Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Chuyên ngành Vật lý kỹ thuật | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Vật lý kỹ thuật

      Chương trình

      Ngành

      Vật lý Kỹ thuật

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo và khả năng học lên bậc học cao hơn:

      • Đào tạo Cử nhân: 4 năm
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Kỹ sư: 5 năm
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân - Thạc sĩ: 5,5 năm
      • Đào tạo tích hợp Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ: 8,5 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học ngành Vật lý kỹ thuật (VLKT) được thiết kế theo định hướng ứng dụng và nghiên cứu với mục đích trang bị cho sinh viên khả năng thiết kế, đề xuất và triển khai các giải pháp kỹ thuật cũng như kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua các khối kiến thức cơ bản về toán học và vật lý; các kiến thức của ngành học với những định hướng như: vật liệu và linh kiện điện tử - công nghệ nano, năng lượng mặt trời; quang học - quang điện tử; vật lý tin học và lập trình ứng dụng.

      Sinh viên ngành VLKT nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp, trở thành nhà nghiên cứu, kỹ sư tại các doanh nghiệp sản xuất, chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ tại các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc tham gia giảng dạy và nghiên cứu, có thể khởi nghiệp trong chính lĩnh vực được đào tạo như: thiết kế máy, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống…

      Kiến thức, kỹ năng đạt được sau tốt nghiệp

      Kiến thức:

      • Có kiến thức cơ sở về toán và khoa học rộng, vững chắc để thích ứng tốt với những công việc về khoa học kỹ thuật.
      • Chú trọng khả năng áp dụng kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành VLKT.
      • Sử dụng các công cụ hiện đại để thu thập, phân tích dữ liệu, tham gia thiết kế và đánh giá các giải pháp kỹ thuật, vận hành các dây chuyền sản xuất có ứng dụng kỹ thuật và công nghệ cao.

      Kỹ năng:

      • Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết, khả năng tự học và nâng cao trình độ để thành công trong nghề nghiệp;
      • Kỹ năng xã hội cần thiết, khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm việc hiệu quả trong nhóm và môi trường quốc tế;
      • Năng lực tham gia thiết kế, khả năng hình thành ý tưởng để thiết kế, xây dựng, đưa ra giải pháp kỹ thuật trong nghiên cứu và sản xuất.

      Ngoại ngữ: Sử dụng hiệu quả ngôn ngữ Tiếng Anh trong giao tiếp và công việc, đạt điểm TOEIC từ 500 trở lên.

      Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

      100% sinh viên có việc làm sau 01 năm tốt nghiệp với mức lương từ 8-10 triệu đồng/ tháng.

      Vị trí việc làm tiêu biểu:

      • Kỹ sư nghiên cứu phát triển sản phầm làm việc tại các công ty trong nước, các công ty liên doanh và nước ngoài, kỹ sư vận hành các thiết bị tại các bệnh viện trực thuộc tỉnh/thành phố;
      • Kỹ sư phân tích, chuyên gia viết dự án, chính sách khoa học công nghệ và quản lý dự án làm việc tại các cơ quan nhà nước, sở KH-CN tại các địa phương;
      • Kỹ sư phần mềm tại các công ty phần mềm;
      • Khởi nghiệp, tự thành lập các doanh nghiệp trong các lĩnh vực: thiết kế máy trong nông nghiệp, thiết bị khoa học kỹ thuật, sản phẩm phục vụ cuộc sống;
      • Làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, các viện nghiên cứu.