Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH - Chuyên ngành Công nghệ sinh học | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ sinh học

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ Sinh học

      Thời lượng

      1 tháng

      Đối tượng tuyển sinh:

      Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:

      – Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:

      Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), B00(Toán,Hóa, Sinh), C08(Văn, Hóa, Sinh), D07(Toán, Hóa, Anh).

      – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), B00(Toán,Hóa, Sinh), C08(Văn, Hóa, Sinh), D07(Toán, Hóa, Anh).

      – Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định.

      Mục tiêu đào tạo:

      – Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.

      – Sinh viên tốt nghiệp có khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học: từ việc tạo sản phẩm mới ở phòng thí nghiệm cho đến việc nghiên cứu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức chung:

      – Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống và công việc.

      – Mô tả và giải thích nguyên lý hoạt động trao đổi chất trong tế bào và cơ thể sinh vật gồm động vật và thực vật. Thành thạo kỹ thuật khảo sát cấu tạo, hoạt động mô và tế bào động thực vật.

      – Sử dụng các dụng cụ thiết bị trong phòng thí nghiệm hóa học và hóa sinh. Thành thạo phương pháp phân tích hóa học và hóa sinh định lượng để làm việc với sản phẩm của tế bào.

      – Mô tả cấu trúc và giải thích cơ chế trao đổi chất đa dạng ở vi sinh vật. Thành thạo kỹ thuật phân lập, nuôi cấy, quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi và bảo đảm an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm vi sinh.

      – Phân loại và giải thích hoạt động của các nhóm vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, thực phẩm, tương tác vi sinh vật với cơ thể động vật và thực vật. Thiết lập quy trình tăng sinh, phân lập, định tính nhóm vi sinh vật ứng dụng trong xử lý môi trường, sản xuất phân bón vi sinh, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến thực phẩm, tổng hợp các hợp chất thứ cấp.

      – Vận dụng các nguyên lý hoạt động của các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và sinh học để có thể sản xuất và ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học ở quy mô công nghiệp.

      – Mô tả, giải thích hoạt động của bộ máy di truyền tế bào. Nắm vững kỹ thuật trích ly, tinh sạch, khuếch đại, phân tích, giải trình tự DNA/RNA và tạo sinh vật chuyển gene.

      Kỹ năng chung:

      – Xây dựng quy trình phân tích vi sinh vật từ bước thu mẫu, phân lập, xác định hoạt tính sinh học và định danh, định lượng bằng các phương pháp nuôi cấy kết hợp phương pháp sinh học phân tử.

      – Thiết lập quy trình công nghệ lên men vi sinh vật nhằm sản xuất sinh khối, sản phẩm trao đổi chất bậc 1 và 2, enzyme, sản phẩm chuyển hóa sinh học và sản phẩm DNA tái tổ hợp.

      – Thiết kế, xây dựng quy trình công nghệ nuôi cấy mô thực vật để nhân giống vô tính cây trồng sạch bệnh với số lượng lớn; công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật sản xuất sinh khối để thu nhận các hợp chất thứ cấp làm dược liệu; công nghệ thủy canh sản xuất rau an toàn… Thành thạo các kỹ thuật cơ bản trong nuôi cấy mô và tế bào thực vật (chuẩn bị mẫu vật, pha chế môi trường nuôi cấy, kiểm soát điều kiện vô trùng, thao tác cấy, cách xử lý các sự cố…). – Thiết lập quy trình sản xuất chế phẩm enzyme với nhiều mức độ tinh sạch. Ứng dụng chế phẩm enzyme trong các lĩnh vực thực phẩm, môi trường, nông nghiệp và dược phẩm.

      – Thiết lập quy trình công nghệ sản xuất các sinh phẩm chứa hoạt chất sinh học thu được bằng phương pháp tổng hợp hóa học, trích ly từ vi sinh vật, tế bào động thực vật và ứng dụng. Thành thạo kỹ thuật trích ly hợp chất có hoạt tính sinh học phân tích định tính định lượng và đánh giá hoạt tính sinh học của hợp chất đó.

      –Lựa chọn các phương pháp phân tích công nghệ sinh học hiện đại như các phương pháp sắc ký, khối phổ, các phương pháp phân tích protein và acid nucleic vào hoàn cảnh cụ thể để kiểm soát quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học.

      – Vận dụng kiến thức về phương pháp đo và kiểm soát quá trình công nghệ sinh học.

      – Viết và thuyết trình đề cương nghiên cứu trong lãnh vực công nghệ sinh học bao gồm thu thập thông tin chọn đề tài, xác định mục đích, mục tiêu, phương pháp luận, thiết kế thí nghiệm.

      – Thành thạo phương pháp quy hoạch thực nghiệm và xử lý thống kê số liệu thực nghiệm bằng phần mềm chuyên dụng Statgraphic Centurion.

      – Phát triển và thương mại hóa sản phẩm công nghệ sinh học bao gồm đánh giá lợi nhuận của sản phẩm, lập kế hoạch marketing, tuân thủ luật sở hữu trí tuệ, áp dụng kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, GMP, HACCP và an toàn sinh học… vào thực tế sản xuất, xây dựng chương trình quản lý thích hợp.

      – Sử dụng (đọc, hiểu) tài liệu chuyên ngành bao gồm phương pháp, quy trình, bài báo khoa học, sáng chế, giải pháp kỹ thuật bằng tiếng Anh.

      – Viết và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu hoặc quy trình sản xuất, phân tích và ứng dụng sản phẩm công nghệ sinh học, tuân thủ các văn bản pháp quy về sản phẩm đó.

      Hướng chọn thực phẩm:

      Kiến thức:

      – Phân tích sự biến đổi của các thành phần cấu thành thực phẩm trong nguyên liệu, trong quá trình chế biến và thời gian bảo quản.

      – Mô tả và giải thích các quá trình công nghệ ứng dụng trong chế biến thực phẩm.

      Kỹ năng:

      – Thành thạo kỹ thuật phân tích hóa lý và vi sinh vật trong thực phẩm nhằm kiểm tra chất lượng đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

      – Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất và ứng dụng nguyên liệu thực phẩm thứ cấp.

      – Thiết lập quy trình sản xuất sản phẩm thực phẩm lên men. Thành thạo kỹ thuật lên men bia, sản xuất nước chấm lên men và lên men sữa.

      Hướng chọn môi trường:

      Kiến thức:

      – Phân tích những biến đổi hóa học xảy ra trong môi trường đất, nước và không khí. Thành thạo kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu hóa môi trường và vi sinh môi trường nhằm đáp ứng quy định pháp luật về môi trường.

      – Đánh giá tác động ô nhiễm đến tài nguyên và đa dạng sinh học.

      – Mô tả và giải thích các công nghệ xử lý ô nhiễm, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm.

      Kỹ năng:

      – Thành thạo kỹ thuật sản xuất và ứng dụng một số dạng chế phẩm sinh học xử lý môi trường và ủ compost.

      – Tư vấn thiết kế, vận hành và đề xuất công nghệ xử lý nước thải.

      Hướng chọn nông nghiệp:

      Kiến thức:

      – Thiết lập quy trình nhân nuôi những sinh vật có ích (như vi sinh vật, tuyến trùng, côn trùng có ích...) phục vụ cho bảo vệ cây trồng và phân bón hữu cơ, vi sinh. Thành thạo kỹ thuật sản xuất một số chế phẩm phân bón vi sinh và phương pháp đánh giá hiệu quả đấu tranh sinh học trong lãnh vực bảo vệ thực vật.

      Kỹ năng:

      – Áp dụng các phương pháp công nghệ sinh học trong chuẩn đoán bệnh, phòng bệnh và chữa bệnh thủy sản.

      – Kỹ thuật nuôi trồng và chế biến nấm ăn và và nấm dược liệu.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sinh viên có thể làm việc ở những vị trí như:

      – Kỹ sư điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm.

      – Chuyên viên công nghệ sinh học tại các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản; các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, cơ quan nghiên cứu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học thực vật, công nghệ sinh học động vật.

      – Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm; cán bộ xét nghiệm trong bệnh viện, trung tâm y khoa.