Chương trình
Ngành
Ngôn ngữ NhậtThời lượng
1 thángĐối tượng tuyển sinh:
Đối với ngành này, trường chia ra làm 3 phương thức xét tuyển với 3 đối tượng tuyển sinh khác nhau:
– Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia:
Đối tượng: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.
Tổ hợp xét tuyển: A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), D14(Văn, Sử, Anh), D15(Văn, Địa , Anh).
– Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn:
Đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có tổng điểm 3 môn năm lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên.
Tổ hợp xét tuyển: A01(Toán, Lý, Anh), D01(Toán, Văn, Anh), D14(Văn, Sử, Anh), D15(Văn, Địa , Anh).
– Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM:
Đối tượng: tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có kết quả đạt từ mức điểm xét tuyển do HUTECH quy định.
Mục tiêu đào tạo:
– Đào tạo những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ - văn hóa Nhật Bản để sử dụng bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Nhật thành thạo, lưu loát. Bên cạnh đó, sinh viên được trang bị những kiến thức bổ trợ về kinh tế, ngân hàng, du lịch, quan hệ quốc tế… để sau khi ra trường có thể tự tin làm việc trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế – xã hội.
– Bên cạnh những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm... sinh viên còn được rèn luyện về các nguyên tắc trong giao tiếp, ứng xử và thái độ làm việc chuyên nghiệp của người Nhật để dễ dàng hòa nhập với môi trường kinh doanh quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên:
Kiến thức:
– Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong cuộc sống và công việc.
– Phân tích về ngữ pháp, từ vựng tiếng Nhật.
– So sánh đối chiếu ngôn ngữ Nhật và ngôn ngữ Việt trong các loại văn bản giao dịch thương mại, và có thể mở rộng thêm trong lĩnh vực phiên dịch hay dịch thuật.
– Mô tả được chức năng, nhiệm vụ của một nhân viên làm công việc giao dịch thương mại, thư ký văn phòng, nhân viên tiếp thị, tiếp tân khách sạn, nhân viên bán hàng hay làm công tác biên phiên dịch.
– Nghiên cứu sâu hơn về ngôn ngữ Nhật và kiến thức về nghiệp vụ thương mại, du lịch.
Kỹ năng:
– Ứng dụng kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa, kinh tế, con người, phong tục tập quán của hai nước Nhật, Việt trong công việc và trong giao tiếp với người Nhật ở trong và ngoài công ty.
– Đưa ra kế hoạch và tổ chức công việc một cách độc lập.
– Đánh giá được kết quả, phân tích được điểm yếu, mạnh của bản thân trong công việc.
– Tổng hợp thông tin, viết báo cáo, làm nghiên cứu và khảo sát về công việc.
– Ứng dụng tiếng Nhật trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, thương mại và du lịch.
– Dịch các loại báo chí, thư từ, văn bản trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục, y tế, kinh tế, thương mại, công nghệ, du lịch.
– Phiên dịch hội thảo, đàm phán thương mại.
– Hướng dẫn các đoàn khách công ty Nhật tham quan công ty hay xí nghiệp tại Việt Nam.
– Thuyết trình về các sản phẩm thương mại.
– Tổ chức các buổi gặp mặt, hội họp và sự kiện cho công ty.
– Sắp xếp, bố trí hồ sơ văn phòng một cách có hiệu quả.
– Sử dụng khá tốt kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của ngoại ngữ 2 trong giao tiếp và trong công việc.
– Thực hiện công việc như tiếp thị, phục vụ khách hàng tại các công ty, giao và nhận hàng, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tiếp nhận khách hàng tại các nhà hàng khách sạn.
Cơ hội nghề nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, với nhiều cơ hội đa dạng và phong phú như:
– Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức của Nhật Bản.
– Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại tại các tông ty 100% vốn Nhật Bản hay liên doanh với Nhật Bản.
– Chuyên viên hướng dẫn giao dịch với các đối tác, doanh nghiệp Nhật Bản.