Chương trình đào tạo
6 ngành
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo cử nhân Quản lý Giáo dục có phẩm chất và năng lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục giáo dục, đồng thời có khả năng thực hiện công tác nghiên cứu, tư vấn về giáo dục ở các tổ chức khác, có thể được bồi dưỡng thêm để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về Khoa học quản lý giáo dục, giảng dạy các môn học chuyên ngành quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo. Sau tốt nghiệp, sinh viên có khả năng tiếp tục học ở bậc học cao hơn ở các trường đại học trong và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra:
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Năng lực chuyên môn
- Năng lực thực hiện công tác văn phòng ở các cơ sở giáo dục
- Năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các cơ sở giáo dục
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực vận dụng Tâm lý học trong quản lý giáo dục
- Năng lực tổ chức và quản lý hoạt động phát triển chương trình học
- Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
- Năng lực đánh giá
Cơ hội nghề nghiệp
Quản lý tại các cơ sở giáo dục giáo dục, đồng thời có khả năng thực hiện công tác nghiên cứu, tư vấn về giáo dục ở các tổ chức khác, có thể được bồi dưỡng thêm để làm công tác nghiên cứu và giảng dạy về Khoa học quản lý giáo dục, giảng dạy các môn học chuyên ngành quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên tốt nghiệp đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng nhiệm vụ của giáo viên tiểu học, có khả năng thích ứng với những đổi mới giáo dục ở tiểu học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; có khả năng nghiên cứu khoa học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng sự phát triển của giáo dục tiểu học trong những thập kỉ tới.
Chuẩn đầu ra
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
Năng lực chuyên môn
- Năng lực vận dụng kiến thức ngữ văn
- Năng lực vận dụng kiến thức toán học
- Năng lực vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên - xã hội
- Năng lực vận dụng kiến thức thuộc lĩnh vực nghệ thuật (mĩ thuật, âm nhạc)
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực hiểu người học
- Năng lực phát triển chương trình; nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động giáo dục và dạy học
- Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
- Năng lực đánh giá
Cơ hội nghề nghiệp:
Trở thành giáo viên dạy tiểu học ở các trường tiểu học công lập và tư thục
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo giáo viên dạy Toán bậc phổ thông trung học có trình độ cử nhân khoa học, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, đồng thời nắm vững các tri thức cơ bản của toán học hiện đại và phương pháp giảng dạy toán ở trường trung học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực để làm công tác giảng dạy toán học tại các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp. Mặt khác sinh viên còn được trang bị một số kiến thức chuyên ngành về toán để có học tiếp ở các bậc học cao hơn.
Chương trình trang bị những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, những kiến thức cơ bản của toán học hiện đại, toán học ứng dụng và các phương pháp dạy học môn toán.
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên. Nắm vững các kiến thức, kĩ năng toán học cần thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên toán và chuẩn bị cho việc học ở các bậc tiếp theo.
Có các năng lực sư phạm cần thiết như: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực định hướng sự phát triển của học sinh, năng lực phát triển cộng đồng để có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy, học ở trường phổ thông. Có kĩ năng làm việc theo nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Chuẩn đầu ra
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
Năng lực chuyên môn
- Năng lực tư duy toán học
- Năng lực hiểu và vận dụng kiến thức toán sơ cấp
- Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực hiểu người học
- Năng lực phát triển chương trình; nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động dạy học
- Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
- Năng lực đánh giá
Cơ hội nghề nghiệp
Trở thành giáo viên giảng dạy toán học tại các trường trung học phổ thông và trung học chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo Cử nhân Khoa học ngành Sư pham Tin học – có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức và kı̃ năng chuyên môn cần thiết của ngành học; nắm vững cơ sở lý luận và phương pháp dạy học môn Tin học đối với các cấp học, đối tượng ̣học khác nhau để đáp ứng đươc các yêu cầu giảng dạy Tin học trong thời đại mới.
Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề; có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên. Nắm vững các kiến thức, kĩ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên tin học và chuẩn bị cho việc học ở các bậc tiếp theo.
Chuẩn đầu ra
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề
Năng lực chuyên môn
- Năng lực cơ bản
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực hiểu người học
- Năng lực phát triển chương trình; nghiên cứu, thiết kế và thực hành hoạt động dạy học
- Năng lực hiểu môi trường giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục
- Năng lực đánh giá
Cơ hội nghề nghiệp
Trở thành giáo viên giảng dạy Tin học ở các tỉnh, thành phố phía Nam và cả nước.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Âm nhạc có năng lực chuyên môn, đào tạo cho các khoa sư phạm của các trường văn hóa – nghệ thuật và môn âm nhạc tại các trường phổ thông.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
Sinh viên cần nắm vững kiến thức chính của ngành qua các môn học chuyên ngành như Nhạc cụ Organ, Piano, Thanh nhạc, Chỉ huy hợp xướng, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Lịch sử âm nhạc thế giới, Múa, Kĩ thuật hát hợp xướng, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Nhập môn sáng tác, Phân tích tác phẩm, Hòa thanh, Ký xướng âm, Phối hợp xướng, Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp, Thanh nhạc nâng cao, Nhạc cụ nâng cao.Phương pháp dạy học và giáo dục âm nhạc ở các cấp học.
Sinh viên Sư phạm Âm nhạc cần nắm vững các kiến thức nghiệp vụ giáo dục qua các môn học như Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào tạo, Phương pháp nghiên cứu Khoa học giáo dục, Tâm lý học đại cương, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Phương pháp giảng dạy Âm nhạc, Thực hành sư phạm Âm nhạc.
Kỹ năng:
- Sinh viên nắm vững thực hành hát đơn và hát tập thể. Hát các tác phẩm dân ca và romance, các tác phẩm truyền thống, trường ca và Aria nhỏ. Đọc tấu và phối khí trên đàn.
- Thực hành tốt phương pháp dàn dựng chương trình tổng hợp, phương pháp dàn dựng hợp xướng.
- Biết lập kế hoạch giảng dạy theo tuần, tháng, năm.
- Biết tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị hiện đại trong dạy học.
- Khai thác thông tin từ mạng liên quan đến chuyên ngành âm nhạc.
- Sử dụng và cập nhật các phần mềm cơ bản hỗ trợ cho chuyên ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
- Đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Có khả năng giảng dạy ở các trường THCS, THPT.
- Phục vụ giảng dạy ở các trường Trung học văn hóa nghệ thuật.
- Phục vụ cho các trung tâm văn hóa quận, huyện, các đài truyền hình.
- Lý luận và phê bình âm nhạc cho các chương trình văn nghệ.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp PTTH và tương đương
- Tốt nghiệp THCS và tương đương, có bổ sung văn hóa THPT theo quyết định của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo ban hành.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Sƣ phạm tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức tốt về tiếng Anh và sử dụng thành thạo tiếng Anh, có khả năng thích ứng cao, có năng lực thực hành nghề nghiệp đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của nhà giáo, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ Anh, văn hóa, xã hội và văn học Anh – Mỹ;
- Có đủ kiến thức và kĩ năng dạy tốt tiếng Anh ở các bậc học phổ thông;
- Rèn luyện và phát triển các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Anh ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thuờng;
- Đạt chuẩn tiếng Anh theo quy định về chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và đào tạo; có khả năng sử dụng ở mức độ cơ bản ít nhất một ngoại ngữ phụ: Nga, Hoa, Đức, Pháp, Hàn, Nhật...;
- Có khả năng sử dụng máy tính và có kiến thức căn bản về tin học phục vụ cho chuyên ngành được đào tạo.
Kỹ năng:
- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau;
- Có năng lực sư phạm cao để đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá kết quả học môn Tiếng Anh ở bậc học phổ thông, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục;
- Có kĩ năng tự đổi mới, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;
- Nắm bắt và vận dụng các kĩ năng xây dựng kế hoạch giảng dạy tiếng Anh, tổ chức các hoạt động dạy – học và quản lý lớp học tiếng Anh cũng như các kiến thức về nghiên cứu ngôn ngữ, phương pháp dạy học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu;
- Có kĩ năng khai thác, xử lí thông tin và phản biện bằng tiếng Anh;
- Có kĩ năng biên – phiên dịch tiếng Anh, thuyết trình, viết báo cáo bằng tiếng Anh.
Cơ hội nghề nghiệp
Giáo viên giảng dạy chương trình tiếng Anh ở các bậc học phổ thông, hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, phiên dịch, các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội cần tiếng Anh.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu trường
Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, Phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc tiền thân là trường Trung cấp Sư phạm Vĩnh Phúc. Sau 29 năm sáp nhập tỉnh Vĩnh Phú, ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập.
Để cung cấp nguồn giáo viên cho ngành giáo dục của tỉnh nhà, trường Trung cấp Sư phạm Vĩnh Phúc được thành lập ngày 23/4/1997 theo Quyết định số 384/QĐ-UB của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Sau 1 năm hoạt động, trường được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 192/1998/QĐ-TTg ngày 29/9/1998 thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc.
Hình ảnh của trường
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, năm 2010, trường đổi tên thành Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc theo Quyết định số 4680/BGDĐT, ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, trường đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh và các Sở, Ban ngành liên quan trong tỉnh và địa phương nơi trường đóng. Công tác đào tạo của nhà trường dần đi vào ổn định.
Cơ sở chính
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ CBVC ngày càng trưởng thành, đủ phẩm chất và năng lực, vững vàng tự tin trong công việc. Đến nay, nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo cho nhu cầu đào tạo và phát triển.
Tổ chức bộ máy nhà trường cơ bản đã ổn định theo đúng quy chế hoạt động của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt: Ban giám hiệu, 08 phòng chức năng, 03 khoa chuyên môn, 03 tổ trực thuộc, 02 trung tâm, tính đến năm học 2015 – 2016 nhà trường có 187 (cán bộ giảng dạy 141, viên chức 46), trong đó có 4 tiến sĩ, 96 thạc sĩ, đang học NCS 10, và 20 đang học cao học.
Lễ nhà giáo 20/11 tại trường
Phạm Quốc Trình (tổng hợp)
Nguồn: Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc