác ngoài;
      • Trình bày được phương pháp may các kiểu quần âu, sơ mi, váy và áo khoác ngoài;
      • Hiểu phương pháp xây dựng quy trình công nghệ các loại sản phẩm may thời trang;
      • Đọc, hiểu được một số tài liệu kỹ thuật ngành may bằng Tiếng Anh.

      Về kỹ năng

      • Thiết kế và xây dựng được các loại mẫu phục vụ quá trình may sản phẩm;
      • Lựa chọn vật liệu phù hợp với kiểu sản phẩm;
      • Sử dụng thành thạo và bảo quản được một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may;
      • Cắt, may được các kiểu quần âu, sơ mi, váy và áo khoác ngoài đảm bảo kỹ thuật và hợp thời trang;
      • Xây dựng được quy trình công nghệ lắp ráp các loại sản phẩm may;
      • Tham gia quản lý và điều hành dây chuyền may công nghiệp, có khả năng sáng tạo và biết ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào các công đoạn may sản phẩm;
      • Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao đẳng nghề, sinh viên trực tiếp tham gia sản xuất trên dây chuyền may công nghiệp hoặc trực tiếp làm việc tại:

      • Phòng kỹ thuật của các công ty may công nghiệp;
      • Tham gia quản lý ở cấp tổ sản xuất;
      • Tham gia sản xuất trong các công đoạn sản xuất của các doanh nghiệp may;
      • Làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất;
      • Ngoài ra sinh viên còn có đủ năng lực để tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.

      Điện dân dụng

      Điện dân dụng
      1 tháng
      Điện dân dụng
      1 tháng

      Hàn

      Khoa học - Kỹ thuật
      1 tháng
      Khoa học - Kỹ thuật
      1 tháng

      May công nghiệp

      Công nghệ may
      1 tháng
      Công nghệ may
      1 tháng

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Giới thiệu về trường Cao đẳng nghề Lao động – Xã hội Hải Phòng

      Trường Cao đẳng nghề Lao động – Xã hội Hải Phòng được thành lập theo Quyết định số 1133/QĐ-BLĐTBXH ngày 28/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Dạy nghề Bạch Đằng và Trường Dạy nghề người tàn tật Hải Phòng.

      Trường Cao đẳng nghề Lao động – Xã hội Hải Phòng trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng; chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; hoạt động theo Điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề và quy định của pháp luật về dạy nghề.

      Lịch sử phát triển của trường

      Lễ thành lập trường

      Lễ thành lập trường

      Sứ mạng, tầm nhìn

      • Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động.
      • Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Đồng thời xây dựng mối quan hệ với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần để tạo chỗ làm việc cho học viên sau khi ra trường.
      • Trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo nhân lực kỹ thuật, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng làm việc, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

      Đội ngũ giảng viên

      Hiện tại trường có 85 cán bộ, giảng viên, giáo viên có trình độ Thạc sỹ, Kỹ sư, Cử nhân, Thợ bậc cao có kinh nghiệm lâu năm.

      Đội ngũ giảng viên của trường

      Đội ngũ giảng viên của trường

      Cơ sở vật chất

      Trường có tổng diện tích mặt bằng 21.500 m2 gồm:

      • Trụ sở chính: số 83 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
      • Cơ sở đào tạo 1: Phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.
      • Cơ sở đào tạo 2: Số 72 Hoàng Thiết Tâm, phường Bắc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.
      • Cơ sở đào tạo 3: 17/63 Trần Tất Văn, phường Phù Liễn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng.

      Nguồn: Cao đẳng nghề Lao động – Xã hội Hải Phòng

      Địa điểm