Chương trình đào tạo
14 ngành
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra sinh viên:
Kiến thức nghề nghiệp:
- Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Hiểu và phân tích được quy trình: lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Hiểu và phân tích được quy trình: bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Phân tích được các hư hỏng về điện, lạnh trong các hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí
- Phân tích được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong các hệ thống lạnh
- Đọc, hiểu, cập nhật, ứng dụng được các tài liệu kỹ thuật liên quan đến nghề
- Am hiểu các dụng cụ, máy móc chính được sử dụng trong nghề
- Tính toán phụ tải lạnh, chọn, thiết kế lắp đặt sơ bộ được hệ thống điện - lạnh của máy lạnh, điều hòa không khí có năng suất lạnh nhỏ
Kỹ năng nghề nghiệp:
- Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống máy lạnh công nghiệp, thương nghiệp, dân dụng an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Thực hiện được quy trình lắp đặt, vận hành các hệ thống điều hòa không khí trung tâm, cục bộ an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Thực hiện được quy trình bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống lạnh an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất
- Kiểm tra được chất lượng hệ thống thiết bị, thiết bị, nguyên vật liệu chuyên ngành đầu vào
- Sửa chữa được các hư hỏng về điện, lạnh trong các các hệ thống lạnh
- Sửa chữa được các hư hỏng thông thường về điều khiển điện tử trong hệ thống lạnh
- Sử dụng được các dụng cụ, máy móc chính trong nghề
- Tổ chức, quản lý sản xuất và bồi dưỡng thợ bậc dưới theo chuyên môn của mình
- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc
- Giao tiếp tốt, phân tích được tình hình thị trường các sản phẩm Điện - Lạnh; định hướng được hoạt động của bản thân và tổ, nhóm
- Tự học tập có phương pháp: tra cứu, đọc, nghiên cứu và rút ra kiến thức cần có
Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị; các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí; ngoài làm việc độc lập còn có khả năng lãnh đạo nhóm; có thể làm giáo viên lý thuyết và thực hành ở các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề; làm giáo viên thực hành ở các trường cao đẳng nghề sau khi được bổ sung các kiến thức và kỹ năng về sư phạm dạy nghề.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra:
- Kiến thức: có kiến thức căn bản về thiết kế vận hành các công trình trong nuôi thủy sản, hiểu biết về chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản, có nhận thức về dinh dưỡng thức ăn nuôi thủy sản. Hiểu biết về bệnh xảy ra trên tôm cá nuôi, cách thức phòng ngừa bệnh.Nhận thức về an toàn lao động khi làm việc nuôi thủy sản, có kiến thức căn bản về sản xuất giống cá và nuôi lồng trên biển, sản xuất giống tôm biển, vận chuyển động vật thủy sản, nuôi cua biển, quy trình nuôi, có kiến thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi và bảo quản tiêu thụ được thủy sản nuôi.
- Kỹ năng: Ứng dụng quy trình sản xuất và nuôi được cá lồng trên biển, sản xuất được giống tôm biển chất lượng, thành thạo trong nuôi tôm cá nước lợ mặn. Vận chuyển được động vật thủy sản nuôi, bảo quản và tiêu thụ được thủy sản nuôi, có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: lập kế hoạch, quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản, quản lý được thức ăn, chất lượng nước, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Đánh giá được hiệu quả sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào các vị trí như kỹ thuật viên sản xuất giống, nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ; nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Các kiến thức về tư duy lý luận logic, ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu và các kỹ năng mềm bao gồm trình bày, làm việc nhóm, lãnh đạo, quản lý thời gian, đọc, viết.
- Kiến thức cơ sở về truyền số liệu, mạng máy tính, mã hóa, quản trị mạng.
- Kiến thức chuyên ngành về lập trình, quản trị hệ thống server Linux/ Windows, công nghệ Cisco, Juniper, VMware, ảo hóa hệ thống, giám sát hệ thống, an toàn thông tin.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm các công việc sau: Chuyên viên thiết kế, triển khai, vận hành và bảo trì hệ thống mạng cho các Công ty, Khu công nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet; Chuyên viên lập trình phần mềm; Chuyên viên quản trị hệ thống; Chuyên viên thẩm định an toàn ứng dụng website và hệ thống mạng…
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân ngành Kế toán có phẩm chất chính trị đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội quản trị kinh doanh tài chính và kế toán; có năng lực nghiên cứu tổ chức và giải quyết vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực kế toán. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đơn vị hành chính sự nghiệp các công ty kiểm toán ngân hàng hoặc các đơn vị khác thuộc mọi thành phần kinh tế.
Chuẩn đầu ra sinh viên:
Kiến thức:
Sinh viên được trang bị các kiến thức về chuẩn mực kế toán chế độ tài chính – kế toán do nhà nước ban hành kiến thức về các nghiệp vụ chuyên môn như kế toán tài chính kế toán quản trị phân tích báo cáo tài chính kiểm toán đảm bảo sinh viên có khả năng xử lý độc lập các nghiệp vụ chuyên môn sau khi tốt nghiệp ra trường.
Kỹ năng:
- Có khả năng thực hiện tất cả các phần hành kế toán tài chính: kế toán vật tư kế toán công nợ kế toán ngân hàng kế toán tiền lương kế toán tài sản cố định kế toán giá thành kế toán tổng hợp.
- Có khả năng sử dụng các phần mềm kế toán để xử lý các công việc kế toán.
- Có khả năng thực hiện các công việc kiểm toán ở các công ty kiểm toán độc lập hoặc kiểm toán nội bộ kiểm toán nhà nước.
- Có khả năng phân tích tình hình tài chính phục vụ cho các quyết định tài chính.
- Có khả năng dự toán phân tích đánh giá và ra các quyết định kinh doanh.
Cơ hội nghề nghiệp:
- Nhân viên kế toán ở tất cả các khâu trong phòng kế toán ở các doanh nghiệp các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Kế toán tổng hợp ở các doanh nghiệp các đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức khác.
- Có khả năng đảm nhận kế toán trưởng hoặc chuyển đổi làm các công việc khác trong doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán độc lập kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán nội bộ.
- Nhân viên tài chính trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
- Nhân viên kế toán quản trị trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
- Có khả năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Điện – Điện tử, dẫn dắt nhóm làm việc liên ngành để thiết kế và cài đặt các thành phần, các hệ thống và các quá trình trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Có khả năng tiếp tục học tập ở các bậc học cao hơn, có khả năng tự học để thích ứng với sự thay đổi nhanh của môi trường kinh tế – kỹ thuật toàn cầu.
- Có thái độ làm việc trách nhiệm, chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp cho sự phát triển bến vững của xã hội.
- Làm việc hiệu quả và phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
- Áp dụng kiến thức toán, khoa học và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Hiểu rõ tác động của các lời giải kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội.
- Có kiến thức về những vấn đề đương đại, hiểu về kinh tế và hệ thống pháp luật Việt Nam.
Kỹ năng:
- Thiết kế và thực hiện các thực nghiệm, phân tích và giải thích các dữ liệu thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Thiết kế hệ thống, các thành phần của hệ thống, các quá trình, trong lĩnh vực Điện – Điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế và thoả các yêu cầu như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, đạo đức, an toàn sức khoẻ, phát triển bền vững.
- Khả năng làm việc theo nhóm để hoàn thành mục tiêu chung.
- Khả năng nhận dạng, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
- Khả năng giao tiếp hiệu quả, viết báo cáo và diễn đạt các ý tưởng bằng từ ngữ và hình ảnh. Sinh viên tốt nghiệp có trình độ tương đương TOEIC 500 để làm việc hiệu quả trong môi trường kinh tế toàn cầu.
- Áp dụng các phương pháp, các kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại đã học cho công việc trong lĩnh vực Điện – Điện tử.
Cơ hội nghề nghiệp:
Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc về thiết kế thiết bị điện và điện tử công suất, thiết kế bộ điều khiển máy điện, thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, thiết kế mạng điện, thiết kế trạm biến áp, thiết kế nhà máy điện, thiết kế và lập trình giải thuật điều khiển thiết bị và hệ thống điện, quản lý và vận hành lưới điện, thiết kế chiếu sáng, phân tích ổn định thiết bị và nguồn điện, bảo vệ relay và tự động hóa hệ thống điện, kỹ thuật cao áp, vật liệu cách điện, phân tích dữ liệu khoa học, phân tích hệ thống, điều khiển quá trình thời gian thực và lập trình giao tiếp người sử dụng.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên môn về tính toán thiết kế kết cấu, nền móng; quản lý và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra các định hướng công nghệ được trang bị cho sinh viên thông qua khối kiến thức về thực hành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về hình họa, vẽ kỹ thuật; có khả năng phân tích và triển khai bản vẽ kỹ thuật;
- Có kiến thức về trắc địa để đo đạc và có khả năng phân tích, xử lý số liệu, đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt trái đất;
- Có kiến thức cơ bản về cơ học bao gồm cơ học cơ sở, sức bền vật liệu và cơ học kết cấu; có khả năng ứng dụng các kiến thức này vào chuyên ngành xây dựng;
- Có kiến thức về lĩnh vực địa cơ như địa chất công trình, cơ học đất;
- Có kiến thức cơ bản về các loại vật liệu xây dựng; khả năng sử dụng phù hợp các loại vật liệu cho công trình xây dựng;
- Có kiến thức cơ bản về cấp thoát nước công trình và khả năng ứng dụng các kiến thức này vào thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực thiết kế, quản lý và tư vấn giám sát công trình xây dựng;
- Có khả năng thiết lập sơ đồ tính toán, mô hình kết cấu công trình; dựa trên các yêu cầu của khách hàng;
- Ước lượng mức độ đầu tư cho công trình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế và thi công công trình xây dựng;
- Đưa ra các giải pháp tối ưu.
Cơ hội nghề nghiệp
- Kiến trúc sư (tham khảo thêm phần giới thiệu Ngành Kiến trúc)
- Kỹ sư cơ học đất và địa kỹ thuật công trình
- Kỹ sư kết cấu công trình
- Kỹ sư vật liệu xây dựng
- Kỹ sư giao thông công trình
- Kỹ sư điện, nước và thiết bị kỹ thuật
- Kỹ sư âm thanh, chiếu sáng, vật lý kiến trúc và cây xanh cho công trình xây dựng
- Kỹ sư lắp máy và cơ khí xây dựng
- Người quản lý dự án xây dựng.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra:
Kiến thức:
- Phân tích được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
- Trình bày được tính chất cơ lý của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí và các phương pháp xử lý nhiệt
- Giải thích được hệ thống dung sai lắp ghép theo TCVN 2244 – 2245
- Phân tích được độ chính xác gia công và phương pháp đạt độ chính xác gia công
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, đọc, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo cần thiết của nghề
- Phân tích được nguyên tắc và trình tự thiết kế những bộ truyền động căn bản, thông dụng trong ngành cơ khí
- Trình bày được nguyên lý hoạt động, công dụng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha, phương pháp sử dụng một số loại khí cụ điện đơn giản dùng trong máy cắt kim loại
- Phân tích được công dụng, nguyên lý hoạt động của những hệ thống điều khiển tự động bằng điện, khí nén, thủy lực trong máy công cụ đang sử dụng
- Phân tích được quy trình công nghệ gia công cơ, hệ thống công nghệ
- Vận dụng được kiến thức cơ bản về quá trình cắt gọt kim loại để giải quyết một số nhiệm vụ công nghệ thực tiễn
- Trình bày được nguyên tắc, trình tự chuẩn bị phục vụ cho quá trình sản xuất
- Phân tích được quy trình vận hành, thao tác, bảo dưỡng, vệ sinh công nghiệp các máy gia công cắt gọt của ngành
- Trình bày được phương pháp gia công cắt gọt theo từng công nghệ, các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
- Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC)
- Giải thích được ý nghĩa, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động đối với công tác phòng chống tai nạn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ, sơ cứu thương nhằm tránh gây những tổn thất cho con người và cho sản xuất và các biện pháp nhằm giảm cường độ lao động, tăng năng suất
- Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập
- Có khả năng làm việc nhóm
Kỹ năng:
- Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công và bản vẽ lắp
- Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay
- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề
- Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ đạt yêu cầu kỹ thuật
- Sử dụng thành thạo các loại máy công cụ để gia công các loại chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
- Có khả năng vận hành, điều chỉnh máy gia công những công nghệ phức tạp đạt cấp chính xác từ cấp 8 đến cấp 10, độ nhám từ Rz20 đến Ra5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy
- Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công
- Thiết kế và chế tạo được chi tiết, thiết bị cơ khí đơn giản
- Chế tạo và mài được các dụng cụ cắt đơn giản
- Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
Cơ hội nghề nghiệp:
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trung cấp cắt gọt kim loại tại trường, người học có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Trực tiếp gia công trên các máy công cụ của nghề và máy tiện, phay CNC
- Cán bộ kỹ thuật trong phân xưởng, nhà máy, công ty có liên quan đến ngành cơ khí
- Tổ trưởng sản xuất
- Quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm cơ khí
- Có khả năng tự tạo việc là
- Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Về kiến thức
- Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
- Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).
- Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
Về kỹ năng
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
- Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có lập trường chính trị-tư tưởng vững vàng, có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Bảo vệ thực vật.
Người học có hệ thống kiến thức, kỹ năng phát hiện và năng lực nghiên cứu, quản lý, ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan của các tác nhân gây hại thực vật để bảo vệ tài nguyên mà trọng tâm là cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ gìn sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới bền vững của Việt Nam
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Vận dụng được kiến thức trong việc điều tra, phát hiện, dự tính dự báo và xây dựng qui trình phòng trừ các loài sinh vật hại trên các loại cây trồng phổ biến;
- Hổ trợ công việc nghiên cứu khoa học trong ngành nghề
- Biết tổ chức, chỉ đạo sản xuất các loại cây trồng trong hợp tác xã trang trại, và nông hộ
- Tổ chức kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả
Kỹ năng
- Thực hiện được được những kiến thức cơ sở và chuyên môn của nghề Bảo vệ thực vật, thực hiện thành thạo các công việc bảo vệ thực nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng và nông sản
- Thực hiện được toàn bộ các công đoạn trong việc xây dựng và thực hiện quy trình phòng trừ sâu bệnh
- Thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn cho các cán bộ có chuyên môn thấp hơn, hoặc nông dân
- Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực đảm bảo
- tuân thủ pháp luật, an toàn và vệ sinh môi trường.
Chính trị, đạo đức:
- Hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật và Luật Lao động, đường lối phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công
- Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, sống và làm việc theo Luật pháp
- Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc
Thể chất và quốc phòng:
- Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, rèn luyện thân thể bảo đảm sức khoẻ học tập và công tác khi ra trường, phù hợp với lao động nghề nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường
- Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng. Có kiến thức và kỹ năng về quân sự phổ thông để thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ Cao đẳng nghề Bảo vệ thực vật, người học có đủ năng lực chuyên môn để làm việc tại các cơ sở, cơ quan chuyên ngành Nông nghiệp, bảo vệ thực vật hoặc các hợp tác xã, trang trại, các Công ty vaứ các hộ gia đình. Tham gia phục vụ trong các cơ sở nghiên cứu và có thể tổ chức được một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở qui mô Xã và Huyện.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Công tác xã hội viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích cung cấp dịch vụ CTXH cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có nhu cầu cần trợ giúp, đặc biệt là đối tượng trẻ em để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội hoặc nâng cao cuộc sống.
Chuẩn đầu ra
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ
Năng lực chuyên môn
- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức cơ sở của Công tác xã hội
- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức tự chọn của chuyên ngành sâu để phục vụ hoạt động nghề nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực hiểu nghề nghiệp
- Năng lực tổ chức và thực hiện hoạt động nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Thực hiện các hoạt động công tác xã hội học đường khác như: hỗ trợ hoà nhập, hướng dẫn kỹ năng sống, truyền thông các vấn đề xã hội, kết nối các dịch vụ xã hội, nghiên cứu khoa học, biên soạn nội dung hoặc hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội, thực hiện đề án về công tác xã hội...
Thực hiện các hoạt động công tác xã hội khác như: hỗ trợ hoà nhập, hướng dẫn kỹ năng sống, truyền thông các vấn đề xã hội, kết nối các dịch vụ xã hội, nghiên cứu khoa học, biên soạn nội dung và hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội, thực hiện đề án về công tác xã hội...
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Kiến thức:
- Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
- Khả năng ứng dụng các kiến thức cơ sở toán học, cơ sở kỹ thuật trong việc mô hình hóa, tính toán mô phỏng trong quá trình triển khai thực hiện thiết kế ô tô và máy động lực.
Kỹ năng:
- Khả năng phân tích vấn đề, xác định các yêu cầu tính toán, logic thiết kế, phương pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
- Khả năng tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra và phân tích thiết kế cho các vấn đề, sản phẩm thuộc chuyên ngành liên quan.
- Khả năng làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết nhiều nhiệm vụ, vấn đề khác nhau.
- Khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết trong việc triển khai thực hiện thiết kế tính toán cho các vấn đề, sản phẩm liên quan đến ô tô.
- Khả năng ứng dụng các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế trong các lĩnh vực hiện đại thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
Cơ hội nghề nghiệp:
Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ:
- Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở.
- Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
- Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra
Kiến thức nghề nghiệp:
Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính
Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính
Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính
Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, kể cả các thiết bị ngoại vi
Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, sửa chữa, và bảo trì máy tính xách tay
Phân tích được hoạch định, lựa chọn, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp
Phân tích, đánh giá và đưa ra được giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống tính và thiết bị ngoại vi
Phân tích, đánh giá được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính
Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn
Kỹ năng nghề nghiệp:
Lắp đặt hệ thống máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi
Lắp ráp, cài đặt, cấu hình hệ điều hành và các ứng dụng phần mềm
Chẩn đoán, sửa chữa máy tính và các thành phần, thiết bị ngoại vi
Chẩn đoán và xử lý các sự cố phần mềm máy tính
Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp được phần mềm và phần cứng máy tính
Xây dựng, quản trị và bảo dưỡng mạng LAN
Khả năng tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kỹ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lý mạng cục bộ
Kèm cặp và hướng dẫn được các nhân viên ở trình độ nghề thấp hơn
Cơ hội việc làm
Làm việc tại các doanh nghiệp có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các toà nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty chuyên kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính
Làm việc tại các trường học ở vị trí phòng thực hành, xưởng thực tập, dạy học cho các đối tượng có bậc nghề thấp hơn
Có thể học tiếp tục ở bậc đại học
Tự mở doanh nghiệp
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra:
Kiến thức: có kiến thức căn bản về thiết kế vận hành các công trình trong nuôi thủy sản, hiểu biết về chất lượng nguồn nước nuôi thủy sản, có nhận thức về dinh dưỡng thức ăn nuôi thủy sản. Hiểu biết về bệnh xảy ra trên tôm cá nuôi, cách thức phòng ngừa bệnh.Nhận thức về an toàn lao động khi làm việc nuôi thủy sản, có kiến thức căn bản về sản xuất giống cá và nuôi lồng trên biển, sản xuất giống tôm biển, vận chuyển động vật thủy sản, nuôi cua biển, quy trình nuôi, có kiến thức về khai thác, bảo vệ nguồn lợi và bảo quản tiêu thụ được thủy sản nuôi.
Kỹ năng: Ứng dụng quy trình sản xuất và nuôi được cá lồng trên biển, sản xuất được giống tôm biển chất lượng, thành thạo trong nuôi tôm cá nước lợ mặn. Vận chuyển được động vật thủy sản nuôi, bảo quản và tiêu thụ được thủy sản nuôi, có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Năng lực tự chủ và trách nhiệm: lập kế hoạch, quản lý sản xuất nuôi trồng thủy sản, quản lý được thức ăn, chất lượng nước, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Đánh giá được hiệu quả sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tham gia vào các vị trí như kỹ thuật viên sản xuất giống, nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ; nhân viên bảo quản sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Chuẩn đầu ra:
-Kiến thức: Mô tả được phương pháp và thiết lập được quy trình chăn nuôi đàn gia súc gia cầm, trình bày được đặc điểm của các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh, bệnh sản khoa trên gia súc gia cầm và đề ra phương pháp phòng trị. Trình bày được nội dung của công tác vệ sinh thú y, mô tả được các đặc điểm các độc chất học thú y, trình bày về nội dung phối giống nhân tạo cho vật nuôi.
-Kỹ năng: Thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm, thỏ, cút, đánh giá và nhận xét được kết quả của quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có khả năng chẩn đoán, đánh giá, đề ra phương pháp phòng và điều trị bệnh truyền nhiễm, ký sinh bệnh sản khoa gặp trên vật nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi, thực hiện đúng kỹ thuật phối giống nhân tạo trong chăn nuôi. Đánh giá những tác động của các chất độc trong chăn nuôi, đề ra phương pháp phòng và trị ngộc độc trong chăn nuôi. Ứng dụng kiến thức vào thực tế sản xuất tại các cơ sở chăn nuôi.
-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: giải thích, đánh giá, phân tích được chiến lược, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn trong chăn nuôi công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và hiệu quả cho các nghiên cứu và tổ chức sản xuất. Tổ chức việc học tập hiệu quả và phát triển khả năng học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng cuộc sống.
Cơ hội nghề nghiệp:
Làm việc tại các trang trại chăn nuôi nông hộ, doanh nghiệp chăn nuôi tư nhân hoặc Nhà nước, trung tâm khuyến nông, trung tâm giống gia súc gia cầm, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ sở truyền giống gia súc và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương về chăn nuôi.
Đánh giá
0 đánh giá