Trường Cao Đẳng Nghề Quy Nhơn | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao Đẳng Nghề Quy Nhơn

      Trường Cao Đẳng Nghề Quy Nhơn
      Trường Cao Đẳng Nghề Quy Nhơn
      Trường Cao Đẳng Nghề Quy Nhơn
      3 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      12 ngành

      Điện tử công nghiệp

      Điện tử công nghiệp
      3 năm
      Điện tử công nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      • Có khả năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Điện – Điện tử, dẫn dắt nhóm làm việc liên ngành để thiết kế và cài đặt các thành phần, các hệ thống và các quá trình trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn, có khả năng tự học để thích ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường kinh tế – kỹ thuật toàn cầu.
      • Có thái độ làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp cho sự phát triển bến vững của xã hội.
      • Làm việc hiệu quả và phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      • Áp dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Hiểu rõ tác động của các lời giải kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội.
      • Có kiến thức về những vấn đề đương đại, hiểu về kinh tế và hệ thống pháp luật Việt Nam.

      Kỹ năng:

      • Thiết kế và thực hiện các thực nghiệm, phân tích và giải thích các dữ liệu thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Thiết kế hệ thống, các thành phần của hệ thống, các quá trình, trong lĩnh vực Điện – Điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế và thoả các yêu cầu như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, an toàn sức khoẻ, phát triển bền vững.
      • Khả năng làm việc theo nhóm để hoàn thành mục tiêu chung.
      • Khả năng nhận dạng, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
      • Khả năng giao tiếp hiệu quả, viết báo cáo và diễn đạt các ý tưởng bằng từ ngữ và hình ảnh. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ tương đương TOEIC 500 để làm việc hiệu quả trong môi trường kinh tế toàn cầu.
      • Áp dụng các phương pháp, các kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại đã học cho công việc trong lĩnh vực Điện – Điện tử.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.

      Cắt gọt kim loại

      Cắt gọt kim loại
      3 năm
      Cắt gọt kim loại
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

      Chuẩn đầu ra:

      Kiến thức:

      • Phân tích đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
      • Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt
      • Giải thích đ­ược hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245
      • Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công
      • Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề
      • Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí
      • Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại
      • Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng
      • Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ
      • Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn
      • Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất
      • Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành
      • Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
      • Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC)
      • Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con ng­ười và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cư­ờng độ lao động, tăng năng suất
      • Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập
      • Có khả năng làm việc nhóm

      Kỹ năng:

      • Vẽ đư­ợc bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
      • Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
      • Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay
      • Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề
      • Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật
      • Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
      • Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
      • Phát hiện và sửa chữa đ­ược các sai hỏng thông th­ường của máy, đồ gá và vật gia công
      • Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản
      • Chế tạo và mài đ­ược các dụng cụ cắt đơn giản
      • Lập được chư­ơng trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp cắt gọt kim loại tại trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
      • Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC
      • Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí
      • Tổ trưởng sản xuất
      • Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí
      • Có khả năng tự tạo việc là
      • Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

      Điện công nghiệp

      Điện công nghiệp
      3 năm
      Điện công nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Về kiến thức

      • Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
      • Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).
      • Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
      • Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
      • Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
      • Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

      Về kỹ năng

      • Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.
      • Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
      • Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
      • Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
      • Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
      • Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.
      • Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
      • Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

      Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp

      Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan.

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ ô tô
      3 năm
      Công nghệ ô tô
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Kiến thức:

      • Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
      • Khả năng ứng dụng các kiến thức cơ sở toán học, cơ sở kỹ thuật trong việc mô hình hóa, tính toán mô phỏng trong quá trình triển khai thực hiện thiết kế ô tô và máy động lực.

      Kỹ năng:

      • Khả năng phân tích vấn đề, xác định các yêu cầu tính toán, logic thiết kế, phương pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
      • Khả năng tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra và phân tích thiết kế cho các vấn đề, sản phẩm thuộc chuyên ngành liên quan.
      • Khả năng làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết nhiều nhiệm vụ, vấn đề khác nhau.
      • Khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
      • Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết trong việc triển khai thực hiện thiết kế tính toán cho các vấn đề, sản phẩm liên quan đến ô tô.
      • Khả năng ứng dụng các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế trong các lĩnh vực hiện đại thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ:

      • Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở.
      • Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
      • Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.

      Cơ điện tử

      Cơ điện tử
      3 năm
      Cơ điện tử
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành Cơ điện tử. Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực
      • Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng
      • Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ tính, lý tính của vật liệu kim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện các cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng
      • Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng đo, phương pháp đo và cách xử lý kết quả đo
      • Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ và các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước
      • Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt
      • Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử, hoạt động của các mạch điện tử đơn giản

      Kỹ năng

      • Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định)
      • Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính
      • Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số
      • Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro
      • Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có. Cụ thể, tốt nghiệp ngành cơ điện tử, bạn có thể đảm nhận các vị trí:

      • Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
      • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
      • Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

      Công nghệ thông tin - ứng dụng phần mềm

      Công nghệ thông tin
      3 năm
      Công nghệ thông tin
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      Sinh viên sẽ được trang bị một số kiến thức như sau:

      • Nhập môn lập trình.
      • Lập trình hướng đối tượng.
      • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
      • Công nghệ mạng.
      • Cơ sở dữ liệu.
      • Phân tích thiết kế hướng đối tượng.
      • Hệ thống máy tính.
      • Lý thuyết Hệ điều hành.

      Kỹ năng:

      • Khả năng tham gia vào quá trình tin học hóa các hệ thống thông tin cũng như xây dựng phần mềm phục vụ cho các đơn vị, cá nhân.
      • Năng lực tư duy, có tầm nhìn tổng thể và xuyên suốt quá trình xây dựng hệ thống phần mềm.
      • Kỹ năng tự nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề và xã hội.
      • Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc với các vị trí: Lập trình viên; Chuyên viên phát triển ứng dụng mobile, web; Chuyên viên kiểm tra phần mềm, thiết kế phần mềm; Chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu; Kỹ sư hệ thống thông tin; Kỹ sư phần mềm...

      Chế tạo thiết bị cơ khí

      Khoa học - Kỹ thuật
      3 năm
      Khoa học - Kỹ thuật
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      • Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy, máy gia công cơ khí tự động (NC); tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy tại các điều kiện khác nhau.
      • Kiến thức về dung sai và phương pháp lắp ghép và lắp ráp thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và phân tích và đánh giá kết quả đo
      • Kiến thức về cấu tạo, thành phần của vật liệu; các đặc điểm về cơ-lý tính của vật liệu kim loại, hợp kim, gốm kim loại và phi kim, sử dụng được các phương pháp nhiệt luyện để tăng tính năng làm việc của kim loại, hợp kim thông dụng
      • Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biểu diễn vật thể, các quy tắc – tiêu chuẩn nhà nước về bản vẽ, phương pháp hình thành các loại bản vẽ dùng trong chuyên ngành, trong và ngoài nước
      • Kiến thức nền tảng về nhiệt năng, các chu trình cơ nhiệt; các phương trình trao đổi nhiệt, nhiệt động lực học kỹ thuật và truyền nhiệt phục vụ trong quá trình sản xuất
      • Kiến thức cơ bản về quy trình công nghệ, nguyên công, về chu trình sản xuất, mối quan hệ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất; hiểu biết cấu tạo và nguyên lý làm việc của các đồ gá, thiết bị định vị trong quá trình gia công
      • Kiến thức cơ bản về các khí cụ điện – điện tử và các định luật cơ bản của mạch điện; nguyên lý cấu tạo và các đặc tính làm việc cơ bản của máy điện; kiến thức về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử và mạch điện tử

      Kỹ năng

      • Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện (mô hình phối hợp, các giải pháp giải tích và số, phân tích định tính, thử nghiệm và xem xét các yếu tố bất định)
      • Nhận diện được các giả thiết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính
      • Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số
      • Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro
      • Giải thích được các lời giải cho bài toán đặt ra, đưa ra được các đề xuất tóm lược

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở hầu hết ở các nhà máy, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, các nhà ga, bến cảng, các xí nghiệp xếp dỡ hàng hóa, các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp má…; Các Sở, Phòng, Ban quản lý liên quan đến lĩnh vực Cơ khí như: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Xây dựng, Ban quản lý dự án công trình xây dựng, Phòng Kinh tế-Kỹ thuật-Hạ tầng của các Quận/Huyện....Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao Đẳng và Trung học chuyên nghiệp liên quan đến ngành nghề kỹ thuật cơ khí. Các Trung tâm, phòng thí nghiệm chuyên ngành kỹ thuật cơ khí. Làm chủ công ty, doanh nghiệp tư nhân.

      Quản trị nhà hàng (Nghiệp vụ nhà hàng)

      Kinh tế - Quản lý
      3 năm
      Kinh tế - Quản lý
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống thương hiệu của ngành nhà hàng Hoa Sen và được cập nhật theo các xu hướng quốc tế. Ngoài việc trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm việc tại các nhà hàng cao cấp trong và ngoài nước, các giảng viên đồng thời là các nhà quản lý còn khơi gợi và định hướng cho sinh viên tư duy làm chủ, tự xây dựng và quản lý nhà hàng của riêng mình. Sinh viên chuyên ngành Nhà hàng và dịch vụ ăn uống ra trường có lợi thế cạnh tranh cao với kiến thức chuyên ngành vững và giao tiếp tiếng Anh lưu loát.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức

      Hiểu biết về các quy trình chế biến nguyên liệu chất lượng cao, phối hợp hợp lý nguyên liệu và gia vị, sáng tạo trong chế biến và trình bày.

      Kỹ năng

      • Tổ chức các loại tiệc như tiệc trà, ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, tiệc tự chọn...
      • Tổ chức quản lý quầy bar, ứng dụng các kiến thức về rượu và thức uống trong việc tư vấn thực khách.
      • Xây dựng kế hoạch và quy trình hoạt động trong việc thiết kế và vận hành nhà hàng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể hoàn toàn tự tin làm việc tại các chuỗi nhà hàng nổi tiếng hoặc các tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới tại Việt Nam và khu vực với các vị trí: Chuyên viên rượu vang, các món bánh Âu – Á – Việt; Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực, tổ chức và điều hành các cơ sở dịch vụ ăn uống; Quản trị dịch vụ ẩm thực, Quản trị quầy bar, Quản trị nhân sự…

      Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh

      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      3 năm
      Công nghệ kỹ thuật nhiệt
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra sinh viên:

      Kiến thức nghề nghiệp:

      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Hiểu và phân tích được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Phân tích được các hư hỏng về điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí
      • Phân tích được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh
      • Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề
      • Am hiểu các dụng cụ, máy móc chính được sử dụng trong nghề
      • Tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện - lạnh của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ

      Kỹ năng nghề nghiệp:

      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
      • Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào
      • Sửa chữa được các hư hỏng về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh
      • Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh
      • Sử dụng được các dụng cụ, máy móc chính trong nghề
      • Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn của mình
      • Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc
      • Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện - Lạnh; định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm
      • Tự học tập có phương pháp: tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có

      Cơ hội việc làm:

      Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; ngoài làm việc độc lập còn có khả năng lãnh đạo nhóm; có thể làm giáo viên lý thuyết và thực hành ở các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề; làm giáo viên thực hành ở các trường cao đẳng nghề sau khi được bổ sung các kiến thức và kỹ năng về sư phạm dạy nghề.

      Kỹ thuật chế biến món ăn

      Kỹ thuật chế biến món ăn
      3 năm
      Kỹ thuật chế biến món ăn
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra

      Kiến thức:

      • Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm...); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;
      • Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện...;
      • Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch...;
      • Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ

      Kỹ năng:

      • Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác
      • Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao
      • Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp

      Chính trị, đạo đức:

      • Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật
      • Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử
      • Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc

      Thể chất, quốc phòng:

      • Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ
      • Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
      • Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.

      Cơ hội việc làm

      Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...) quản lý chế biến... trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.

      Quản trị mạng máy tính

      Quản trị mạng máy tính
      3 năm
      Quản trị mạng máy tính
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Các kiến thức về tư duy lý luận logic, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng mềm bao gồm trình bày, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, đọc, viết.
      • Kiến thức cơ sở về truyền số liệu, mạng máy tính, mã hóa, quản trị mạng.
      • Kiến thức chuyên ngành về lập trình, quản trị hệ thống server Linux/ Windows, công nghệ Cisco, Juniper, VMware, ảo hóa hệ thống, giám sát hệ thống, an toàn thông tin.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm các công việc sau: Chuyên viên thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng cho các Công ty, Khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet; Chuyên viên lập trình phần mềm; Chuyên viên quản trị hệ thống; Chuyên viên thẩm định an toàn ứng dụng website và hệ thống mạng…

      Kế toán doanh nghiệp

      Kế toán doanh nghiệp
      3 năm
      Kế toán doanh nghiệp
      3 năm

      Thời gian đào tạo: 3 năm

      Đối tượng tuyển sinh:

      • Tốt nghiệp PTTH và tương đương
      • Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.

      Mục tiêu đào tạo:

      Đào tạo cử nhân ngành Kế toán có phẩm chất chính trị đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội quản trị kinh doanh tài chính và kế toán; có năng lực nghiên cứu tổ chức và giải quyết vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kế toán. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đơn vị hành chính sự nghiệp các công ty kiểm toán ngân hàng hoặc các đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế.

      Chuẩn đầu ra sinh viên:

      Kiến thức:

      Sinh viên được trang bị các kiến thức về chuẩn mực kế toán chế độ tài chính – kế toán do nhà nước ban hành kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn như kế toán tài chính kế toán quản trị phân tích báo cáo tài chính kiểm toán đảm bảo sinh viên có khả năng xử lý độc lập các nghiệp vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trường.

      Kỹ năng:

      • Có khả năng thực hiện tất cả các phần hành kế toán tài chính: kế toán vật tư kế toán công nợ kế toán ngân hàng kế toán tiền lương kế toán tài sản cố định kế toán giá thành kế toán tổng hợp.
      • Có khả năng sử dụng các phần mềm kế toán để xử lý các công việc kế toán.
      • Có khả năng thực hiện các công việc kiểm toán ở các công ty kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ kiểm toán nhà nước.
      • Có khả năng phân tích tình hình tài chính phục vụ cho các quyết định tài chính.
      • Có khả năng dự toán phân tích đánh giá và ra các quyết định kinh doanh.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      • Nhân viên kế toán ở tất cả các khâu trong phòng kế toán ở các doanh nghiệp các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
      • Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
      • Có khả năng đảm nhận kế toán trưởng hoặc chuyển đổi làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác.
      • Nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ.
      • Nhân viên tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
      • Nhân viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Lịch sử hình thành và phát triển

      Trường Trung học kỹ thuật Quy Nhơn được thành lập từ 8/1962. Do Mỹ xây dựng tại TP. Quy Nhơn trước ngày Miền nam hoàn toàn giải phóng.

      Tháng 11/1976, Trường CNKT Cơ điện Nghĩa Bình được thành lập trên cơ sở Trường THKT Quy Nhơn theo Quyết định số: 827 /TC-UB ngày 2 tháng 11 năm 1976 của UBND tỉnh Nghĩa Bình.

      Sau khi tách tỉnh Trường được đổi tên thành Trường CNKT Cơ điện Quy Nhơn. Tháng 4/1999 Trường CNKT Cơ điện Quy Nhơn được đổi tên thành trường CNKT Quy Nhơn, theo Quyết định số: 54/1999/QĐ-UB ngày 29/04/1999 của UBND tỉnh Bình Định.

      Tháng 01/2007, Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn được thành lập trên cơ sở nâng cấp trường CNKT Quy Nhơn theo Quyết định số:191/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

      Tháng 04/2017, Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn được đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn theo quyết định số: 604/QĐ-LĐTBXH ngày 26/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

      Giới thiệu trường Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Quy Nhơn

      Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất

      - Số phòng, khoa: gồm 4 phòng chức năng và 7 khoa chuyên môn; 1 tổ bảo vệ; tổng số CB, giáo viên, CNV: 151 người, trong đó: 42 thạc sĩ và cao học, 84 đại học, 04 cao đẳng, 21 các trình độ khác; Đảng bộ Trường thuộc Đảng ủy Dân chính Đảng; Đoàn TN trường thuộc Tỉnh đoàn Bình Định; Công đoàn trường thuộc Công đoàn viên chức tỉnh Bình Định.

      - Trường nằm tại trung tâm thành phố, với diện tích trên 4 ha, có khuôn viên xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và các điều kiện khác cho học tập của học sinh, sinh viên.

      - Số phòng học lý thuyết 36; Số phòng học lý thuyết có diện tích đạt chuẩn (>50m2/phòng): 30 phòng; Diện tích xưởng thực hành: 6.827m2- Trung bình 2,6m2/1 học sinh; 03 phòng thí nghiệm, 06 phòng máy vi tính...

      Sứ mệnh

      Thực hiện thành công mô hình trường cao đẳng công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn để Trường trở thành một Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đa ngành, được tổ chức và quản lý hiệu quả cao với năng lực tài chính vững mạnh, đảm bảo điều kiện thực hiện tốt các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo tiền đề cho mô hình trường nghề chất lượng cao (Theo Đề án phát triển các trường nghề chất lượng cao đến năm 2020 tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014).

      Mục tiêu

      - Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đa dạng hóa các chương trình đào tạo, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Bình Định, Quốc gia, Khu vực ASEAN và thế giới
      - Đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục nghề nghiệp và đạt các tiêu chí của trường nghề chất lượng cao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm cho người học được đào tạo kiến thức, kỹ năng, thái độ và các hoạt động chuyên môn khác; tạo cơ hội cho mọi người học nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề.
      - Đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên trong nhà trường theo quy định của Pháp luật.

      Lễ tốt nghiệp tại Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Quy Nhơn

      Tầm nhìn

      - Đến hết năm 2019, thực hiện thành công Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động (tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất) theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
      - Năm 2020 cơ bản trở thành Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao cấp độ quốc gia, có nhiều nghề đào tạo trọng điểm đạt chất lượng khu vực ASEAN và quốc tế.
      - Giai đoạn 2021-2025 có đủ năng lực đào tạo kỹ thuật viên công nghệ trình độ Cao đẳng nâng cao đạt chuẩn khu vực ASEAN, quốc tế và Kỹ sư Thực hành có chất lượng cao của Khu vực ASEAN trong các lĩnh vực công nghệ cao, đáp ứng tốt hơn nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phát triển và đổi mới công nghệ thích ứng với cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.

      Thành tích của Trường

      - Năm 1986: Huân chương Lao động hạng III

      - Năm 1991: Huân chương Lao động hạng II

      - Năm 2001: Huân chương Lao động hạng I; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

      - Năm 2002: Bằng khen của Bộ LĐ – TB&XH

      - Năm 2008: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

      Năm 2002, 2003, 2004, 2005: liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp tỉnh và được UBND tỉnh tặng bằng khen.

      Năm 2006, 2007, 2008: được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc khối dạy nghề.

      Phạm Quốc Trình (Tổng hợp)

      Nguồn: Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Quy Nhơn

      Địa điểm