Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Chuyên ngành Kỹ thuật Nhiệt | Edu2Review
🚨 Tìm 30 phụ huynh có con từ 3-16 tuổi trải nghiệm lớp học tiếng Anh Cambridge miễn phí.
🚨 Tìm 30 phụ huynh có con từ 3-16 tuổi trải nghiệm lớp học tiếng Anh Cambridge miễn phí.
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật Nhiệt

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật Nhiệt

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

      • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm.
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm.
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Kỹ thuật nhiệt là ngành khoa học có lịch sử lâu đời của Trường ĐHBK Hà Nội. Đây là ngành có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp và dân dụng, sản xuất và sử dụng năng lượng. Vì vậy, cơ hội việc làm cho các kỹ sư mới ra trường là rất nhiều và đa dạng. Nơi làm việc có thể phát huy tốt chuyên môn là ở các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng,... các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí, nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, các ngành công nghiệp khác: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ôtô, tàu thủy, các Viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng. Đặc biệt có nhiều kỹ sư ngành Kỹ thuật nhiệt đã tự thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp và rất thành công.

      Hiện nay, các kỹ sư ngành Kỹ thuật Nhiệt được đào tạo theo các hướng chuyên sâu: Hệ thống năng lượng nhiệt và nhà máy nhiệt điện; Tự động hoá và điều khiển quá trình nhiệt - lạnh; Kỹ thuật nhiệt trong công nghiệp và dân dụng và Công nghệ lạnh và điều hoà không khí.

      Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

      Kiến thức:

      • Có và kỹ năng cơ bản về Cơ khí, điện - điện tử, tự động hóa nhằm giúp người học có đủ năng lực giải quyết các vấn đề liên quan tới ngành nhiệt - lạnh cũng như những công việc khác nhau trong lĩnh vực cơ - điện - năng lượng;
      • Nắm được bản chất của các quá trình và thiết bị nhiệt - lạnh, chế tạo, vận hành, bảo trì sản phẩm và các hệ thống nhiệt - lạnh trong công nghiệp và dân dụng để giải quyết các vấn đề công nghệ và môi trường.

      Kỹ năng:

      • Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân, kỹ năng xã hội cần thiết và giao tiếp để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường hội nhập quốc tế; có năng lực khởi nghiệp và thích ứng tốt với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
      • Hiểu biết về chính trị, kinh tế; có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được được đào tạo để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển bền vững của đất nước.

      Ngoại ngữ: Sử dụng hiệu quả tiếng Anh trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên.

      Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

      87% sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp với mức lương phổ biến từ 8 đến 10 triệu đồng/ tháng.

      Các vị trí việc làm tiêu biểu:

      - Kỹ sư thiết kế, vận hành, nghiên cứu tại các nhà máy nhiệt điện, dầu khí, hoá chất, dệt may, xi măng... các nhà máy sản xuất thiết bị lạnh và điều hoà không khí, nhà máy chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản, ngành công nghiệp khác như: xây dựng, dịch vụ khách sạn, ngành chế tạo ôtô, tầu thủy…

      - Cán bộ nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu, Trường đại học, các cơ quan quản lý và tư vấn năng lượng.