Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội - Chuyên ngành Công nghệ cơ điện tử | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Công nghệ cơ điện tử

      Chương trình

      Ngành

      Kỹ thuật Cơ điện tử

      Thời lượng

      1 tháng

      Mục tiêu đào tạo

      Về kiến thức:

      • Có khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực liên ngành cơ khí, điện-điện tử và khoa học máy tính.
      • Có khả năng tư duy hệ thống, phân tích, lập luận kỹ thuật, kiểm tra, thực nghiệm, nhận diện và tổ chức giải quyết vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực cơ điện tử, tự động hóa.
      • Có khả năng thiết kế và tiến hành các thí nghiệm, phân tích và giải thích dữ liệu trong lĩnh vực chuyên ngành.
      • Có khả năng thiết kế một hệ thống, một thành phần, một quá trình trong lĩnh vực liên quan để đáp ứng các nhu cầu mong muốn.
      • Có sự hiểu biết sâu sắc về ngành nghề và trách nhiệm đạo đức trong việc hành nghề trong lĩnh vực cơ điện tử.
      • Hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu.

      Về kỹ năng:

      • Sử dụng tốt các phần mềm tính toán kỹ thuật (Matlab, LabVIEW, lập trình C, Maple), các phần mềm lập trình cho PLC và hệ SCADA, các phần mềm lập trình, mô phỏng robot (AX On Desk), và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử (Orcad, Multisim, Proteus).
      • Giao tiếp hiệu quả dưới dạng văn bản, các hình thức giao tiếp điện tử, đồ họa cũng như thuyết trình.
      • Có khả năng lãnh đạo và làm việc theo nhóm.
      • Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp và có thể đọc, dịch được tài liệu kỹ thuật Cơ khí bằng tiếng Anh.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm soạn thảo văn bản, các phần mềm trực tuyến để khai thác và xử lý dữ liệu.

      Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

      • Có thể đảm nhận công việc vận hành, khai thác, bảo trì, sửa chữa các dây chuyền, thiết bị cơ điện tử, tự động hóa;
      • Đảm nhiệm các công việc thiết kế, phát triển sản phẩm cơ điện tử, tự động hóa;
      • Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ cơ điện tử, tự động hóa;
      • Tổ chức và quản lý và chỉ đạo sản xuất tại các phân xưởng;
      • Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh trang thiết bị cơ điện tử, tự động hóa;
      • Làm việc tại các viện nghiên cứu, tham gia các dự án thuộc lĩnh vực chuyên ngành.