Chương trình
Ngành
Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngThời lượng
4.5 nămThời gian đào tạo: 4,5 năm
Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh
- Các thí sinh thuộc diện tuyển thẳng;
- Thí sinh dự thi THPT năm 2019 và tốt nghiệp năm 2019;
- Thí sinh đã tốt nghiệp trước năm 2019: dự kỳ thi THPT quốc gia 2019 và có môn thi/bài thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư ngành Điện tử – Viễn thông có những khả năng sau:
- Phân tích các vấn đề trong các hệ thống ĐT, VT, MT và xây dựng các mô hình liên quan; từ đó tính toán, thiết kế, xây dựng hệ thống.
- Giải quyết vấn đề thông qua việc tính toán, thiết kế, xây dựng hệ thống kết hợp với việc sử dụng các phần mềm chuyên dùng trong ngành ĐT, VT, MT.
- Diễn đạt, trình bày, thuyết trình, giải thích rõ ràng những vấn đề phức tạp, các giải pháp thay thế trong ngành ĐT, VT, MT.
- Làm việc hiệu quả trong các vai trò khác nhau như tổ chức, quản lý, điều hành, vận hành, thiết kế, thi công; học tập suốt đời.
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu học tập và nghiên cứu về ngoại ngữ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Bách khoa.
- Có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và ý thức cộng đồng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sau khi tốt nghiệp từ chương trình, sinh viên có:
- Khả năng áp dụng kiến thức về khoa học cơ bản trong công việc.
- Khả năng áp dụng kiến thức cơ bản và cơ sở ngành Điện tử – Viễn thông trong công việc, có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật, thiết bị hiện đại và các phần mềm chuyên dụng.
- Khả năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu; xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật; duy trì, tư vấn, giám sát, vận hành và quản lý các thiết bị và hệ thống Điện tử – Viễn thông.
- Khả năng suy nghĩ độc lập, tư duy phản biện, và làm việc nhóm một cách hiệu quả.
- Khả năng diễn đạt và trình bày rõ ràng các vấn đề kỹ thuật cần phải giải quyết và kết quả đạt được. 6. Khả năng tiếp thu kiến thức mới, cập nhật thông tin để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của lĩnh vực Điện tử – Viễn thông và học suốt đời.
- Khả năng đóng góp kiến thức để giải quyết các vấn đề về Điện tử – Viễn thông liên quan đến xã hội và môi trường. 8. Khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ trong công việc.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư của ngành Điện tử Viễn thông có thể làm các công việc về:
- Kỹ thuật, tư vấn, tính toán, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Máy tính.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý và kinh doanh có liên quan đến chuyên ngành Điện tử, Viễn thông, Máy tính.
- Giảng dạy các môn thuộc ngành Điện tử, Viễn thông, Máy tính ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Kỹ thuật Điện tử, Viễn thông và Máy tính ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu và các trường Đại học.