Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì

      Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì
      Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì
      Trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì
      3 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      11 ngành

      Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      1 tháng
      Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá
      1 tháng

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 tháng
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 tháng

      Công nghệ kỹ thuật môi trường

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 tháng
      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 tháng

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học thực phẩm có thể làm việc tại:
      • Các cơ sở sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm như: Chế biến và bảo quản thịt, sữa, thủy hải sản, cà phê, chè, đồ hộp...
      • Trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ thực phẩm;
      • Các cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm...
      • Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ thực phẩm.
      • Viện, trường Đại học hoặc trung tâm đào tạo và nghiên cứu về công nghệ môi trường;
      • Trung tâm Bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý môi trường, Trung tâm về kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường và kiểm soát môi trường;
      • Các công ty như cấp - thoát nước.
      • Trung tâm tư vấn thiết kế hệ thống xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản;
      • Các nhà máy công nghiệp thuộc lĩnh vực hóa chất;
      • Các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản.
      • Đảm nhận về kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Dược liệu,
      • Chế biến và bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường...;
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;
      • Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học ở các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học, Cao đẳng...;
      • Trung tâm tư vấn thiết kế các lĩnh vực của công nghệ sinh học;
      • Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học.

      Công nghệ kỹ thuật hóa học

      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      1 tháng
      Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
      1 tháng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên sau khi tốt nghiệp Ngành công nghiệp hóa học (Mã đăng ký xét tuyển: D510401) sẽ đảm nhiệm vị trí KỸ SƯ chỉ đạo - tổ chức sản xuất, quản lý thiết bị, thiết kế thiết bị - dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng máy và thiết bị, vận hành - điều khiển dây chuyền sản xuất, Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu - sản phẩm ở các Công ty: mạ điện, chế biến khoáng sản (than, đồng, nhôm, apatit, cao lanh...), lọc - hóa dầu, chế biến lương thực, thực phẩm, sữa, chè, cafe, thuốc lá; các công ty sản xuất: phân bón hóa học (phân đạm, lân, NPK, DAP, SA...), hóa chất, bột màu, pin, ắc quy, xi măng, gốm sứ, gạch (gạch xây, gạch ốp lát, gạch chịu lửa...), ngói, bê tông, thủy tinh, giấy, sơn, cao su, nhựa, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, keo dán, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, rượu, bia, nước giải khát, đường, bánh kẹo...;

      Nhà cung cấp và tư vấn dịch vụ hóa chất và thiết bị công nghệ hóa học; Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm ứng dụng và triển khai về công nghệ kỹ thuật hóa học; Giảng viên tại các Trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở đào tạo nghề và các Trường THPT, THCS.

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Kỹ thuật cơ khí
      1 tháng
      Kỹ thuật cơ khí
      1 tháng

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      1 tháng
      Công nghệ thông tin
      1 tháng

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      1 tháng
      Quản trị kinh doanh
      1 tháng

      Công nghệ Sinh học

      Công nghệ Sinh học
      1 tháng
      Công nghệ Sinh học
      1 tháng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học có thể:
      - Đảm nhận về kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm sản phẩm công nghệ sinh học tại các đơn vị sản xuất trong các lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Dược liệu, Chế biến và bảo quản thực phẩm, xử lý môi trường...;
      - Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành, hoặc các địa phương;
      - Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực công nghệ sinh học ở các doanh
      nghiệp, viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các
      trường Đại học, Cao đẳng...;
      - Trung tâm tư vấn thiết kế các lĩnh vực của công nghệ sinh học;
      - Các Viện nghiên cứu, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng
      Ngôn ngữ Anh
      1 tháng

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh có năng lực về biên dịch, phiên dịch tại các cơ quan, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các công ty du lịch và các vị trí công tác khác yêu cầu kiến thức tiếng Anh phù hợp. Nếu đủ điều kiện có thể giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và THPT.

      Hóa học

      Hóa học
      1 tháng
      Hóa học
      1 tháng

      Kế toán

      Kế toán
      1 tháng
      Kế toán
      1 tháng

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Lịch sử hình thành

      Năm 1954, miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chấm dứt sự đô hộ gần một thế kỷ của Chủ nghĩa thực dân, bắt đầu vào thời kỳ khôi phục lại nền kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nửa phần đất nước. Trước đòi hỏi cấp bách về đội ngũ cán bộ kỹ thuật phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương thành lập một số trường Đại học và Trung cấp kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đó.

      Ngày 25-6-1956, Bộ trưởng Lê Thanh Nghị đã ký Quyết định số 184/BCN thành lập trường kỹ thuật trung cấp II và đặt địa điểm của Trường tại khu Thượng Đình-Hà Nội. Ngay từ những năm đầu thành lập, được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, nhà trường đã biên dịch, soạn thảo được nhiều tài liệu và xây dựng được đội ngũ giáo viên cho các ngành học: Hoá Vô cơ, công nghiệp Thực phẩm, Hoá nhuộm, Khai khoáng, Địa chất, Giấy và đồ hộp.

      Với chủ trương phát triển công nghiệp của Đảng và Chính phủ, một loạt các nhà máy, xí nghiệp và các khu công nghiệp ra đời, đòi hỏi công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu đó, một số ngành của trường được tách ra để thành lập trường mới.

      Năm 1958 ngành Khai khoáng được tách ra để thành lập trường Trung cấp Mỏ (nay là trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh).

      Năm 1960 ngành địa chất được tách ra để thành lập trường Trung cấp địa chất (nay là trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên). Về sau này, năm 1973 tách thành lập trường công nhân kỹ thuật Hoá chất nay là trường Cao đẳng Công nghiệp Hoá chất thuộc tập đoàn công nghiệp Hoá chất Việt Nam).

      Khi miền Bắc nước ta đi vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965), thực hiện nguyên lý và phương châm giáo dục của Đảng, “Đào tạo phải gắn liền với thực tế sản xuất”, nhà trường được chuyển từ Hà Nội lên địa bàn xã Chu Hoá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (gần 2 khu công nghiệp Hoá chất lớn đó là Việt Trì và Lâm Thao). Ngày 29-01-1962 nhà trường đã được đổi tên thành trường Trung cấp Hoá chất.

      Trong những năm chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhà trường phải đi sơ tán nhiều nơi (từ xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao đến xã Dị Nậu, xã Văn Lương, huyện Tam Nông), công tác quản lý, điều hành bị phân tán, giáo viên và học sinh của trường phải trải qua muôn vàn khó khăn, đã 5 lần phải xây dựng lại trường sở nhưng nhà trường vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt ngày 27-8-1972 trên diện tích gần 4 ha của trường đã phải gánh chịu hơn 250 quả bom của giặc Mỹ, nhà trường bị phá huỷ hoàn toàn, 17 cán bộ, giáo viên và học sinh của trường bị bom Mỹ giết hại nhưng nhà trường vẫn duy trì các hoạt động đào tạo, vẫn cho ra trường được hàng ngàn học sinh có trình độ chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết Tổ quốc.

      Giới thiệu trường Đại học Công nghệ Việt Trì (VUI) 2018 - 62 năm truyền thống đào tạo

      Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ngành Công nghiệp Hoá chất phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong ngành phải có trình độ chuyên môn cao hơn. Tổng cục Hoá chất đã giao cho trường đào tạo thí điểm đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao. Với sự giúp đỡ tận tình của trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và xây dựng chương trình đào tạo, năm 1980 nhà trường đã đào tạo thí điểm khoá kỹ thuật viên cấp cao đầu tiên cho ngành Hoá Vô cơ và Cơ khí Hoá chất và sau đó là ngành Hoá Phân tích và Hoá Hữu cơ.

      Qua hơn 10 năm đào tạo, đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao, những sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao về năng lực chuyên môn đặc biệt là kỹ năng thực hành. Cũng từ thực tế đó, tháng 9-1995 Bộ Giáo dục- Đào tạo đã Quyết định cho trường được đào tạo trình độ Cao đẳng với 4 ngành đó là Kỹ thuật Hoá Vô cơ; Kỹ thuật Hoá Hữu cơ; Hoá Phân tích và Cơ khí Hoá chất.

      Xuất phát từ thực tế sản xuất, trình độ người lao động trong các nhà máy phải được nâng cao, nhà trường đã sớm xây dựng chiến lược phát triển ở giai đoạn mới. Được sự giúp đỡ của khoa Hoá trường Đại học Tổng hợp (nay là khoa Hoá, trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã mở 2 lớp cao học cho cán bộ và giáo viên của trường cùng với sự đầu tư về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo ở trình độ cao hơn.

      Ngày 24-01-1997 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 47/QĐ-TTg thành lập trường Cao đẳng Hoá chất trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Hoá chất.

      Sau nhiều năm đào tạo ở trình độ Cao đẳng, đội ngũ cán bộ quản lý cũng như cán bộ giảng dạy của nhà trường được bổ sung về số lượng, nâng cao về trình độ chuyên môn và chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất thiết bị thực hành, thí nghiệm đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo.

      Tháng 2 năm 2006, trường Cao đẳng Hoá chất được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng để đưa vào quy hoạch xây dựng trở thành trường đại học.

      Để đáp ứng được tiêu chuẩn của một cơ sở đào tạo ở trình độ đại học, nhà trường đã xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển và kế hoạch, biện pháp thực hiện chiến lược đó mà tập trung vào 2 nhiệm vụ quan trọng mang tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển nhà trường đó là: Tập trung công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường.

      Đến ngày 20 tháng 01 năm 2011 Nhà trường chính thức được nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì theo quyết định số 126/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

      Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã đào tạo được trên 80 ngàn cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đặc biệt là trong 31 năm đào tạo kỹ thuật viên cấp cao và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đẳng, nhà trường đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ngành công nghiệp và các ngành kinh tế trong cả nước, trong đó đã cung cấp nguồn lao động kỹ thuật đáng kể cho ngành Công nghiệp Quốc phòng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá và góp phần sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

      Một góc giảng đường cơ sở Lâm Thao, Phú Thọ

      Một góc giảng đường cơ sở Lâm Thao, Phú Thọ

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sẽ trở thành trường đại học đa ngành, định hướng ứng dụng, có uy tín và chất lượng ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong nước và khu vực.

      Sứ mạng

      Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, các dịch vụ giáo dục và sản phẩm khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

      Cơ sở vật chất

      Trường hiện nay có 2 cơ sở, với cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được điều kiện phục vụ đào tạo tương ứng với qui mô phát triển của Nhà truờng.

      • Cơ sở Việt Trì: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
      • Cơ sở Lâm Thao: xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

      Hệ thống giảng đường của trường hiện có 102 phòng học lý thuyết với tổng diện tích là 14.757 m­­2 , đảm bảo tiêu chuẩn, hầu hết các phòng được trang bị đèn chiếu Projector; có 44 phòng thí nghiệm, thực hành với tổng diện tích là 4.737 m­­2 ; có 06 xưởng thực hành với 838 m­­2 được trang thiết bị hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất hiện nay, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo.

      Nhà lớp học lý thuyết 7 tầng tại cơ sở Lâm Thao và giảng đường 9 tầng tại cơ sở Việt Trì đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tại tất cả khuân viên trường đều được phủ sóng wifi phục vụ cho các hoạt động học tập và nghiên cứu của cán bộ giảng viên và HSSV.

      Nhà trường có 03 hội trường lớn với sức chứa 680 chỗ ngồi phục vụ cho các hội nghị hội thảo và các hoạt động văn hóa văn nghệ của nhà trường. Nhà ăn của Trường có diện tích 466 m2 . Khu giáo dục thể chất: với tổng diện tích 11.475m2, đáp ứng yêu cầu phục vụ giảng dạy các môn học giáo dục thể chất, quốc phòng và các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao của HSSV.

      Khu thí nghiệm thực hành

      Khu thí nghiệm thực hành

      Ký túc xá có 96 phòng ở cho học sinh- sinh viên với diện tích sử dụng là 2500 m2 Trường đang tích cực chuẩn bị cho việc xây dựng nhà ký túc xá 9 tầng, 324 phòng ở với diện tích 19.360 m2, đáp ứng với 2.550 chỗ ở.

      Với diện tích 2.623 m2 thư viện nhà trường bao gồm thư viện đọc và thư viện điện tử đã được số hóa, kết nối trực trực tuyến với 26 đơn vị thành viên trong cả nước, thư viện được trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

      Thư viện điện tử : TVĐT với 200 máy tính được trang bị hiện đại, cấu hình mạnh, kết nối mạng Internet không dây, có nguồn tài nguyên được số hóa dưới nhiều hình thức gồm có 226.560 tài liệu được số hóa dưới dạng PDF. Số tài liệu kể trên bao gồm nhiều lĩnh vực như: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, nghiên cứu sáng chế, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế v.v.

      Thư viện tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam: Có tổng số 127.367 tài liệu. Các tài liệu này được lưu trữ trên máy chủ, tổ chức theo công nghệ Internet cục bộ. Danh mục tài liệu được sắp xếp theo năm từ 1986 đến nay. Giao diện khai thác được xây dựng dưới dạng web. Các máy trạm sử dụng trình duyệt web để truy cập giao diện tìm kiếm.

      Thư viện sách

      Thư viện sách

      Thư viện danh mục các kết quả nghiên cứu: Gồm các báo cáo khoa học dưới dạng rút gọn và toàn văn với tổng số 9.574 tài liệu, trong đó có 6.155 tài liệu toàn văn. Các tài liệu này được lưu trữ trên máy chủ, tổ chức theo công nghệ Internet cục bộ. Giao diện khai thác được xây dựng dưới dạng Web.

      Cơ sở dữ liệu ProQuest: Là dạng cơ sở dữ liệu trực tuyến. Đây là cơ sở dữ liệu toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay với 26 đơn vị thành viên như: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, trường đại học quốc gia TP HCM, trường đại học quốc gia Hà Nội, đại học Đà Nẵng, đại học Bách khoa Hà Nội, trường ĐHCN Việt Trì.

      Thư viện đọc: Tổng số 6.846 đầu sách giấy/giáo trình và tài liệu tham khảo, trong đó tổng số đầu sách, giáo trình và tài liệu tham khảo của 22 chương trình đào tạo trình độ đại học và cao đẳng là 5.128 đầu tài liệu và có 144 đầu tạp chí chuyên ngành đáp ứng đủ theo yêu cầu trong danh mục tài liệu của các chương trình đào tạo.

      Nguồn: Đại học Công nghệ Việt Trì

      Địa điểm