Chương trình đào tạo
10 ngành
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình Xây dựng được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên môn về tính toán thiết kế kết cấu, nền móng; quản lý và tổ chức thi công các công trình dân dụng và công nghiệp. Ngoài ra các định hướng công nghệ được trang bị cho sinh viên thông qua khối kiến thức về thực hành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về hình họa, vẽ kỹ thuật; có khả năng phân tích và triển khai bản vẽ kỹ thuật;
- Có kiến thức về trắc địa để đo đạc và có khả năng phân tích, xử lý số liệu, đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt trái đất;
- Có kiến thức cơ bản về cơ học bao gồm cơ học cơ sở, sức bền vật liệu và cơ học kết cấu; có khả năng ứng dụng các kiến thức này vào chuyên ngành xây dựng;
- Có kiến thức về lĩnh vực địa cơ như địa chất công trình, cơ học đất;
- Có kiến thức cơ bản về các loại vật liệu xây dựng; khả năng sử dụng phù hợp các loại vật liệu cho công trình xây dựng;
- Có kiến thức cơ bản về cấp thoát nước công trình và khả năng ứng dụng các kiến thức này vào thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho các công trình xây dựng.
Kỹ năng:
- Áp dụng nguyên tắc cơ bản của toán học, khoa học và kỹ thuật để xác định, xây dựng và giải quyết vấn đề thực tế trong các lĩnh vực thiết kế, quản lý và tư vấn giám sát công trình xây dựng;
- Có khả năng thiết lập sơ đồ tính toán, mô hình kết cấu công trình; dựa trên các yêu cầu của khách hàng;
- Ước lượng mức độ đầu tư cho công trình;
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế và thi công công trình xây dựng;
- Đưa ra các giải pháp tối ưu.
Cơ hội nghề nghiệp
Thời gian đào tạo: 2- 2,5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Chuẩn đầu ra
- Kiến thức:
+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn...) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm...); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;
+ Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, giao tiếp trong kinh doanh, văn hóa ẩm thực, thương phẩm và an toàn thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện...;
+ Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch...;
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;
- Kỹ năng:
+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;
+ Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;
+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
- Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;
- Thể chất, quốc phòng:
+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;
+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng...) quản lý chế biến... trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo
Với mục đích lấy người học làm trung tâm, đảm bảo nâng cao năng lực SÁNG TẠO - CHUYÊN NGHIỆP cho người học, mục tiêu đào tạo hướng đến:
- Đảm bảo gắn chặt lý thuyết với thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn giúp người học có thể hành nghề được ngay sau khi tốt nghiệp.
- Sinh viên học ngành Kỹ thuật xây dựng được trang bị kiến thức cơ bản rộng, kiến thức chuyên môn cần thiết, có khả năng thiết kế, quản lý, lập các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công các loại công trình xây dựng nhằm phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, theo kịp tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật xây dựng có thể làm việc tại các đơn vị trong ngành Xây dựng, các cơ quan Quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng với các vị trí thiết kế, thi công, quản lý dự án, lập dự toán, hồ sơ đấu thầu các công trình DD và CN; làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu.
- Chương trình đào tạo có chất lượng: là một trong những cơ sở đào tạo lớn trong lĩnh vực xây dựng, trường ĐH Kiến trúc TP. HCM đảm bảo mang đến một chương trình đào tạo chất lượng.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cơ hội việc làm được mở rộng khi khả năng liên thông với các ngành khác là rất lớn. Kỹ sư tốt nghiệp ngành ngành Kỹ thuật xây dựng với kiến thức chuyên môn được đào tạo có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực khác trong ngành xây dựng.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Về kiến thức
- Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
- Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).
- Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
Về kỹ năng
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
- Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin (CNTT) có kiến thức cơ bản và nâng cao về lĩnh vực Công nghệ thông tin, có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, có khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ và môi trường công việc, đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT ngày càng cao trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
- Có kiến thức nền tốt ở các môn cơ bản và cơ sở ngành để có thể tự nghiên cứu, cập nhật công nghệ mới phục vụ công việc thực tế cũng như khả năng học tập nâng cao và chuyên sâu giai đoạn sau đại học.
- Có kiến thức chuyên ngành về triển khai hệ thống dựa trên các mô tả, thiết kế theo các hướng phổ biến hiện đại (hướng đối tượng, module hoá hệ thống). Có khả năng phân tích, đề xuất các giải pháp mang tính tối ưu cho hệ thống phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Có thể thiết lập, khai thác vận hành, bảo trì hệ thống cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, an toàn dữ liệu trong các cơ quan, công ty, xí nghiệp.
- Có kiến thức về đảm bảo chất lượng và xây dựng phần mềm theo qui trình.
- Có kiến thức về lập trình (lập trình ứng dụng, lập trình web…).
- Có kiến thức phân tích thiết kế và quản lý dự án.
Kỹ năng:
- Tham gia vào các công đoạn trong qui trình phát triển phần mềm:
- Đọc hiểu các tài liệu thiết kế.
- Tham gia vào giai đoạn lập trình với các ngôn ngữ hiện đại.
- Kiểm thử phần mềm.
- Triển khai phần mềm.
- Thiết kế hệ thông thông tin và quản trị hệ cơ sở dữ liệu.
- Thiết kế, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, nâng cấp, bảo mật hệ thống máy tính và mạng.
- Làm việc nhóm, giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt khéo léo.
- Trình bày trước đám đông, kỹ năng thuyết phục người khác.
Cơ hội nghề nghiệp:
- Lập trình viên, kiểm thử viên, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị mạng, nhân viên tin học, quản trị website ở các công ty đơn vị như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty truyền thông, bưu điện, trường học…
- Tư vấn viên, cung cấp giải pháp thiết kế bảo mật, xây dựng bảo mật, dịch vụ an toàn dữ liệu ở các công ty tư vấn giải pháp kỹ thuật cao trong CNTT.
- Tham gia vào các công đoạn của việc phát triển phần mềm ở các công ty phần mềm.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Công tác xã hội viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích cung cấp dịch vụ CTXH cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có nhu cầu cần trợ giúp, đặc biệt là đối tượng trẻ em để họ tự phục hồi chức năng hoạt động trong xã hội hoặc nâng cao cuộc sống.
Chuẩn đầu ra
Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực ngoại ngữ
Năng lực chuyên môn
- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức cơ sở của Công tác xã hội
- Hiểu và vận dụng được khối kiến thức tự chọn của chuyên ngành sâu để phục vụ hoạt động nghề nghiệp
- Nghiên cứu khoa học
Năng lực nghề nghiệp
- Năng lực hiểu nghề nghiệp
- Năng lực tổ chức và thực hiện hoạt động nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp:
Thực hiện các hoạt động công tác xã hội học đường khác như: hỗ trợ hoà nhập, hướng dẫn kỹ năng sống, truyền thông các vấn đề xã hội, kết nối các dịch vụ xã hội, nghiên cứu khoa học, biên soạn nội dung hoặc hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội, thực hiện đề án về công tác xã hội...
Thực hiện các hoạt động công tác xã hội khác như: hỗ trợ hoà nhập, hướng dẫn kỹ năng sống, truyền thông các vấn đề xã hội, kết nối các dịch vụ xã hội, nghiên cứu khoa học, biên soạn nội dung và hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội, thực hiện đề án về công tác xã hội...
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo:
– Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như có khả năng tự học nâng cao trình độ chuyên môn.
– Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, cụ thể: có khả năng nghiên cứu lý thuyết, tính toán và thiết kế về động cơ đốt trong, ô tô, các kiến thức về công nghệ ô tô, khai thác, bảo dưỡng, kiểm định, sửa chữa và tổ chức vận tải ô tô, cũng như các kiến thức về kinh tế, quản trị doanh nghiệp để có đủ khả năng tham gia công tác đáp ứng yêu cầu thực tế.
– Có đầy đủ các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để có thể làm việc trong môi trường hiện đại đa ngành và đa văn hóa.
– Có các kiến thức khoa học xã hội, kinh tế, chính trị và con người để có thể hội nhập làm việc, cống hiến cho sự phát triển bền vững cộng đồng và xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
– Khả năng áp dụng kiến thức toán học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
– Khả năng ứng dụng các kiến thức cơ sở toán học, cơ sở kỹ thuật trong việc mô hình hóa, tính toán mô phỏng trong quá trình triển khai thực hiện thiết kế ô tô và máy động lực.
Kỹ năng:
– Khả năng phân tích vấn đề, xác định các yêu cầu tính toán, logic thiết kế, phương pháp thiết kế phù hợp trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
– Khả năng tổ chức, triển khai thực hiện, kiểm tra và phân tích thiết kế cho các vấn đề, sản phẩm thuộc chuyên ngành liên quan.
– Khả năng làm việc nhóm hiệu quả để giải quyết nhiều nhiệm vụ, vấn đề khác nhau.
– Khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, môi trường và xã hội trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
– Khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng, và công cụ cần thiết trong việc triển khai thực hiện thiết kế tính toán cho các vấn đề, sản phẩm liên quan đến ô tô.
– Khả năng ứng dụng các phương pháp thiết kế mới, hiện đại trong thực tế trong các lĩnh vực hiện đại thuộc chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô.
Cơ hội nghề nghiệp:
Đáp ứng yêu cầu công tác tại tất cả các đơn vị liên quan đến lĩnh vực ôtô và giao thông vận tải đường bộ:
– Các Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, Cơ sở.
– Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
– Các Trường Đại học, Cao Đẳng, Dạy Nghề.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc TTGDTX
Mục tiêu đào tạo:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực hành nghề tương xứng với trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện trong lĩnh vực công nghiệp; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Về kiến thức
- Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
- Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.
- Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).
- Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.
- Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.
- Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.
- Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.
Về kỹ năng
- Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.
- Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.
- Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.
- Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.
- Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.
- Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.
- Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.
Về thái độ và đạo đức nghề nghiệp
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I là trường công lập trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được thành lập ngày 18/7/1968, tiền thân là Trường Công nhân Cơ giới I. Trong quá trình xây dựng và phát triển, ngày 28/7/1992 Trường được Bộ Giao thông vận tải cho đổi tên là Trường Kỹ thuật và Nghiệp vụ GTVT I, ngày 12/11/2004 Trường được nâng cấp thành Trường TH GTVT Trung ương 1, ngày 31/12/2007 Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề GTVT Trung ương I, ngày 18/05/2017 theo quyết định số 696/QĐ-LĐTBXH Trường được đổi tên từ Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I thành Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I. Trường là một trong 15 trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là trường trọng điểm Quốc gia, tham gia dự án “Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề”.
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, ngoại ngữ, tin học; có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo thích ứng với biến đổi của cơ chế thị trường và các yêu cầu đối với công dân
Tầm nhìn
Xây dựng Nhà trường trở thành Trường dạy nghề chất lượng cao, có nghề trọng điểm quốc tế, khu vực ASEAN và Quốc gia
Chiến lược
- Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước, quản lý giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng.
- Phát triển hệ thống đào tạo theo hướng mở, học tập suốt đời.
- Đổi mới hoạt động giáo dục đào tạo coi trọng phát triển năng lực, phẩm chất của người học.
- Đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra,đánh giá kết quả giáo dục.
- Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả đầu tư
- Nâng cao chất lượng nghiên cứu và áp dụng KHKT
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo.
Cơ sở vật chất
Diện tích mặt bằng 19,2 ha được xây dựng khang trang hiện đại với sự viện trợ không hoàn lại của Liên Xô (1986 - 1991) và của Nhật Bản (1999-2006).
Hệ thống phòng học, xưởng thực tập, bãi thực tập và khu ký túc xá, khu nhà ăn tập thể và dịch vụ đầy đủ, hiện đại.
Nguồn: Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương I