Chương trình đào tạo
6 ngành
Chuẩn đầu ra
Kiến thức:
- Có hiểu biết, vận dụng được một số nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Mác – lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh KHXH nhân văn vào thực tiễn.
- Khai thác, vận dụng phù hợp những kiến thức cơ sở ngành như: tâm lý học đại cương, giáo dục học đại cương, giải phẫu sinh lý trẻ, phát triển thể chất, tâm lý – giáo dục trẻ mầm non theo chuyên ngành đào tạo.
- Phân tích, vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục mầm non: phát triển ngôn ngữ, giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe, vệ sinh chăm sóc trẻ, phòng bệnh và bảo đảm an toàn cho trẻ vào hoạt động nghề nghiệp.
- Phân tích được cấu trúc và nội dung của chương trình giáo dục trẻ mầm non ở các độ tuổi.
- Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non
- Đánh giá được về cách tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục ở các lứa tuổi trẻ MN khác nhau.
- Có kiến thức ngoại ngữ tương đương trình độ A
- Có kiến thức tin học tương đương trình độ A
Kỹ năng:
- Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ MN phù hợp với mục tiêu, nhu cầu, khả năng của trẻ và thực tế của địa phương.
- Áp dụng một số kỹ năng chuyên biệt của ngành mầm non: vệ sinh chăm sóc trẻ, hát, múa, đọc thơ, làm đồ chơi, đồ dùng dạy học.... vào công việc chuyên môn.
- Thiết kế, tổ chức môi trường giáo dục, các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp theo chủ đề và phát huy tính tích cực của trẻ một cách khoa học.
- Phân tích, đánh giá được hiệu quả công việc của bản thân, đồng nghiệp, điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ.
- Quan sát, phát hiện, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong nhóm lớp và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả.
- Biết cách giao tiếp và ứng xử sư phạm phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp.
- Có kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác với đồng nghiệp.
Thái độ:
- Có ý thức trách nhiệm của người công dân đối với Tổ quốc, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự trọng nghề nghiệp cao và tác phong nhanh nhẹn tháo vát, xử lý tốt các tình huống sư phạm.
- Có lòng yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy say mê với công việc vì sự phát triển của trẻ.
- Có ý thức rèn luyện bản thân hoàn thiện mình theo chuẩn của người giáo viên mầm non, mong muốn học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi ra trường
- Giáo viên tại các loại hình trường lớp mầm non khác nhau.
- Cán bộ quản lý ở trường mầm non, các phòng, Sở giáo dục.
- Chuyên viên các phòng, sở giáo dục đào tạo.
Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG
Chuẩn đầu ra
Kiến thức:
Kiến thức chung:
Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng – an ninh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Kiến thức chuyên ngành:
Hiểu biết và vận dụng được hệ thống kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo về giáo dục Tiểu học để dạy được tất cả các khối, lớp học ở bậc Tiểu học.
Hiểu biết về các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học các môn học ở trường Tiểu học.
Kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch dạy học theo chương trình môn học, lập hồ sơ giảng dạy và giáo dục.
- Thiết kế được bài giảng: Xác định mục tiêu, nội dung cơ bản của bài học, dự kiến các phương pháp và đồ dùng dạy học sẽ sử dụng, biết phân bố thời gian lên lớp và tổ chức hoạt động phù hợp với từng môn học và trình độ của học sinh.
- Tổ chức hợp lý các hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp đối với từng môn học.
- Giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lí, có hiệu quả và mang tính giáo dục.
- Làm được đồ dùng dạy học đơn giản, sử dụng các đồ dùng vào dạy học các môn học ở Tiểu học một cách hiệu quả.
- Có kỹ năng kiểm tra đánh giá kết quả dạy học các môn học ở trường Tiểu học.
- Thể hiện được khả năng giao tiếp sư phạm
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy các môn học ở trường Tiểu học; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG
Chuẩn đầu ra
Kiến thức:
Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội – nhân văn, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng an ninh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích và vận dụng được những kiến thức cơ bản về toán cao cấp, toán sơ cấp, toán ứng dụng vào các hoạt động nghề nghiệp.
Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá các hoạt động dạy - học ở THCS.
Thể hiện được khả năng giao tiếp Tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Áp dụng được công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành
Kỹ năng:
Chính xác hệ thống kiến thức cơ bản để đánh giá trong thực hành giải toán ở THCS.
Xây dựng kế hoạch dạy – học phù hợp với mục tiêu đào tạo ở THCS
Tổ chức và đánh giá được các hoạt động dạy - học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lý, có hiệu quả và mang tính giáo dục.
Sử dụng được các phương tiện và thiết bị dạy học.
Thái độ:
- Hình thành thói quen học suốt đời.
- Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong mẫu mực trong công việc.
- Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn;
- Có ý thức học tập nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu gắn việc dạy – học toán với thực tiễn xã hội.
Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
-
Giảng dạy bộ môn toán và các môn học có liên quan ở trường THCS.
- Có khả năng đảm nhiệm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục.
- Có khả năng làm việc ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, …
Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiến thức về khoa học xã hội, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng - an ninh. Thu thập tình hình thời sự, chính trị, đặc điểm văn hóa địa phương để vận dụng vào giảng dạy.
- Tổng hợp được hệ thống kiến thức cơ bản về: Cơ học, Nhiệt học, điện học, Quang học, Cơ lượng tử
- Vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành các thí nghiệm vật lý và lập kế hoạch, tổ chức dạy học bộ môn Vật lý ở trường THCS.
- Tin học và ngoại ngữ: trình độ A.
Kỹ năng
- Chính xác hệ thống kiến thức chuyên môn về vật lý để vận dụng vào thực tiễn.
- Lập kế hoạch dạy - học và tổ chức dạy học cho từng bài, chương trong chương trình dạy học Vật lý ở trường THCS và thực hành chính xác thí nghiệm Vật lý.
- Thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu để học tập suốt đời, năng lực làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ…
- Tổ chức các hoạt động giáo dục tham quan, ngoại khoá phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.
- Giải quyết các tình huống sư phạm hợp lí, hiệu quả mang tính giáo dục.
Thái độ
- Thể hiện ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của người công dân.
- Thể hiện lý tưởng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật, phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong mẫu mực, thái độ phục vụ với tinh thần trách nhiệm, cởi mở, cầu thị.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Giảng dạy môn Vật lý ở trường THCS; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,...
Trình độ đào tạo: CAO ĐẲNG
Chuẩn đầu ra
Kiến thức
- Hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiến thức về khoa học xã hội, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng - an ninh. Thu thập tình hình thời sự, chính trị, đặc điểm văn hóa địa phương để vận dụng vào giảng dạy.
- Tổng hợp được hệ thống kiến thức cơ bản về: Hình thái, phân loại, giải phẫu, sinh lí, sinh thái, di truyền.
- Vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành các thí nghiệm sinh học và lập kế hoạch, tổ chức dạy học bộ môn Sinh học ở trường THCS.
- Tin học trình độ A.
- Ngoại ngữ trình độ A.
Kỹ năng
- Chính xác hệ thống kiến thức về sinh học để vận dụng vào thực tiễn.
- Lập kế hoạch dạy - học và tổ chức dạy học cho từng bài, chương trong chương trình dạy học Sinh học ở trường THCS và thực hành chính xác thí nghiệm Sinh học.
- Thể hiện năng lực tự học, tự nghiên cứu để học tập suốt đời, năng lực làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ…
- Tổ chức các hoạt động giáo dục tham quan, ngoại khoá phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh và điều kiện thực tế của địa phương.
- Giải quyết các tình huống sư phạm hợp lí, hiệu quả mang tính giáo dục.
Thái độ
- Thể hiện ý thức chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của người công dân.
- Thể hiện lý tưởng nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật, phẩm chất đạo đức cách mạng, tác phong mẫu mực, thái độ phục vụ với tinh thần trách nhiệm, cởi mở, cầu thị.
- Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
-
Giảng dạy môn Sinh học ở trường THCS; làm công tác chuyên môn ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý giáo dục.
- Có khả năng đảm nhận nhiệm vụ của người công chức, tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội,...
Trình độ đào tạo : Cao đẳng
Chuẩn đầu ra
Về kiến thức :
- Có hiểu biết và vận dụng được những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn vào thực tiễn công tác.
- Vận dụng và phân tích được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, Việt ngữ học, văn học, nghiệp vụ ngữ văn theo chuyên ngành đào tạo.
- Phân tích, vận dụng được những kiến thức lý luận về PPDH bộ môn, hình thức tổ chức dạy và học; các nguyên tắc và kỹ thuật thực hiện PPDH, kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn , đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở THCS.
- Có hiểu biết về công tác tổ chức, quản lý trong ngành giáo dục, trong nhà trường hiện nay.
- Có trình độ A tiếng Anh (Trung)
- Có trình độ tin học tương đương trình độ A.
Về kỹ năng:
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh (Trung) để đọc, dịch tiếng Anh (Trung) trong học tập, công tác và nghiên cứu.
- Sử dụng tốt một số phần mềm phục vụ dạy học như: Powerpoint, Violet… biết cách khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho công tác dạy học và nghiên cúu.
- Vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù môn Ngữ văn, các phương pháp theo hướng tích cực hóa người học.
- Biết khai thác sử dụng, tự làm các PTDH đơn giản để hỗ trợ hoạt động dạy học.
- Biết lập kế hoạch, tổ chức dạy học môn Ngữ văn và các môn có liên quan được đào tạo ở trường THCS.
- Triển khai thực hiện được các hoạt động nghiên cứu giáo dục.
- Vận dụng hệ thống kiến thức cơ bản để chính xác hoá được kiến thức chuyên môn trong quá trình dạy học Ngữ văn.
- Vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý - giáo dục, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học vào hoạt động dạy học và giáo dục.
- Phân tích và đánh giá được đặc điểm tâm lý của học sinh để có thể giải quyết các tình huống sư phạm một cách hợp lý.
- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm.
Thái độ:
- Có thái độ yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
- Có ý thức học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, tìm tòi nghiên cứu để không ngừng tiến bộ.
- Tích cực rèn luyện năng lực nghề nghiệp, cập nhật thông tin về đổi mới phương pháp dạy học.
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, trau dồi những phẩm chất cần thiết của người giáo viên.
Vị trí, khả năng công tác
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn và các môn có liên quan (môn 2) ở các trường THCS và làm công tác chuyên môn, công tác quản lí ở các cơ sở giáo dục và các cơ quan khác.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Lịch sử hình thành của trường
Trường Trung học sư phạm Mẫu giáo (sau này là trường THSP Mầm non) ra đời năm 1969 do cô giáo Đỗ Bích Huệ làm hiệu trưởng, địa điểm đặt tại xã Thịnh Đán, huyện Đồng Hỷ, sau này chuyển đến số 236, đường Lương Ngọc Quyến (nay là địa điểm của trường THPT Chuyên Thái Nguyên).
Từ ngày thành lập trường đến năm 1990, hàng chục nghìn giáo sinh các hệ đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở đã lần lượt tốt nghiệp, ra trường và trở thành thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy tại các nhà trường trong mọi vùng, miền của tỉnh Bắc Thái và chi viện kịp thời cho các tỉnh miền núi lân cận. Có thể nói, từ ngày thành lập các trường đến 1990, cả 03 trường Trung học Sư phạm của tỉnh đã xây dựng cơ sở nền móng vững chắc và hoàn thành vẻ vang sứ mạng, mục tiêu đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở mà Đảng và nhân dân giao phó.
Năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Ngành Giáo dục và Đào tạo từng bước chuyển mình, vươn lên theo hướng tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục và kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.
Thực hiện mục tiêu đó, ngày 31 tháng 12 năm 1990, UBND tỉnh Bắc Thái ra quyết định số 159/CB về việc thành lập Trường Trung học Sư phạm Bắc Thái trên cơ sở sáp nhập, hợp nhất 03 trường THSP của Tỉnh (Trường THSP Mầm non, trường THSP10+2, Trường SP10+3 ). Địa điểm đặt tại trường Sư phạm 10+3. Giai đoạn này, thầy giáo Lục Văn Vận được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Đến đây, 03 cơ sở đào tạo giáo viên đặc thù được các thế hệ cán bộ quản lý, các thầy, cô giáo và nhân viên dày công vun đắp, xây dựng được hòa nhập làm một.
Các ngành đào tạo của trường
Thực hiện mục tiêu, sứ mạng đó, trong 10 năm qua, nhà trường đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với mục tiêu phát triển. hiện nay, Trường có 04 phòng, 04 khoa, 01 tổ bộ môn thuộc trường, 14 tổ bộ môn thuộc khoa. Nội dung, chương trình giáo dục đào tạo được mở rộng, phát triển theo hướng đa ngành, đa hệ; đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đến nay, nhà trường đã và đang đào tạo trên 20 mã ngành đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng, 05 mã ngành Trung cấp Sư phạm và 04 mã ngành Trung cấp và Cao đẳng ngoài Sư phạm.
Trường tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên
Các bạn sinh viên cùng nhau tham gia dọn dẹp sân trường
Sứ mạng của trường
Sứ mạng, mục tiêu nhà trường giai đoạn 2006 – 2010 được xác định:“Trường CĐSP Thái Nguyên là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực khác có chất lượng; là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học giáo dục, góp phần phát triển giáo dục và kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi lân cận”.
Thực hiện mục tiêu, sứ mạng đó, trong 10 năm qua, nhà trường đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý không ngừng được hoàn thiện, phù hợp với mục tiêu phát triển. hiện nay, Trường có 04 phòng, 04 khoa, 01 tổ bộ môn thuộc trường, 14 tổ bộ môn thuộc khoa. Nội dung, chương trình giáo dục đào tạo được mở rộng, phát triển theo hướng đa ngành, đa hệ; đào tạo đạt chuẩn và đáp ứng nhu cầu xã hội. Đến nay, nhà trường đã và đang đào tạo trên 20 mã ngành đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng, 05 mã ngành Trung cấp Sư phạm và 04 mã ngành Trung cấp và Cao đẳng ngoài Sư phạm.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục và đào tạo không ngừng được đầu tư xây dựng, từng bước chuẩn hóa và hiện đại hóa, phục vụ kịp thời, hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Giảng đường, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng, hội trường, thư viện, ký túc xá, nhà công vụ… được xây dựng trị giá trên 7 tỷ đồng; hệ thống sân bãi và các trang thiết bị phục vụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đầu tư, trang bị đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí của cán bộ, giảng viên và HSSV.
Đội ngũ giảng viên của trường
Đảng Ủy, Ban Giám hiệu luôn khẳng định, công tác phát triển, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo và sự phát triển bền vững của nhà trường. Sau 10 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay, biên chế nhà trường là 131 cán bộ, giảng viên và nhân viên (103 cán bộ, giảng viên và 28 cán bộ nhân viên). Trong đó, trình độ Ths, Ts: 55, giảng viên chính: 38, 03 giảng viên đang học tập tại trung tâm đào tạo tiền tiến sĩ theo đề án 322, 15 giảng viên đang theo học cao học trong và ngoài nước; đảng viên là 80 đồng chí.
Từ năm 2000 đến nay, nhà trường đã bồi dưỡng, đào tạo và cung cấp cho các trường đại học, các cơ quan Trung ương và địa phương 02 tiến sĩ, 09 thạc sĩ. Nhiều đồng chí nguyên là cán bộ, giảng viên và HSSV nhà trường nay là cán bộ chủ chốt các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương. Trình độ tin học, ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ không ngừng được nâng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu hội nhập.
Trong những năm qua, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp khoa đã được nghiệm thu và ứng dụng trong thực tiễn giáo dục và đào tạo. Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường tích cực, chủ động tham gia các Dự án đào tạo giáo viên THCS, Dự án Việt – Bỉ…
Thành tích đạt được
Khẳng định những cống hiến của nhà trường với sự nghiệp phát triển giáo dục và kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực trong 40 năm qua, Trường CĐSP Thái Nguyên vinh dự được Nhà nước phong tặng 03 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.
Tự hào với truyền thống 40 năm và 10 năm thành lập Trường CĐSP Thái Nguyên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV đã và đang nỗ lực phấn đấu về mọi mặt, xây dựng nhà trường vững mạnh toàn diện; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học và các mục tiêu xây dựng, phát triển nhà trường giai đoạn 2006 – 2010, xứng đáng là cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chất lượng cho tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận miền núi phía Bắc.
Trường và sinh viên đạt được nhiều thành tích
Từ năm 1998 đến nay, nhà trường đã đào tạo được hơn 3000 sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, hơn 10.000 giáo sinh tốt nghiệp các ngành ngoài Sư phạm, hàng nghìn giáo viên được bồi dưỡng, đào tạo chuẩn hóa trình độ Cao đẳng. Nguồn nhân lực do nhà trường giáo dục và đào tạo luôn đảm bảo chất lượng và số lượng; không những đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục tỉnh Thái Nguyên mà còn liên kết đào tạo hàng nghìn giáo viên cho các đơn vị, tổ chức ngoài tỉnh.
Nguồn: Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên