Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai - Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ chế tạo máy

      Chương trình

      Ngành

      Khoa học - Kỹ thuật

      Thời lượng

      5 năm

      Thời gian đào tạo: từ 4 tới 5 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      Người đã tốt nghiệp THPT hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học; người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Đối tượng ưu tiên và tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Công nghệ chế tạo máy cấp cho người học môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Biết được cách phân tích kết cấu, nguyên lý hoạt động của máy. Tính toán các thông số trong trong thiết kế chi tiết máy.
      • Có kiến thức chuyên sâu bề vật liệu cơ khí, công nghệ gia công cơ khí.
      • Nắm vững cách vẽ và thiết kế chi tiết máy KT6. Có kiến thức về CAD\CAM-CNC.
      • Khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ chế tạo máy.
      • Hiểu rõ các hệ thống máy gia công cơ khí cũng như các an toàn khi thực hành về gia công cơ khí.
      • Có nền tảng về các ngôn ngữ lập trình CNC trên các phần mềm chuyên dụng.
      • Thành thạo trong việc lựa chọn các quá trình chế tạo.
      • Thành thạo trong việc lập quy trình gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
      • Thành thạo trong vận hành và bảo dưỡng máy công cụ và thiết bị cơ khí thông dụng.
      • Biết được các cách kiểm tra, sửa chữa các trang bị điện trong máy gia công cơ khí.
      • Biết được cách thiết kế các mạch điều khiển máy cắt kim loại.
      • Có kiến thức về hệ thống khí nén-thủy lực.
      • Biết được các kiến thức về lập trình điều khiển PLC.
      • Có kiến thức nền tảng về điều khiển hệ thống sản xuất thông qua máy tính.
      • Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ tiếng Anh chuẩn B1 (khung tham chiếu Châu Âu) hoặc các chứng chỉ tương đương; đạt trình độ B tin học ứng dụng; đạt chứng chỉ Kỹ năng mềm.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các loại hệ thống máy móc, hệ thống tự động hóa trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.
      • Kỹ năng tham khảo các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh. có thể sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng.
      • Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Công nghệ chế tạo máy.
      • Kỹ năng thiết kế và thực hiện các thí nghiệm phù hợp liên quan đến ngành đào tạo cũng như phân tích, giải thích và làm sáng tỏ dữ liệu.
      • Kỹ năng trong việc lựa chọn vật liệu KN6. Kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm cơ khí.
      • Kỹ năng lựa chọn các quá trình chế tạo 3 KN8. Kỹ năng lập quy trình gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
      • Kỹ năng tư duy phản biện tốt, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất KN10. Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế và chế tạo.
      • Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý nhóm và làm việc độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Những vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

      • Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp.
      • Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
      • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
      • Lập trình gia công máy CNC.
      • Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu,...
      • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
      • Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
      • Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu,…