Chương trình
Ngành
Luật Kinh doanhThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên Đại học Đại Nam ngành Luật kinh tế sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm cũng như thái độ học tập và làm việc phù hợp với chuyên ngành. Cụ thể, nhà trường đào tạo sinh viên ngành Luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt; Có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật kinh tế,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên ngành Luật kinh tế như: pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã, pháp luật về đầu tư, pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về đất đai, pháp luật về tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, pháp luật về hợp đồng kinh doanh thương mại, pháp luật về phá sản, pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại,...
Về kỹ năng
- Ngoài những kiến thức học thuật sâu rộng nhà trường còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng mềm hết sức cần thiết sau khi ra trường.
- Sinh viên chuyên ngành luật kinh tế sẽ có được kỹ năng giải quyết các tình huống cụ thể thuộc chuyên ngành luật kinh tế
- Độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh;
- Giải thích, phân tích, áp dụng các quy định luật kinh tế vào thực tiễn kinh doanh, thương mại;
- Thành lập, giải thể, phá sản tổ chức kinh tế;
- Soạn thảo văn thảo, hợp đồng kinh doanh- thương mại;
- Giao tiếp, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh, thương mại;
- Tư vấn pháp luật;
- Làm việc và quản lý nhóm;
- Tham gia, nghiên cứu, giảng dạy;
- Có trình độ tiếng Anh tương đương 450 điểm TOEIC.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế sau khi tốt nghiệp sẽ là các chuyên gia về pháp luật kinh doanh có thể đảm nhiệm các vị trí công việc ở các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh nói riêng; các đơn vị trực tiếp hoạt động kinh doanh của nhà nước; các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác; các cơ quan tư pháp tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án; lực lượng công an kinh tế,...