Trường Đại học Công nghệ TP. HCM - HUTECH - Chuyên ngành Luật kinh tế | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật kinh tế

      Chương trình

      Ngành

      Luật Kinh doanh

      Thời lượng

      1 tháng

      Đối tượng tuyển sinh:

      Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:

      – Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:

      Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), C00(Văn, Sử, Địa).

      – Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.

      Tổ hợp xét tuyển: A00(Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), C00(Văn, Sử, Địa).

      – Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:

      Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định.

      Mục tiêu đào tạo:

      – Đào đạo kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam.

      –Trang bị kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý;... để đáp ứng yêu cầu về dịch vụ pháp lý ngày càng đa dạng của các doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên:

      Kiến thức:

      – Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống và công việc.

      – Phân tích ý nghĩa và nội dung điều luật của tất cả văn bản luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

      – Hiểu biết thấu đáo tinh thần điều luật của tất cả văn bản luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam.

      – So sánh luật của Việt Nam với luật của các nước trên thế giới điều chỉnh về cùng một lĩnh vực.

      – So sánh chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, cấu trúc pháp luật, cơ chế xây dựng pháp luật của Việt Nam và các nước trên thế giới.

      – Vận dụng kiến thức luật học vào tất cả các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống, công việc.

      – Có kiến thức pháp luật tổng hợp, đáp ứng được công việc có liên quan đến pháp luật ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

      – Nhận định, đánh giá và giải quyết sự kiện pháp lý, tình huống pháp luật xảy ra trong đời sống, công việc một cách chuẩn xác, có luận cứ.

      – Đánh giá, phân tích được điểm yếu, mạnh của điều luật trong một văn bản luật, bộ luật.

      – Hiểu được quy trình ban hành, bãi bỏ, sửa đổi văn bản luật.

      – Hiểu được cơ cấu tổ chức của các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước. Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của người đứng đầu các cơ quan đó.

      – Hiểu biết cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành, quản lý của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương xuống địa phương.

      – Hiểu biết cơ cấu tổ chức và cơ chế điều hành, quản lý của cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương.

      – Hiểu biết hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

      – Hiểu biết chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và đất liền.

      – Hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong mối quan hệ với nhà nước.

      Kỹ năng:

      – Ứng dụng kiến thức luật học trong hợp tác, giao thương với các nước trên thế giới.

      – Ứng dụng kiến thức luật học trong xử lý các tranh chấp phát sinh và tranh chấp có yếu tố nước ngoài.

      – Tham vấn, tư vấn và tham gia đàm thoại, thương lượng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh liên quan đến pháp luật.

      – Thực hiện các đề án, công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực pháp luật.

      – Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, phổ biến kiến thức pháp luật, giới thiệu các luật mới, văn bản hướng dẫn luật mới.

      – Hướng dẫn thực hiện pháp luật.

      – Sắp xếp, bố trí lưu trữ hồ sơ pháp luật, văn bản pháp luật một cách có hệ thống, thuận lợi tra cứu, viện dẫn.

      – Vận dụng kiến thức pháp luật xử lý các tình huống, sự vụ, sự việc nảy sinh trong đời sống, công việc một cách hiệu quả.

      – Thực hiện công việc như: tư vấn pháp lý, cố vấn doanh nghiệp, đại diện đương sự, công chứng, chứng thực; xét xử; công tố, khởi tố, điều tra, chuyên viên ủy ban, chuyên viên phụ trách pháp lý trong các doanh nghiệp; nhân sự, tuyển dụng, tổ chức – hành chính, tính lương, bảo hiểm xã hội, thực hiện các chế độ trong doanh nghiệp, soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế; thuế, xuất nhập khẩu, hải quan, công an, quân đội…

      Cơ hội nghề nghiệp:

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:

      – Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội.

      – Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật.

      – Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấp.

      – Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục.