Chương trình đào tạo
11 ngành
Chuẩn đầu ra
Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có tri thức và khả năng hoạt động nghề nghiệp trong các lĩnh vực điện tử, truyền thông, phù hợp với yêu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc:
- Xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công các công trình thuộc lĩnh vực điện tử, truyền thông;
- Lắp đặt, vận hành, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và quản lý các hệ thống, các thiết bị trong mạng viễn thông, thông tin di động, thông tin quang, thông tin vệ tinh, truyền thông đa phương tiện, hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, hệ thống thông tin giao thông…
- Thiết kế các hệ thống bảo mật và an ninh cho các hệ thống viễn thông, ngân hàng và doanh nghiệp;
- Phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ bổ sung và dịch vụ gia tăng trong các hệ thống viễn thông;
- Nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới;
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật về lĩnh vực Điện tử, Truyền thông.
Vị trí công tác sau khi ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điện tử, Truyền thông có thể làm việc tại các tập đoàn viễn thông, các công ty di động, đài phát thanh truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông…
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực này có thể đảm nhận vai trò Trưởng bộ phận kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.
Trong những năm gần đây, sinh viên tốt nghiệp của Khoa Điện tử Viễn thông có việc làm đạt tỷ lệ cao (~100%) tại hầu hết các hãng thông tin di động như Mobipone, Vinaphone, Viettel, Beeline, công ty viễn thông, các đài truyền thanh truyền hình, các công ty điện tử, nhà máy, xí nghiệp,... trong cả nước. Sau khi tốt nghiệp, các em có khả năng tự học và nâng cao trình độ học vấn ở các bậc học Thạc sĩ, Tiến sĩ…
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử;
Đào tạo cử nhân Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử theo định hướng kỹ sư, có khả năng tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để phù hợp với môi trường làm việc năng động và xu thế hội nhập cao; có khả năng tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử và Tự động hóa.
Mục tiêu tổng quan của chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng – Giao thông
Đào tạo cho sinh viên kiến thức về kỹ thuật, công nghệ, thiết kế, thi công, vận hành và quản lý các dự án cơ sở hạ tầng xã hội. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên ngành, liên ngành và thực tế xã hội để giải quyết các vấn đề hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, vùng hiện nay đang gặp phải.
Chuẩn đầu ra
Sinh viên tốt nghiệp có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có khả năng làm việc tại các tổng công ty, doanh nghiệp xây dựng và giao thông trong và ngoài nước; làm công tác quản lý xây dựng, quy hoạch trong các bộ ngành và công ty; nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho các viện nghiên cứu, trường đại học và làm tiếp thạc sỹ, tiến sĩ tại các trường Đại học trong và ngoài nước.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo này sẽ được trang bị:
- Các kiến thức về thiết kế các công trình Xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng giao thông
- Các kiến thức về tư vấn đầu tư xây dựng công trình: Lập đề cương khảo sát, thiết kế; tiến hành khảo sát, thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, lập bản vẽ thi công, lập dự toán và tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và giám sát thi công các công trình xây dựng.
- Các kiến thức về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: lập thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát chủ đầu tư, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình.
- Các kiến thức về phát triển bền vững và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng – giao thông.
- Các kiến thức về đo đạc, kiểm tra, thí nghiệm và xử lý được số liệu trong công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm cơ học địa kỹ thuật, công tác trắc địa.
- Các kiến thức về triển khai thi công xây dựng công trình: Lập hồ sơ dự thầu, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, lập hồ sơ bản vẽ hoàn công và làm các thủ tục thanh quyết toán công trình.
- Có các đồ án tốt nghiệp, thực hành thực tập rất sâu, sát theo các chuyên ngành.
Sinh viên ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ sau khi tốt nghiệp có khả năng tham mưu tư vấn và có năng lực thực hiện nhiệm vụ với tư cách như một kỹ sư trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ, đáp ứng các yêu cầu cao về nghiên cứu và ứng dụng của xã hội. Các kỹ sư này có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu và nâng cao trình độ. Thêm vào đó, họ có khả năng thích nghi cao với sự phát triển nhanh chóng của ngành Công nghệ Hàng không Vũ trụ.
Các vị trí công tác có thể đảm nhận:
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo các thiết bị bay, vệ tinh;
- Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng thiết bị bay;
- Kỹ sư thiết kế, lập trình các hệ thống điều khiển, hệ thống nhúng;
- Kỹ sư xây dựng hệ thống giám sát không gian, xử lý ảnh viễn thám.
Mục tiêu chung
Về kiến thức: Trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ thông tin, cũng như được định hướng một số vấn đề hiện đại tiệm cận với kiến thức chung về Công nghệ thông tin của thế giới.
Về kỹ năng: Đào tạo kỹ năng thực hành cao trong hầu hết các lĩnh vực của Công nghệ thông tin, cho phép sinh viên tốt nghiệp dễ dàng hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc mới. Ngoài ra, trang bị chosinh viên kỹ năng tự học tập, nghiên cứu, làm việc theo nhóm và kỹ năng giao tiếp.
Các mục tiêu cụ thể cho mỗi định hướng đào tạo
Định hướng Công nghệ phần mềm: Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Công nghệ phần mềm: quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm. Tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.
Định hướng Hệ thống thông tin: Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Hệ thống thông tin, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội; khả năng xây dựng được các hệ thống thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.
Định hướng Mạng và truyền thông máy tính: Trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Mạng và truyền thông máy tính, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực mạng và truyền thông máy tính; khả năng thiết kế, chế tạo, bảo trì, sản xuất, thử nghiệm, quản lý các hệ thống mạng và truyền thông máy tính.
Định hướng Khoa học máy tính và dịch vụ: Trang bị kiến thức cơ bản về nghiên cứu và triển khai các Dịch vụ Công nghệ thông tin, đáp ứng các vấn đề về phân tích, xây dựng giải pháp nền tảng cho các dịch vụ Công nghệ thông tin và dịch vụ dựa trên Công nghệ thông tin trong thực tế; tổ chức thực hiện và quản lý được các công việc trong lĩnh vực Dịch vụ Công nghệ thông tin, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của Dịch vụ Công nghệ thông tin vào thực tế.
Đào tạo cử nhân ngành Hệ thống Thông tin (HTTT) là các chuyên gia “tích hợp giải pháp công nghệ thông tin và quy trình kinh doanh đáp ứng nhu cầu thông tin, phát triển tài nguyên quy trình củadoanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt mục tiêu hiệu quả với hiệu suất cao” có năng lực theo các tiêu chuẩn 3a-k ABET và các tiêu chí bổ sung cho ngành Hệ thống Thông tin.
Vị trí việc làm mà học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp: Chuyên viên thiết kế, phát triển và kiểm thử các HTTT (ở mức cao là Kiến trúc sư HTTT); Chuyên viên tích hợp hệ thống, dịch vụ; Người quản trị HTTT; Người quản trị hệ CSDL; Giám đốc bộ phận thông tin (CIO),…..
Về cơ bản, chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học máy tính được xây dựng dựa trên Chương trình Khoa học Máy tính của UNSW, có hiệu chỉnh, bổ sung một số học phần theo bản gốc ACM-CC 2005. Cụ thể hơn:
- Các học phần cơ sở và chuyên ngành bám sát tối đa các học phần tương đương của UNSW và/hoặc của ACM-CC 2005 cả nội dung và thời lượng.
- Các học phần chuyên ngành được thiết kế với khả năng lựa chọn cao, một mặt đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của Việt Nam trong giai đoạn trước mặt cũng như khả năng giảng dạy của ĐHCN, đồng thời đảm bảo tính mở cho các hướng phát triển trong tương lai;
- Các học phần chuyên ngành chia làm hai định hướng là định hướng nghiên cứu dành cho đối tượng sinh viên có năng lực sáng tạo cao trong lĩnh vực khoa học; và định hướng công nghệ đào tạo đối tượng sinh viên có năng lực sáng tạo cao trong lĩnh vực ứng dụng.
- Kế hoạch giảng dạy được thiết kế dựa theo kế hoạch giảng dạy của UNSW, tham khảo kế hoạch giảng dạy của ACM-CC 2005 đề xuất cho các trường đại học 4 năm, 8 học kỳ. Các điểm chính của kế hoạch giảng dạy là 70% các học phần cơ sở ngành được giảng dạy trong 2 năm đầu; không bố trí quá 4 học phần chuyên môn (cơ sở và chuyên ngành) trong cùng một học kỳ.
Chương trình đào tạo các kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tínhvới nền tảng mạnh về khoa học và công nghệ liên quan, có khả năng:
- Thiết kế hệ thống dựa trên nền tảng máy tính bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm;
- Phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, khoa học điện, điện tử và tin học vào thực tiễn của ngành Kỹ thuật máy tính;
- Phát triển kiến thức và kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai trong ngành Kỹ thuật máy tính;
- Hiểu về các tương tác giữa ngành Kỹ thuật máy tính với xã hội, kinh doanh, công nghệ, và môi trường.
Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo kỹ sư ngành Truyền thông và Mạng máy tính (TT&MMT) của Trường Đại học Công nghệ (ĐHCN), ĐHQGHN
Cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu và làm việc trong các tập đoàn lớn về Công nghệ thông tin và Truyền thông ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu của xã hội về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Truyền thông và Mạng Máy tính.
Chuẩn đầu ra
– Về kiến thức
Trang bị kiến thức có hệ thống và hiện đại, phù hợp với các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới:Kiến thức tổng hợp về toán, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ; kiến thức nền tảng trong Truyền thông và mạng máy tính;kiến thức chuyên ngành theo định hướng “Mạng máy tính” như quản trị mạng, thực hành an ninh mạng, mạng không dây, phân tích và thiết kế mạng, lập trình mạng, … và định hướng “Truyền thông” như truyền thông quang, truyền thông vô tuyến, truyền thông di động, truyền thông đa phương tiện;
– Về năng lực
Đảm bảo sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có khả năng áp dụng các kiến thức nền tảng và chuyên ngành để phân tích, thiết kế, triển khai, cài đặt và quản trị các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu; có tư duy logic tốt, có năng lực sáng tạo để giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể, có năng lực tự học để nắm bắt tri thức, công nghệ, kỹ năng mới trong phát triển các hệ thống/dịch vụ mạng và truyền thông dữ liệu;…
Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Cơ kỹ thuật;
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo; và có kiến thức cụ thể và năng lực chuyên môn như sau:
Định hướng chuyên sâu về cơ học kỹ thuật biển
- Hiểu và có thể áp dụng kiến thức để mô phỏng, phân tích, đánh giá các công trình ngoài khơi và ven bờ…;
- Biết và có thể vận dụng kiến thức để tính toán, mô phỏng, đánh giá, dự báo các quá trình thủy thạch động lực và môi trường biển.
Định hướng chuyên sâu về Cơ điện tử:
- Hiểu và vận dụng kiến thức để đánh giá phân tích thiết kế hệ thống hoặc quá trình; sử dụng các công cụ hiện đại để phát triển các hệ thống cơ điện tử; có khả năng phát triển giải pháp để thiết kế và phát triển hệ cơ điện tử, tạo ra các công cụ sản xuất “thông minh”, cũng như các hệ thống công nghiệp hiện đại.
- Định hướng chuyên sâu về công nghệ vũ trụ:
- Hiểu và vận dụng kiến thức về khí động lực học và công nghệ phóng đẩy, cơ học cấu trúc, cơ học bay, công nghệ vệ tinh, … phục vụ nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.
- Định hướng chuyên sâu về vật liệu và kết cấu tiên tiến:
- Có kiến thức cơ bản tốt về cơ học vật liệu và tính toán kết cấu; có thể thiết kế các thành phần tối ưu cho vật liệu composite nhiều pha (nền, sợi và hạt); tính toán và thực nghiệm xác định ứng suất-biến dạng, độ bền của các loại vật liệu và độ bền, ổn định của các loại kết cấu tấm, vỏ bằng thép, kim loại loại và hợp kim,…cũng như các kết cấu làm từ vật liệu composite, bê tông, vật liệu nano, vật liệu chức năng FGM,…chịu tải trọng tĩnh và động lực học, từ đó có thể chủ động thiết kế, chế tạo và điều khiển kết cấu.
Chương trình nhằm đào tạo các kỹ sư ngành Kỹ thuật Robot với nền tảng mạnh về khoa học và công nghệ liên quan, có khả năng:
- Thiết kế, xây dựng hệ thống robot gồm cả phần cứng lẫn phần mềm dựa trên nền tảng của cơ khí chính xác, động lực học kỹ thuật, và kỹ thuật điều khiển.
- Phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, cơ học, khoa học điện, điện tử và tin học vào thực tiễn của ngành Kỹ thuật Robot.
- Phát triển kiến thức và kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai trong ngành Kỹ thuật Robot.
- Hiểu về các tương tác giữa ngành Kỹ thuật Robot với xã hội, công nghiệp, kinh doanh, công nghệ và môi trường.
Đánh giá
2 đánh giá
Giới thiệu
Trường đại học Công nghệ - ĐHQGHN đào tạo những thế hệ kỹ sư tương lai của đất nước. Hệ thống phục vụ giảng dạy khá tiên tiến về nhiều mặt cùng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp.
Trường đại học Công nghệ - UET (website: uet.vnu.edu.vn) là một trong 7 trường trực thuộc của đại học Quốc gia Hà nội. Trường đào tạo chính chuyên về lĩnh vực công nghệ cho toàn khu vực miền Bắc cũng như trên cả nước. Với bề dày kinh nghiệm hơn 17 năm, trường được đầu tư mạnh về đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp có bằng cấp cao học trở lên, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và công tác nghiên cứu tại UET. Trường liên kết với nhiều tổ chức công nghệ lớn và các trường đại học công nghệ danh tiến, chính vì vậy môi trường này thực sự tốt để sinh viên thực hiện ước mơ trở thành kỉ sư giỏi của đất nước.
Giới thiều về trường ĐH Công nghệ - ĐHQGHN
Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của trường ĐH Công nghệ là Khoa Công nghệ thuộc trường ĐQGHN. Khoa được thành lập vào ngày 18/10/1999 trên cơ sở khoa Công nghệ thông tin và khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông thuộc trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN.
Ngày 25/5/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Trường ĐHCN trên cơ sở Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN với hai nhiệm vụ chính: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội”.
Ngày tốt nghiệp của các UET_er
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu phát triển và ứng dụng các lĩnh vực khoa học – công nghệ tiên tiến; tiên phong tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới, đóng góp tích cực vào sự phát triển nền kinh tế và xã hội tri thức của đất nước.
UET nghiên cứu thành công hệ gen 3 người trong gia đình
Tầm nhìn
Trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghệhàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Cơ sở vật chất
Trường Đại học Công nghệ - UET năm trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội tại quận Cầu Giấy ở phía tây thành phố, ngay ngã tư của hai tuyến đường lớn: tuyến đường Phạm Hùng qua cầu vượt nối đường Phạm Văn Đồng kéo dài qua cầu Thăng Long đến sân bay quốc tế Nội Bài và tuyến đường Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu nối tới quốc lộ 32 đi thị xã Sơn Tây. Đây là địa điểm khá thuận lợi về giao thông, cách bến xe Mỹ Đình 1 km, cách bến xe Kim Mã khoảng 3 km, cách trung tâm thành phố 7 km và cách sân bay Nội Bài khoảng 25 km.
Đội ngũ nhân sự
Mỗi năm, trung bình trường thu hút thêm được 6 giảng viên có trình độ tiến sĩ. Có 19 giảng viên của trường hoàn thành chương trình NCS được nhận bằng tiến sĩ. Tỷ lệ giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ trở lên luôn đạt trên 70%, tỷ lệ GS, PGS đạt trên 25%. Cơ cấu, tỉ lệ cán bộ giảng dạy, hành chính, phục vụ được phát triển theo đúng quy định của ĐHQGHN. Tỷ lệ sinh viên/giảng viên quy đổi trung bình đạt 12.
Mỗi năm Nhà trường có trung bình 4 cán bộ được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư, trong đó có nhiều cán bộ trẻ, đặc biệt có những cán bộ ở độ tuổi rất trẻ, được công nhận là PGS trẻ nhất Việt Nam như PGS.TS Bùi Thế Duy được phong chức danh năm 31 tuổi.
Hoạt động sinh viên
UET ngoài hoạt động đào tạo là chính, còn thường xuyên tổ chức các hoạt động khác giúp sinh viên có cơ hội và môi trường tốt để thể hiện tài năng của bản thân. Một số hoạt động được tổ chức gần đây như: sinh viên UET hỗ trợ ngày hội tư vấn 2017; tổ chức tham gia cuộc thi trình diễn pháo hoa trên máy tính tại Đà Nẵng; hội thảo OGC Việt Nam 2017;…. Và các hoạt động được tổ chức thường niên như Ngày hội mừng Xuân, chiến dịch mùa hè xanh, ngày hội hiến máu, lễ 20/11,… và đa dạng các hoạt động mới mẻ.
VNU trong tôi – sinh viên ĐH Công nghệ UET
Sinh viên UET nổi bật trong khuôn viên của trường
Nguồn: Đại học Công nghệ (ĐHQG HN)
Trường Đh Tuyệt Vời Đào Tạo Về Công Nghệ
Đã học khoá học: Khoa Điện tử viễn thông tại đây.
Ưu điểm
Nhiều thầy cô giỏi, sinh viên giỏi, môi trường tốt, cơ sở vật chất đầy đủ (phòng thực hành máy tính hiện đại, máy chiếu, điều hòa...)
Điểm cần cải thiện
Các môn học ngành ĐTVT cần được thực hành nhiều hơn thay vì quá chú trọng vào lý thuyết (quá nhiều Toán...)
Trải nghiệm và lời khuyên
Tôi đã học 4 năm đại học ở đây. Tiếp xúc với các thầy cô môi trường ĐH Công Nghệ - ĐH Quốc Gia Hà Nội. Đây là một môi trường rất tốt, cơ sở hạ tầng tuyệt vời. Thầy cô cũng rất giỏi và nhiệt tình. Nếu chỉ cần tập trung học một chút, ra trường với tấm bằng Khá trở lên thì ko có gì khó khăn để có một việc làm
Nhà Vệ Sinh Nam Nữ Chênh Lệch Về Chất Lượng
Trải nghiệm và lời khuyên
- Nhà vệ sinh nam nữ chênh lệch về chất lượng - Phòng học đẹp - Khuôn viên đẹp, chỗ để xe tiện lợi - Trước mặt là vườn nhãn nên hơi ồn do nhiều người qua lại