Chương trình đào tạo
21 ngành
Kiến thức và kỹ năng đạt được
- Kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng để điều hành và quản lý doanh nghiệp.
- Kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh và đánh giá tiềm năng thành công của các cơ hội này, từ đó thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh hợp lý.
- Được học các môn đầy bổ ích và hấp dẫn như: Quản trị và đàm phán đa văn hóa, Logistics, Giao tiếp trong kinh doanh, Entrepreneurship, Thương mại điện tử, Quản trị rủi ro, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị vận hành công ty đa quốc gia, Quản trị nguồn nhân lực công ty đa quốc gia, Kế toán quản trị,…
Triển vọng nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn dẫn đầu số lượng trên các trang web tuyển dụng, do đó lựa chọn ngành Quản trị kinh doanh là một quyết định sáng suốt để có một nghề nghiệp rộng mở.
Cơ hội việc làm
- Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành.
- Chuyên viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing,… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.
- Giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
Chương trình đào tạo
Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng cơ bản: Công cụ phân tích định lượng; Nguyên lý quản trị và kinh tế học cơ bản; Nguyên lý quản trị tài chính, ngân hàng, bảo hiểm rủi ro và đầu tư; Phương pháp định giá doanh nghiệp, trái phiếu, cổ phiếu, quản lý và phân tích danh mục đầu tư; Phương pháp thẩm định dự án đầu tư, thẩm định hồ sơ vay vốn, đánh giá các rủi ro tín dụng, Quy trình tín dụng và quản lý tín dụng; Các nghiệp vụ ngân hàng khác như bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính.
- Kiến thức đại cương: Tin học: Tin học đại cương, MS Word, MS Excel, MS Access,Phần mềm kế toán…Anh văn: Chương trình tiếng Anh giao tiếp quốc tế (EGC) giảng dạy bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,viết trong môi trường làm việc quốc tế.
- Kiến thức, kỹ năng khác: Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp, Luật kinh tế, Quản trị học, Marketing…
- Kiến thức chung ngành chính: Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Phương pháp định lượng trong tài chính, Phân tích báo cáo tài chính, Quản trị danh mục đầu tư, Quản trị tài chính, Tái cấu trúc và định giá doanh nghiệp, Các công cụ tài chính phái sinh, Rủi ro thông tin và bảo hiểm.
- Kiến thức chuyên ngành:
- Chuyên ngành Tài chính: Các mô hình tài chính, Quản trị dự án đầu tư, Tài chính doanh nghiệp nâng cao, Thị trường chứng khoán
- Chuyên ngành Kinh doanh ngân hàng: Ngân hàng bán lẻ, Thanh toán quốc tế, Tín dụng ngân hàng, Quản trị tài sản nợ, tài sản có.
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các vị trí công việc: Chuyên viên môi giới chứng khoán; Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp; Chuyên viên tín dụng ngân hàng; Chuyên viên kinh doanh ngoại hối; Chuyên viên kiểm soát nội bộ; Chuyên viên thanh toán quốc tế; Chuyên viên phân tích rủi ro tín dụng…
Sinh viên Hệ thống thông tin không chỉ được thực hành trong môi trường máy móc hiện đại, chương trình cập nhật liên tục mà còn được thụ hưởng thành quả hợp tác giữa Khoa Công nghệ thông tin của Trường với các doanh nghiệp lớn như Samsung, Foxconn, FPT Software, Misa, Gameloft… thông qua các chương trình phối hợp đào tạo và thực tập hàng năm, qua đó đưa các em tới gần hơn với nhu cầu thực của doanh nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
Với các kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ngành Hệ thống thông tin Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có thể dễ dàng tìm được việc làm đúng chuyên môn ngay khi tốt nghiệp. Các em có thể tự tin làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin như:
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm…
- Các công ty tư vấn: tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính.
- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, ngân hàng…
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sinh viên học ngành này được trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm, bao gồm: quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc hỗ trợ phát triển các phần mềm khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết liên quan đến các pha thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành các kỹ sư phần mềm có chất lượng tốt, có thể làm việc trong các dự án phần mềm vừa và lớn như sau:
- Các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển CNTT của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng, …,các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực CNTT.
- Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...
- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
- Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin
- Có thể tự phát hành các sản phẩm game, ứng dụng trên thiết bị di động.
Mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chung: Đào tạo cử nhân ngành Tiếng Anh có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ tốt để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể:
- Cung cấp cho sinhviên kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hoá, xã hội và văn học Anh-Mỹ;
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường;
- Bảo đảm cho sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên - phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v.;
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập hiệu quả để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá-văn minh của các nước Cộng đồng Anh ngữ.
Cơ hội nghề nghiệp
Một trong những nghề nghiệp phổ biến nhất của sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh là giáo viên. Có rất nhiều khóa học PGCE cho phép bạn học được các nghiệp vụ giảng dạy và trở thành giáo viên tại nhiều cấp học khác nhau. Nhờ vào khả năng ngôn ngữ, bạn cũng có thể chuyển qua những lĩnh vực cần nhiều kĩ năng truyền thông và khả năng tiếng như Nhà báo, Nhân viên Quan hệ công chúng, Trợ lí Marketing, MC, Nhân viên quan hệ đối ngoại hay Copywriter.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các kiến thức nên tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp: Nhập môn tài chính tiền tệ, Nguyên lý kế toán, Ứng dụng tin học trong kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Lập và trình bày báo cáo tài chính, Thuế, Kế toán công ty chứng khoán,…
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Kế toán được xem công cụ quản lý tài chính hữu hiệu ở cấp vi mô lẫn vĩ mô, nó hiện diện ở khắp các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đến bảo hiểm, ngân hàng, từ cơ quan quản lý tài chính Nhà nước, các doanh nghiệp nghiệp đến các tổ chức phi chính phủ. Do đó nhu cầu nhân lực ở ngành này luôn ở mức cao và ổn định trong xã hội.
Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, báo cáo tài chính;
- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
- Có cơ hội phát triển thành Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
- Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
Học ngành Kế toán ra trường làm việc ở đâu?
Với các công việc như trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý Nhà nước: bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán.
Chương trình đào tạo
- Kiến thức giáo dục đại cương:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa MácLênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ nghĩa xã hội khoa học, khoa học tự nhiên, kiến thức về ngoại ngữ tiếng Anhvà giáo dục thể chất.
- Kiến thức cơ sở ngành:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức nền tảng chung nhất về Công nghệ thông tin và Truyền thông và Mạng máy tính như: Cấu trúc máy tính, Cơ sở lập trình sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu, Thiết kế Web, Lập trình hướng đối tượng, Mạng máy tính, Toán rời rạc … để sinh viên sau đó có thể học tập các kiến thức chuyên ngành và tạo kiếnthức nền tảng chung để làm việc trong lĩnh vực CNTT.
- Kiến thức ngành:
Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong lĩnh vực Truyền thông vàMạng máy tính như: Chuyển mạch và định tuyến; Hệ điều hành Linux; Hệ điều hành Windows Server; Mạng LAN và WAN; An ninh mạng; Thiết kế hệ thống mạng.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm được những gì?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này ngoài khả năng nghiên cứu, thiết kế, phát triển và triển khai các ứng dụng về các công nghệ mạng máy tính, các hệ thống truyền thông dữ liệu, truyền thông đa phương tiện; ngoài ra sinh viên còn có thể phát triển được các dịch vụ truyền thông trên mạng Internet, mạng truyền thông di động, an ninh thông tin và lập trình mạng.
- Cấu hình và thiết kế được trên các thiết bị mạng cisco như: router, switch.
- Thiết kế, xây dựng được hệ thống mạng LAN, WAN và WIRELESS.
- Phân tích và xây dựng được các giải pháp đảm bảo an ninh mạng; chẩn đoán và khắc phục được các sự cố mạng.
- Phân tích, xây dựng được các hệ thống mạng; quản trị và vận hành các dịch vụ mạng.
- Nắm bắt được các công nghệ mới trong truyền thông mạng máy tính.
Cơ hội nghề nghiệp
Hiện nay với sự phát triển như vũ bão của mạng máy tính. Không máy tính nào mà không cần nhu cầu kết nối mạng. Do đó cơ hội việc làm trong lĩnh vực này rất cao. Tốt nghiệp ngành truyền thông và mạng máy tính các bạn có thể làm việc ở hầu hết các đơn vị trong và ngoài nước có sử dụng máy tính kết nối mạng với mức lương hấp dẫn ở các vị trí như:
- Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
- Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp: xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu
- Chuyên viên tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệthông tin.
- Chuyên viên vận hành, quản trị và bảo mật các hệ thống mạng và truyền thông.
- Chuyên viên thiết kế và đảm bảo hoạt động các hệ thống mạng trong các doanh nghiệp, cơ quan, trường học…
Đánh giá
12 đánh giá
Giới thiệu
Ngoài FPT, Athena… là “cái nôi” của những IT hàng đầu, bạn có biết đến Đại học CNTT Gia Định - nơi cung cấp nhiều sự lựa chọn ngành nghề uy tín khác bên cạnh mảng công nghệ thông tin?
Đại học Công nghệ Thông tin Gia Định (website: giadinh.edu.vn) được thành lập vào năm 2007. Dù xét về “tuổi đời”, Đại học CNTT Gia Định còn khá non trẻ nhưng những gì nhà trường đã và đang tạo dựng được lại thật đáng khâm phục.
Lịch sử hình thành Đại học Công nghệ Thông tin Gia Định
Ngày 31 tháng 07 năm 2007, Trường Đại học CNTT Gia Định được thành lập theo Quyết định số 959/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Dựa theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Trường hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của một trường đại học tư thục.
Sứ mệnh
Trường Đại học CNTT Gia Định luôn chú trọng đào tạo nhân tài, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân ở các vị trí khác nhau trong nền kinh tế và xã hội khắp mọi miền đất nước, từ đó cung cấp nguồn lực có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của khu vực phía nam nói riêng và cả nước nói chung.
Tầm nhìn
Với phương châm ĐẠO ĐỨC -TRÍ TUỆ - THỰC TIỄN, trường Đại học CNTT Gia Định đặt mục tiêu trở thành trung tâm Tri thức Văn hóa, nơi đào tạo đa hệ, đa ngành, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và Quốc tế; đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng thành quả khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho Nhà trường và các tổ chức, cá nhân.
Hoạt động của sinh viên
Chiến dịch Mùa hè xanh 2012 của sinh viên Đại học CNTT Gia Định
Mặc dù là trường tư thục nhưng các hoạt động sinh viên tại trường Đại học CNTT Gia Định diễn ra khá sôi nổi. Đặc biệt nhất là hội trại truyền thống được tổ chức hằng năm với rất nhiều hoạt động vui chơi ngoài trời hấp dẫn và bổ ích, các tiết mục trò chơi lớn nhằm thắt chặt tình bạn và giúp sinh viên rèn luyện thêm kĩ năng đội nhóm. Điểm nhấn của sự kiện là tiết mục đốt lửa trại vào ban đêm, khi các trại sinh cùng nhau quây quần quanh bếp lửa và ngân nga những giai điệu đẹp với cây đàn guitar.
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức những hoạt động khác cho sinh viên như chương trình “Hội xuân - Xuân yêu thương”, Gương sáng sao tháng Giêng,…
Đội ngũ nhân sự
Cơ cấu và bộ máy tổ chức tương đối ổn định từ Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu đến các Khoa và các phòng chức năng với số cán bộ nhân viên trong biên chế lao động là 52 người. Có 27 cán bộ thuộc đội ngũ quản lý ở các Khoa với lực lượng giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn có học vị, học hàm từ Thạc sĩ đến PGS.TS là 49 thầy cô, số giảng viên thỉnh giảng chiếm tỷ lệ 25%. Đội ngũ giảng dạy đều có chuyên môn cao và kinh nghiệm đào tạo, từ đó đã đem lại kết quả đáng mừng khi hầu hết sinh viên ra trường có việc làm ổn định.
Cơ sở vật chất
Trường hiện có 4 cơ sở đào tạo:
- A15 - A19, Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Q.7, TP.HCM (trụ sở chính)
- Số 291 (cổng sau 285/291) Cách Mạng Tháng 8, P.12, Q.10, TP.HCM
- Số 247, Tân Kỳ Tân Quý, Quận Tân Phú, TP.HCM
- 72, Đường số 9 (Liêu Bình Hương nối dài), Ấp Tân Tiến, xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi
Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trường Đại Học CNTT Gia Định có địa chỉ tại:
- A15- A19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Q.7, TP.HCM
Đ.T (08) 666. 09592
- 285/ 291 Cách Mạng Tháng Tám, P.12, Q.10, TP.HCM
Đ.T: (08) 666. 09593, (08) 666. 09594
Vị trí của trường nằm ở các quận trung tâm thành phố nên giao thông khá thuận tiện. Trung tâm Ngoại Ngữ - Tin Học được đặt ngay tại 2 cơ sở đào tạo quận 7 và quận 10, nhờ đó giúp sinh viên đăng kí học thêm tin học và ngoại ngữ mà không phải đi xa. Các phòng học đều được trang bị máy lạnh, máy tính, projector để phục vụ nhu cầu học tập và giảng dạy. Ngoài ra, sinh viên có thể truy cập internet mọi lúc, mọi nơi với wifi phủ sóng toàn bộ khuôn viên trường.
Hiện tại, Đại Học CNTT Gia Định chưa có kí túc xá, tuy nhiên nhà trường luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên tìm được nhà trọ với giá phải chăng.
Thành tựu
- Chất lượng giảng dạy: Không ngừng củng cố và ổn định đội ngũ giảng viên với chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm, có học vị, học hàm từ Thạc sĩ đến PGS.TS.
- Chương trình đào tạo: Tăng cường đổi mới chương trình giảng dạy từ Cao đẳng đến Đai học cho 4 ngành đào tạo lớn (công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và ngôn ngữ Anh) với 11 chuyên ngành đào tạo chuyên sâu. Trong năm năm đào tạo nhiệm kỳ đầu, nhà trường đã có tổng số 2.979 sinh viên tốt nghiệp và hầu hết đều có việc làm ổn định.
- Thành tựu nghiên cứu khoa học: Năm học 2012 - 2013, trường có hai công trình nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học (do Bộ GD&ĐT công nhận).
Sinh viên nổi bật
Trong cuộc thi Thiết kế - Chế tạo - Ứng dụng lần 3 của thành Đoàn TP.HCM tổ chức vào cuối tháng 12/2015, sáng chế “Gậy thông minh dành cho người mù H3N” của 3 bạn Võ Chí Hiếu, Lê Thanh Hải, Võ Thanh Nguyên - sinh viên khoá 05 của trường đã đoạt được giải đồng. Đây thực sự là niềm vinh dự, qua đó cũng chứng tỏ một điều rằng, sinh viên Đại Học CNTT Gia Định không hề thua kém sinh viên trường khác.
Sáng chế hữu ích và đầy tính nhân văn của nhóm
Nguồn: Trường Đại học Công nghệ Thông tin Gia Định
Sinh Viên Cởi Mở
Đã học khoá học: CN-TT tại đây.
Ưu điểm
đầy đủ các thiết bị dạy học cũng như dạy học, các môn học ứng dụng được từ thực tế, các bạn sinh viên rất cởi mở, năng động
Điểm cần cải thiện
Chưa quan tâm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên
Trải nghiệm và lời khuyên
Tôi rất thích học trong môi trường có nhiều thầy cô mới, kiến thức mới và bạn bè mới, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học,...
Cái Gì Cũng Tệ Điểm Số Chấm Ko Rõ Ràng
Trải nghiệm và lời khuyên
Cái gì cũng tệ. Điểm số chấm ko rõ ràng, đóng tiền đầy đủ mà máy lạnh hư quanh năm, quạt thì như phủi ruồi, giáo viên nữ dạy thì buồn ngủ hay có máu điên chửi sảng ko hiểu lý do. Môn Mác tốn tiền nhất nên cho rớt nhiều nhất, làm bài khí thế cho đc 2d rớt môn chơi vậy đó. Ko có thi lại mà bắt học lại luôn để đóng tiền cho nhiều. Đứa đi học nhiều điểm thấp hơn đứa vô đc 1, 2 buổi, vì sao? Vì thích chấm vậy đó, nhìn mặt chấm ko à nên rớt môn mà ko biết tại sao luôn. Mấy đứa nên tránh xa trường này đi nha.
Mặc Dù Hệ Đại Học Chính Quy Nhưng Trường Đại
Trải nghiệm và lời khuyên
Mặc dù hệ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY nhưng trường Đại học Công nghệ thông tin Gia Định không cho sinh viên tự đăng ký học phần và làm chủ tín chỉ trong các học kỳ, trường bắt sinh viên phải đóng tiền cho 1 học kỳ và theo học phần trường đã sắp xếp sẵn. Trường áp dụng quy cách thi tự luận đại đa số môn học, không cải cách cách thi đan xen giữa tự luận và trắc nghiệm.