Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH - Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ thực phẩm

      Chương trình

      Ngành

      Công nghệ Thực phẩm

      Thời lượng

      1 tháng

      Đối tượng tuyển sinh:

      Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:

      – Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:

      Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), B00(Toán,Hóa, Sinh), C08(Văn, Hóa, Sinh), D07(Toán, Hóa, Anh).

      – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), B00(Toán,Hóa, Sinh), C08(Văn, Hóa, Sinh), D07(Toán, Hóa, Anh).

      – Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định.

      Mục tiêu đào tạo:

      – Đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng.

      – Bên cạnh đó, sinh viên được thường xuyên thực hành trong phòng thí nghiệm, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống và công việc.

      – Mô tả cấu trúc phân tử của những thành phần hoá học chính trong thực phẩm như carbohydrate, lipid, protein, chất màu, vitamin… và tính chất chức năng của chúng trong thực phẩm.

      – Mô tả các phản ứng hoá học xảy ra ở thực phẩm trong quá trình chế biến và áp dụng để giải thích các biến đổi về cảm quan (màu sắc, mùi vị, cấu trúc…), dinh dưỡng xảy ra trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.

      – Xác định tính chất của thực phẩm, dự đoán giá trị dinh dưỡng, chất lượng của thực phẩm và giải thích trên cơ sở liên hệ với sự lựa chọn nguyên liệu/ thành phần nguyên liệu.

      – Phân loại các vi sinh vật gây bệnh và làm hư hỏng thực phẩm. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau (hoạt độ nước, pH, nhiệt độ, nồng độ oxy…) đến hoạt động, sự phát triển của các vi sinh vật và đề xuất biện pháp kiểm soát. Mô tả các giới hạn cho phép liên quan đến độ an toàn và chất lượng thực phẩm.

      – Phân lập và nhận diện các vi sinh vật thường có mặt trong thực phẩm.

      – Lựa chọn và thực hiện phương pháp phân tích (hóa học, hóa sinh, vi sinh) thích hợp để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm và diễn giải ý nghĩa kết quả nhằm kiểm soát hiệu quả các quá trình sản xuất.

      – Mô tả bản chất các quá trình và nguyên lý vận hành các thiết bị cơ bản trong công nghệ thực phẩm, nguyên tắc thiết kế nhà máy thực phẩm.

      – Giải thích các biến đổi xảy ra trong quá trình sản xuất và thiết lập qui trình công nghệ chế biến các sản phẩm thực phẩm: lương thực, rau quả, dầu mỡ, bánh kẹo, đường, thịt và thuỷ sản, sữa trứng, đồ uống, trà, cà phê, cacao.

      – Giải thích nguyên nhân hư hỏng của thực phẩm và các yếu tố ảnh hưởng. Ứng dụng các phương pháp bảo quản khác nhau để kéo dài thời gian bảo quản và duy trì an toàn thực phẩm. Tính toán và thiết lập các thông số kỹ thuật cho các phương pháp bảo quản bằng lạnh đông, đóng hộp.

      Kỹ năng:

      – Phát triển sản phẩm thực phẩm mới, điều chỉnh qui trình sản xuất sản phẩm thực phẩm để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và các thay đổi trong công nghệ sản xuất.

      – Mô tả các loại bao bì sử dụng cho thực phẩm, ưu nhược điểm của từng loại, lựa chọn giải pháp thích hợp nhằm thoả mãn các yêu cầu của từng loại sản phẩm phù hợp với phương pháp bảo quản, tính tiện dụng, giảm thiểu phế thải và đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

      – Thiết kế các thí nghiệm, thu thập, xử lý số liệu thực nghiệm và diễn giải kết quả, dự đoán ảnh hưởng của nguyên liệu và quá trình sản xuất đến chất lượng và tính an toàn của sản phẩm thực phẩm.

      – Phân tích nguyên nhân của các loại ngộ độc thực phẩm, áp dụng kiến thức về các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, GMP, HACCP… vào thực tế sản xuất, xây dựng chương trình quản lý để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

      – Thực hiện và phản biện các báo cáo kỹ thuật, trình bày báo cáo trước các đối tượng khán giả khác nhau: chuyên ngành và không chuyên ngành.

      – Thể hiện các hiểu biết về các vấn đề và xu hướng mới trong sản xuất và công nghệ thực phẩm, thị hiếu ngừơi tiêu dùng.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:

      – Kỹ sư quản lý quá trình chế biến – bảo quản – kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất... tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm.

      – Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng.