Chương trình đào tạo
7 ngành
Thời gian đào tạo: 1,5 năm
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo các Kỹ thuât viên Sửa chữa và lắp ráp máy tính có trình độ Trung cấp. Học sinh được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực:
- Nắm vững kiến thức về điện và điện tử
- Chẩn đoán và sửa chữa các thiết bị máy tính hư hỏng
- Lắp ráp máy tính PC
- Thiết kế và thi công phòng thực hành máy tính nối mạng
Cơ hội nghề nghiệp
- Lắp ráp hoàn chỉnh 1 PC
- Thiết lập phòng thực hành máy tính trên các hệ điều hành Windows Xp, Windows server, Win7.0, Linux, Chẩn đoán và sửa chữa các thiết bị tin học
- Khắc phục các lỗi thường gặp của máy PC và laptop
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo các nhân viên quản lý có trình độ Trung cấp. Học sinh được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực như: quản lý nhân sự, quản lý chất lượng sản phẩm, quản trị marketing. Phân tích tài chính doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp bằng máy tính,..
Cơ hội nghề nghiệp
- Tổ chức quản lý một doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tổ chức quản lý một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệ
- Quản lý chất lượng sản phẩm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học dùng trong quản lý.
- Có kỹ năng giao tiếp.
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Thời gian đào tạo: 03 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;
- Trình bày được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;
- Hiểu được những kiến thức cơ bản, cần thiết về tin học, ngoại ngữ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán;
- Phân tích được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán;
- Biết cách xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Về kỹ năng
- Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
- Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
- Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
- Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
- Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội:
- Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;
- Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Thời gian đào tạo: 03 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lý;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp; Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
- Phân tích được phương pháp thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
Về kỹ năng
- Sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành
- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp
- Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp
- Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc
- Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm, sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao, giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế sản xuất, kinh doanh; có tác phong công nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm và kỷ luật lao động.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp nghề Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng nghề có thể làm việc tại:
- Các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm điện tử;
- Các dây chuyền sản xuất tự động;
- Các doanh nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm điện tử công nghiệp
- Bộ phận chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp thiết bị điện tử.
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Thời gian đào tạo: 03 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghề Điện công nghiệp
- Hiểu được cách đọc các bản vẽ thiết kế của nghề điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện); vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện
- Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.
Về kỹ năng
- Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật;
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên trở thành Kỹ thuật viên chuyên ngành Điện công nghiệp sẽ:
- Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây;
- Làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành;
- Làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện;
- Làm việc trong các công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp trong các thành phần kinh tế xã hội.
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Thời gian đào tạo: 03 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Mục tiêu đào tạo
Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành trong các công việc thuộc nghề Thiết kế đồ hoạ. Hoàn thành chương trình học, người học có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế đồ hoạ. Người học có khả năng làm việc độc lập, tự kiếm sống bằng nghề đã học hoặc có khả năng tổ chức hành nghề theo nhóm. Người học trở thành người có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có ý thức chức kỷ luật, có khả năng tự học hoặc tiếp tục học để nâng cao trình độ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Trang bị các kiến thức cơ bản về Công nghệ thông tin;
- Trang bị các kiến thức về kỹ thuật đồ hoạ trên máy tính;
- Trang bị các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp;
- Bồi dưỡng các kiến thức về thẩm mỹ học;
- Bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về kỹ năng sáng tác các tác phẩm đồ hoạ.
Về kỹ năng
- Có thể kết nối, điều khiển máy tính và các thiết bị ngoại vi;
- Có thể nhận làm dịch vụ các công việc liên quan đến thiết kế đồ hoạ như tạo các bản vẽ kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản sách báo, tạo các tranh ảnh quảng cáo, các dịch vụ liên quan đến video số, chụp ảnh số;
- Có thể làm dịch vụ trong các công việc liên quan đến thiết kế các trang Web;
- Có thể tạo ra các bản vẽ liên quan đến mỹ thuật công nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm việc trong các ngành liên quan đến vẽ kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí;
- Làm việc trong các ngành liên quan vẽ mỹ thuật như Quảng cáo, thiết kế thời trang;
- Làm việc trong các công ty, cơ quan, tổ chức xuất bản sách báo, tạp chí;
- Thiết kế trang Web, Websites;
- Có thể làm việc ở các cơ quan, công ty liên quan đến việc sử dụng, khai thác công nghệ đa phương tiện.
Nguồn: Trường Cao đẳng Nghề Thủ Đức
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức tiền thân là Trung tâm Dạy nghề Huyện Thủ Đức được thành lập năm 1985, là một trong những đơn vị dạy nghề của thành phố được thành lập sớm nhất, có chức năng đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, thị trường lao động, đồng thời góp phần cung ứng nguồn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn Quận và các khu công nghiệp trên địa bàn lân cận thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương….
Qua mười hai năm hoạt động, với những hiệu quả nhất định mang lại rất thiết thực và cụ thể, ngày 01/04/1997 Huyện Thủ Đức được Chính phủ cho phép chia tách thành ba Quận: Thủ Đức, Quận 9, Quận 2. Do vậy Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Dạy nghề Quận Thủ Đức vào năm 1997 theo Quyết định số 749/QĐ-UB ngày 16/12/1997 của UBND Quận Thủ Đức.
Bộ máy tổ chức quản lý điều hành, công tác nhân sự phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với mục tiêu của trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thời gian thay đổi nhanh (trước ngày 01/6/2007 hoạt động chưa được điều chỉnh theo luật dạy nghề , nhưng sau ngày 01/6/2007 trường phải hoạt động tuân thủ nghiêm chỉnh Luật dạy nghề) việc thực hiện và áp dụng luật gặp nhiều trở ngại do thiếu và chậm của các văn bản hướng dẫn dưới luật. Nhưng với sự nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Ngày 09/8/2007, UBND Thành phố đã ban hành quyết định thành lập Trường Trung cấp nghề Thủ Đức trực thuộc UBND Quận Thủ Đức (Quyết định số 3603/QĐ-UB ngày 09/8/2007 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh). Ngày 26/6/2015, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội ban hành quyết định số 885/QĐ-LĐTNXH về việc thành lập trường Cao đẳng nghề Thủ Đức.
Đến năm 2017, trường được đổi tên thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức theo Quyết định số 1150/QĐ-LĐTBXH ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc đổi tên trường Cao đẳng nghề Thủ Đức thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức
Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường trong Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018Giới thiệu trường (Nguồn: Youtube)
Cơ sở vật chất
Cơ sở đào tạo 1: 5.185,94 m2. Trường thực hiện dự án Đầu tư xây dựng mở rộng và nâng cấp trường, tổng mức đầu tư là 33.354.983.000 đ (Quyết định số 4002/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 06/08/2012 về phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình). Năm 2013 trường xây dựng thêm xưởng thực hành gò hàn với diện tích là 130 m2, giá trị xây dựng là 155.802.000 đ.
Tháng 02/2015, Trường đã lập dự án đang trình Sở Kế hoạch Đầu tư và sở Lao động - Thương binh & Xã hội Thành phố xem xét và tham mưu Ủy ban nhân dân TPHCM phê duyệt trong năm 2015 để đầu tư thêm cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề trong thời gian từ năm 2016 - 2020 với diện tích sàn xây dựng dự kiến tăng thêm là 2.055m2.
Cơ sở đào tạo 2: Với diện tích đất 10.396m2, hiện trường đang lập Dự án đầu tư trong giai đoạn 2016-2018 với diện tích sàn xây dựng là 3.600m2, bao gồm các khu chức năng sau:
- Khu hành chính: 700m2.
- Khu phòng học lý thuyết: 1.000m2.
- Khu xưởng thực hành : 1.600m2.
- Thư viện : 300m2
Học lý thuyết tại khu phòng học, diện tích 2.205m2 với 24 phòng, diện tích bình quân mỗi phòng từ 90.7 m2. Học thực hành tại Khu xưởng thực hành, có 35 phòng diện tích 6,452,50m2 đáp ứng qui mô đào tạo theo từng ngành nghề
Cơ sở vật chất Thiết bị dạy nghềNguồn: Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức