Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH - Chuyên ngành Kỹ thuật cơ điện tử | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kỹ thuật cơ điện tử

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật Cơ điện tử

      Thời lượng

      1 tháng

      Đối tượng tuyển sinh:

      Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:

      – Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:

      Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), C01(Toán, Văn, Lý).

      – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), C01(Toán, Văn, Lý).

      – Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định.

      Mục tiêu đào tạo:

      – Trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot.

      – Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thiết kế, sáng tạo các sản phẩm cơ điện tử: máy móc, thiết bị, các hệ thống, dây chuyền sản xuất tự động; có khả năng tiếp cận, khai thác, ứng dụng các sản phẩm cơ điện tử của các nước tiên tiến trên thế giới và vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, kế thừa, phát triển trên cơ sở các sản phẩm đã có.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống và công việc.

      – Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào chuyên môn của ngành làm cơ sở phân tích, tính toán và thiết kế các hệ thống cơ điện tử.

      – Thực hành nghề nghiệp thành thạo đáp ứng tốt yêu cầu công việc, cụ thể là: phân tích, xác định các yêu cầu tính toán phù hợp để thiết kế; thực hiện và đánh giá, quản lý điều hành hệ thống.

      – Tìm tòi, tiếp cận, ứng dụng hiệu quả và sáng tạo các kỹ thuật, kỹ năng và công cụ hiện đại để giải quyết những vấn đề thực tế thuộc chuyên ngành được đào tạo.

      – Giao tiếp và làm việc theo nhóm; thích ứng cao với môi trường kinh tế – xã hội.

      – Phân tích và thiết kế các hệ thống sản xuất tự động, hệ thống cơ điện tử, sản phẩm cơ điện tử.

      – Tổ chức sản xuất, vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống sản xuất tự động, các hệ thống cơ điện tử, các thiết bị cơ điện tử. Quản lý, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.

      – Lập trình và khai thác các chương trình phần mềm chuyên dụng ứng dụng trong phân tích, chẩn đoán hư hỏng, quản lý và giám sát các hệ thống sản xuất tự động, hệ thống cơ điện tử.

      – Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ; khai thác và ứng dụng thực tiễn các công nghệ sản xuất hiện đại liên quan lĩnh vực cơ – điện tử.

      Kỹ năng:

      – Trình bày, giải đáp và phản biện chuyên ngành Kỹ thuật cơ – điện tử.

      – Làm việc độc lập, sáng tạo; có phương pháp làm việc khoa học; phân tích và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn thuộc chuyên ngành được đào tạo.

      – Thiết kế, chế tạo và ứng dụng robot trong các dây chuyền sản xuất.

      – Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế và mô phỏng các hệ thống cơ khí và cơ điện tử.

      – Vận hành và khai thác các hệ thống sản xuất linh hoạt CIM.

      – Thiết kế và chế tạo các hệ thống tự động hóa trong công nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm các công việc như:

      – Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.

      – Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.

      – Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.