Trường Cao đẳng Phát Thanh - Truyền Hình II | Edu2Review
💡 Ưu đãi cho bé mừng năm học mới: Giảm đến 40% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi cho bé mừng năm học mới: Giảm đến 40% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Cao đẳng Phát Thanh - Truyền Hình II

      8.5
      Tốt
      2 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      7 ngành

      Công nghệ phát thanh - truyền hình

      Công nghệ truyền thông
      2 năm
      Công nghệ truyền thông
      2 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành kỹ sư thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông nói chung và công nghệ phát thanh truyền hình nói riêng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, có trình độ tin học cơ bản, anh văn cơ bản, anh văn chuyên ngành Công nghệ phát thanh truyền hình và một số kiến thức về khoa học xã hội như pháp luật đại cương, vai trò của hệ thống phát thanh truyền hình và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.
      • Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về kỹ thuật điện tử như linh kiện điện tử, điện tử tương tự, điện tử số, kỹ thuật thông tin điện tử,...
      • Hiểu và trình bày được nguyên lý cấu tạo các thiết bị audio – video, thiết bị phát thanh truyền hình như máy ghi âm, máy ghi hình; máy tăng âm, bàn trộn âm; máy thu thanh, máy thu hình; máy phát thanh, máy phát hình,...
      • Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất chương trình phát thanh, quy trình sản xuất chương trình truyền hình và các công tác kỹ thuật trong quy trình sản xuất chương trình phát thanh, quy trình sản xuất chương trình truyền hình.

      Về kỹ năng

      • Khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống thiết bị phát thanh truyền hình trong công tác sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình.
      • Khai thác sử dụng các phần mềm biên tập âm thanh, biên tập hình ảnh động trong công tác sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình.
      • Khai thác, sử dụng và vận hành hệ thống thiết bị phát thanh truyền hình trong công tác truyền dẫn phát sóng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực điện tử viễn thông và phát thanh truyền hình, tại các cơ sở như:

      • Các đài phát thanh, truyền hình.
      • Các cơ quan truyền thông; công ty sản xuất, lắp ráp, kinh doanh thiết bị điện tử, âm thanh, ánh sáng,...
      • Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

      Báo chí phát thanh - truyền hình

      Báo chí
      2 tháng
      Báo chí
      2 tháng

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành Báo chí, có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành báo chí.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các kiến thức đại cương về chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ,…
      • Hiểu biết và có thể áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như lý luận báo chí truyền thông, lịch sử báo chí, pháp luật và đạo đức của nghề báo, tổ chức của cơ quan báo chí, ngôn ngữ báo chí,...
      • Hiểu biết và có thể áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động báo chí (phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập và xử lý thông tin, viết bài, biên tập,…).
      • Am hiểu quy trình công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
      • Được cung cấp các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng biên tập, sản xuất những thể loại phát thanh, truyền hình cơ bản, khai thác thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
      • Có khả năng xử lý tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi tác nghiệp báo chí phát thanh, truyền hình.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
      • Có vốn tiếng Anh giao tiếp và tin học văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành Báo chí, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, tại các cơ sở như:

      • Các đài phát thanh – truyền hình.
      • Các cơ quan báo chí,…
      • Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí – truyền thông.

      Truyền thông đa phương tiện

      Truyền thông đa phương tiện
      2 năm
      Truyền thông đa phương tiện
      2 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành truyền thông đa phương tiện, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành truyền thông đa phương tiện.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các kiến thức đại cương về chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, đặc biệt kiến thức về ngành nghề báo chí, phát thanh truyền hình.
      • Hiểu biết và có thể áp dụng các kiến thức cơ sở của ngành truyền thông về cơ sở lý luận, lịch sử, pháp luật, đạo đức, tổ chức,…
      • Hiểu biết và có thể áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động truyền thông.
      • Am hiểu quy trình sản xuất của các loại hình sản phẩm truyền thông.
      • Được cung cấp các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng biên tập, sản xuất những thể loại phát thanh, truyền hình cơ bản trong hoạt động truyền thông.
      • Khai thác và sử dụng các trang thiết bị, ứng dụng,… phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm truyền thông.
      • Có khả năng xử lý các tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường khi trong hoạt động truyền thông.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
      • Có vốn tiếng Anh giao tiếp và tin học văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực báo chí – truyền thông, tại các cơ sở như:

      • Các cơ quan báo chí, công ty, tập đoàn truyền thông,…
      • Các công ty, doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí – truyền thông.

      Quan hệ công chúng

      Quan hệ công chúng
      2 năm
      Quan hệ công chúng
      2 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành chuyên ngành Quan hệ công chúng có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành và của lĩnh vực báo chí, truyền thông.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các kiến thức đại cương về chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, đặc biệt kiến thức về ngành nghề báo chí, phát thanh truyền hình.
      • Hiểu biết và có thể áp dụng các kiến thức cơ sở ngành như lý luận báo chí truyền thông, lịch sử báo chí, pháp luật và đạo đức của nghề báo, tổ chức của cơ quan báo chí, ngôn ngữ báo chí,..
      • Nắm vững bản chất của Quan hệ công chúng và các nguyên tắc hoạt động của Quan hệ công chúng;
      • Có tri thức vững vàng về các phương tiện truyền thông đại chúng và biết cách tận dụng các phương tiện này trong quá trình quan hệ công chúng.
      • Hiểu biết và có thể áp dụng những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp và hoạt động báo chí, truyền thông.
      • Được cung cấp các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Có khả năng biên tập, sản xuất những thể loại phát thanh, truyền hình cơ bản, khai thác thiết bị sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ cho công tác PR.
      • Có khả năng tổ chức sự kiện truyền thông, viết tin bài, biên tập tin bài cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị truyền thông, xây dựng kế hoạch để nâng cao thương hiệu sản phẩm.
      • Có khả năng viết thông cáo báo chí, lập kế hoạch và tổ chức họp báo.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
      • Có vốn tiếng Anh giao tiếp và tin học văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành Quan hệ công chúng, sinh viên có cơ hội làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, tại các cơ sở như:

      • Các đài phát thanh – truyền hình.
      • Các cơ quan báo chí, công ty truyền thông,…
      • Các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực hoạt động báo chí – truyền thông.

      Tin học ứng dụng

      Tin học ứng dụng
      4 năm
      Tin học ứng dụng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành kỹ sư thực hành ngành Tin học ứng dụng, có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, có năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của tin học nói chung và tin học truyền thông đa phương tiện nói riêng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Nắm vững một cách có hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, có trình độ anh văn cơ bản, anh văn chuyên ngành Tin học truyền thông đa phương tiện. Bên cạnh đó sinh viên cũng cần nắm bắt một số kiến thức về khoa học xã hội như pháp luật đại cương, vai trò của hệ thống phát thanh truyền hình và nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

      Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất chương trình phát thanh, quy trình sản xuất chương trình truyền hình.

      Về kỹ năng

      • Khai thác sử dụng các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh trong công tác sản xuất chương trình phát thanh, chương trình truyền hình.
      • Nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin, các phần mềm thiết kế như: kỹ thuật lập trình, cơ sở dữ liệu, Photoshop, Illustrator, đồ họa 3D, thiết kế lập trình web,...
      • Khai thác, sử dụng và vận hành các thiết bị quay camera.
      • Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết vấn đề.
      • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành ngành Tin học ứng dụng, sinh viên có khả năng làm việc tại các đài phát thanh truyền hình, các công ty truyền thông, công ty phần mềm, các công ty lắp ráp và phân phối thiết bị tin học; quản trị mạng tại các công ty và xí nghiệp; giảng dạy tin học,...

      Thiết kế đồ hoạ

      Thiết kế đồ họa
      2 năm
      Thiết kế đồ họa
      2 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành thiết kế đồ họa, có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các kiến thức đại cương về chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, đặc biệt kiến thức về ngành nghề báo chí, phát thanh truyền hình.
      • Nắm vững những kiến thức cơ bản của ngành thiết kế đồ họa, được cung cấp các kiến thức chuyên môn của ngành, được trang bị các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật thiết kế đồ họa. Có năng lực độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong nghệ thuật thiết kế đồ họa ứng dụng trên các lĩnh vực như: truyền thông đa phương tiện, báo chí truyền thông, thiết kế nhân vật và hoạt hình, thiết kế các ứng dụng đồ họa tương tác, thiết kế phim quảng cáo,..
      • Hiểu biết và sử dụng hiệu quả các phần mềm đồ họa.
      • Có khả năng xử lý tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường trong hoạt động nghề nghiệp.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
      • Có vốn tiếng Anh giao tiếp và tin học văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành thiết kế đồ họa, sinh viên có thể đảm nhận công việc chuyên viên thiết kế đồ họa tại các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đồ họa ứng dụng như: báo chí, truyền hình, nhà xuất bản, triển lãm, công ty in ấn - quảng cáo, nhà máy, xí nghiệp sản xuất hàng hóa,...

      Quay phim

      Quay phim
      2 năm
      Quay phim
      2 năm

      Thời gian đào tạo: 2 năm

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo sinh viên trở thành cử nhân thực hành ngành quay phim, có trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu hoạt động trong lĩnh vực quay phim nói chung và phóng viên quay phim nói riêng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết các kiến thức đại cương về chính trị, pháp luật, lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ, đặc biệt kiến thức về ngành nghề báo chí, phát thanh truyền hình.
      • Nắm vững những kiến thức cơ bản của ngành quay phim, được cung cấp các kiến thức bổ trợ thông qua các môn học tự chọn để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp.

      Về kỹ năng

      • Nắm vững các kỹ năng về kỹ thuật và nghệ thuật quay phim. Có năng lực độc lập sáng tạo, tư duy khoa học, tạo hiệu quả trong nghệ thuật quay phim trên các lĩnh vực như: điện ảnh, truyền hình và văn hóa – xã hội.
      • Hiểu biết và sử dụng cơ bản các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh trong công tác hậu kỳ.
      • Có khả năng xử lý tình huống, giải quyết những vấn đề thông thường trong hoạt động nghề nghiệp.
      • Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.
      • Có vốn tiếng Anh giao tiếp và tin học văn phòng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp và được công nhận danh hiệu cử nhân thực hành ngành Quay phim, sinh viên có thể đảm nhận công việc quay phim trong các cơ quan báo chí, các công ty truyền thông như: các đài phát thanh – truyền hình, các báo điện tử có truyền hình hoặc video trực tuyến, các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực quay phim,...

      Đánh giá

      2 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Hài lòng về học phí
      8.0
      Giảng viên
      8.3
      Cơ sở vật chất
      8.0
      Môi trường HT
      8.3
      Quan tâm sinh viên
      7.7
      HĐ ngoại khoá
      8.7
      Thủ tục hành chính
      7.7
      Tiến bộ bản thân
      8.3
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.3
      Cơ hội việc làm
      8.3
      Hài lòng về học phí
      8.0
      Giảng viên
      8.3
      Cơ sở vật chất
      8.0
      Môi trường HT
      8.3
      Quan tâm sinh viên
      7.7
      HĐ ngoại khoá
      8.7
      Thủ tục hành chính
      7.7
      Tiến bộ bản thân
      8.3
      Sẵn sàng giới thiệu
      7.3
      Cơ hội việc làm
      8.3

      Chi tiết từ học viên

      đạt đạt
      đạt đạt
       

      Tcđpttt2

      Đã học khoá học: cao đẳng tại đây.

      Ưu điểm

      Với công việc hiện tại tôi đang làm thì những kiến thức được trang bị khi học ở Trường Trung học PTTH II rất bổ ích. Tôi thường nhận xét với bạn bè, đồng nghiệp và cả những cán bộ hưu trí từng làm việc trong lãnh vực phát thanh, truyền hình qua các thời kỳ rằng, cùng tấm bằng đại học nhưng các bạn đã từng học ở Trường Trung học hay Cao đẳng PTTH II sau đó học liên thông lên đại học sẽ có khả năng tiếp cận công việc làm báo PTTH tốt hơn các bạn học ở trường đại học khác ra

      Điểm cần cải thiện

      Chất lượng dịch vụ của trường còn kém. Xư lí hành chính còn phức tạp

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Mình được trải qua một quãng thời sinh viên rất tuyệt với môi trường học tập và sinh hoạt rất chuyên nghiệp đồng thời tích góp cho mình kiến thức để làm việc sau này. Mình thực sự cảm thấy trường là bước đệm vững chắc để mình vào đời.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Vo Huynh Yen Anh
      Vo Huynh Yen Anh
       

      La Moi Truong Dao Tao Chuyen Nghiep Doi Ngu Can

      Trải nghiệm và lời khuyên

      la moi truong dao tao chuyen nghiep, doi ngu can bo, giang vien truong than thien, co nhieu chuong trinh hoc thiet thuc.

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Giới thiệu về trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II

      Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II (website: vov.edu.vn) là nơi nuôi dưỡng cho những giấc mơ trở thành người phục vụ chuyên nghiệp trong ngành phát thanh và truyền hình ở Việt Nam.

      Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II có địa chỉ tại số 75 Trần Nhân Tôn, Q.5. TP HCM với nhiệm vụ chính là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển lớn mạnh của ngành Phát thanh và Truyền hình. Trường thành lập từ năm 1978, đến nay đã làm được rất nhiều nhiệm vụ khác nhau trong từng thời kì: tuyên truyền bảo vệ đất nước trong thời kì chiến tranh, hỗ trợ khôi phục đất nước sau chiến tranh và nhiệm vụ chính hiện nay chính là phục vụ nhu cầu của nhân dân.

      Giới thiệu tổng quan về CĐ Phát thanh Truyền hình II

      Logo của trường

      Logo của trường

      Sứ mệnh

      Là Trường Cao đẳng công lập thuộc Đài TNVN, thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành Phát thanh - Truyền hình và Truyền thông Việt Nam.

      Tầm nhìn

      Xây dựng Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II thành cơ sở đào tạo báo chí, truyền thông bậc Đại học – VOV University vào sau năm 2015 (Đã được đưa vào quy hoạch mạng lưới các Trường Đại học của Chính phủ) với các chuyên ngành đào tạo có tính đặc thù của ngành PTTH, truyền thông nước nhà.

      Đội ngũ nhân sự

      Trường có 42 giảng viên cơ hữu, trực tiếp giảng dạy, trong đó trên 80% giảng viên cơ hữu của trường có trình độ Cao học trở lên ở lĩnh vực chuyên môn.

      Cơ sở vật chất

      • Phòng học lý thuyết: Tổng diện tích sử dụng của trường là 2.444 m2, trong đó diện tích phòng học là 2.113 m2. Trường có hai khu giảng đường với 13 phòng học lý thuyết với tổng diện tích 1.447 m2 Các phòng học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất – bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, máy lạnh; có đủ máy chiếu, ti vi LCD, máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy.
      • Phòng thực hành: Tổng diện tích phòng học thực hành của trường là 586 m2. Trường có 3 phòng thu phát thanh quy mô tương đương phòng thu của một đài PT – TH cấp tỉnh, trong đó phòng thu hiện đại nhất do dự án SIDA (Thụy Điển) tài trợ. Trường cũng có một trường quay phục vụ cho các học phần chuyên ngành truyền hình với đầy đủ máy móc, thiết bị.
      • Thư viện: có diện tích rộng rãi, sách rất đa dạng và phong phú. Hầu hết các loại sách đều được nhà trường biên soạn, nên khá phù hợp với chương trình dạy học.

      Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển lớn mạnh của ngành Phát thanh và Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam đang triển khai cho xây dựng cơ sở mới ở khu đất thuộc Đài Phát sóng Phát thanh Quán Tre (Quận 12) có diện tích rộng khoảng hơn 3.2 ha với đầy đủ cơ sở hạ tầng, phù hợp với môi trường giáo dục và đào tạo hiện đại.

      Quá trình xây dựng cơ sở mới của trường

      Quá trình xây dựng cơ sở mới của trường

      Hoạt động sinh viên

      Sinh viên VOV ngoài việc được đào tạo chuyên môn về lí thuyết trên giảng đường, đặc biệt hơn họ còn có môi trường thực tập thường xuyên hơn những sinh viên trường khác. Các bạn ấy được trường tào điều kiện luyện tập trong môi trường đài phát thanh VOV. Ở đây các bạn sinh viên được trang bị mọi thiết bị cần thiết, được theo dõi bởi những người giàu kinh nghiệm và cái hay nhất chính là những công việc bạn ấy làm đi theo một chuẩn format thực tế của đài VOV.

      Bảng tin do sinh viên VOV thực hiên

      Nguồn: Cao đẳng Phát thanh Truyền hình II