Chương trình đào tạo
3 ngành
Chuẩn chung
CTĐT ngành Kỹ thuật Hóa dầu nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở kỹ thuật rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Kỹ thuật Hóa dầu .
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hóa dầu có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và và sáng tạokhoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực lọc – hóa dầu. Kỹ sư Lọc – hóa dầu có thể đảm nhận công tác tại các tại các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;các công ty, nhà máy về Lọc-Hóa dầu trong và ngoài nước; các trường đại học và viện nghiên cứu theo các chuyên ngành liên quan.
Chuẩn cụ thể
Về kiến thức
Sinh viên ngành Kỹ thuật Hóa dầu được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, kỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành, ngành/chuyên ngành Kỹ thuật Hoá dầu, đặc biệt tập trung kiến thức chuyên môn Lọc - Hóa dầu.
Về năng lực
Hiểu biết kỹ thuật
- Nắm vững các kiến thứcvề kỹ thuật hóa dầu, trên nền tảng các kiến thức vềtoán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học hóa học và chuyên môn kỹ thuật hóa dầu.
- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ hóa dầu.
Năng lực chuyên môn
- Áp dụng được các kiến thức cơ bản và chuyên ngành để nhận biết, phân tích và giải quyết hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực lọc – hóa dầu và các lĩnh vực liên quan.
- Nắm được cơ sở thiết kế công nghệ và thiết bị trong các nhà máy thuộc lĩnh vực lọc – hóa dầu.
- Có khả năng vận hành được các hệ thống công nghệ trong nhà máy lọc – hóa dầu và các lĩnh vực liên quan.
- Hiểu và có khả năng phân tích được các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm hóa dầu, sử dụng được các thiết bị phân tích.
- Có khả năng cập nhật, lựa chọn, làm chủ được công nghệ hiện đại, công nghệ sản xuất sạch trong lĩnh vực lọc – hóa dầu.
- Có khả năng phát hiện, xử lý sự cố trong quá trình vận hành các nhà máy thuộc lĩnh vực công nghệ lọc – hóa dầu.
- Khả năng sử dụng các công nghệ, công cụ hiện đại cần thiết cho công việc chuyên môn.
- Khả năng thiết kế, thực hiện thí nghiệm; phân tích, giải thích số liệu và áp dụng kết quả để cải thiện các quy trình.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
- Sử dụng thànhthạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu;
- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả;
- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;
- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.
Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời, đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.
Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Chuẩn chung
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Địa chất nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và phát triển ngành công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở kỹ thuật rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Kỹ thuật Địa chất, trọng tâm theo hai hướng Địa chất dầu khí và Địa vật lý dầu khí.
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Địa chất có năng lực thiết kế, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý trong lĩnh vực địa chất dầu khí và địa vật lý dầu khí. Kỹ sư Kỹ thuật Địa chất có thể đảm nhiệm công tác tại các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các công ty dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong và ngoài nước, các trường đại học, viện nghiên cứu theo các chuyên ngành liên quan.
Chuẩn cụ thể
Về kiến thức
Sinh viên ngành Kỹ thuật Địa chất được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn,kỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành Kỹ thuật Địa chất, đặc biệt tập trung các kiến thức chuyên môn Địa chất dầu khí và Địa vật lý dầu khí.
Về năng lực
Hiểu biết kỹ thuật
- Nắm vững các kiến thứcvề Kỹ thuật Địa chất, trên nền tảng các kiến thức vềtoán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học địa chất, chuyên môn địa chất dầu khí và địa vật lý dầu khí.
- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về khoa học và Kỹ thuật Địa chất dầu khí và địa vật lý dầu khí.
Năng lực chuyên môn
- Khả năng nghiên cứu nguồn gốc, qui luật và trạng thái phân bố của dầu khí trong vỏ trái đất; các chế độ hình thành, lưu trữ, bảo tồn, phá hủy các loại bẫy dầu khí, cấu trúc các bẫy chứa dầu khí.
- Năng lực tính toán các cấp trữ lượng tài nguyên dầu khí, trữ lượng thu hồi và các điều kiện khai thác mỏ, đánh giá tiềm năng các tập hợp triển vọng dầu khí.
- Khả năng ứng dụng công nghệ định lượng về các phương pháp tìm kiếm thăm dò, địa vật lý giếng khoan, thăm dò địa chấn, các phương pháp đánh giá thành hệ … để xác định chính xác các thông số của các mỏ dầu khí phục vục cho hoạt động đánh giá trữ lượng, khoan và khai thác dầu khí, quản lý và vận hành mỏ.
- Khả năng ứng dụng các phần mềm chuyên ngành để giải quyết các bài toán thực tế trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý dầu khí.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu;
- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả.
- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;
- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.
Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, hay khả năng học tập suốt đời, đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.
Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Chuẩn chung
CTĐT ngành Kỹ thuật Dầu khí nhằm đào tạo những kỹ sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức, học vấn, và sức khoẻ đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp dầu khí hiện đại của Việt Nam. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở kỹ thuật rộng, vững chắc, kiến thức và kỹ năng về ngành Kỹ thuật Dầu khí.
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Dầu khí có năng lực thiết kế, thi công sản xuất, nghiên cứu và sáng tạo khoa học, quản lý sản xuất trong lĩnh vực Kỹ thuật Dầu khí. Kỹ sư Kỹ thuật Dầu khí có thể đảm nhiệm công tác tại các đơn vị thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, các công ty dầu khí và dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí trong và ngoài nước, các trường đại học và viện nghiên cứu theo các chuyên ngành liên quan.
Chuẩn cụ thể
Về kiến thức
Sinh viên ngành Kỹ thuật Dầu khí được trang bị những kiến thức đại cương về Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn,kỹ thuật cơ sở, cơ sở ngành, ngành/chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí, đặc biệt tập trung kiến thức chuyên môn Khoan - Khai thác dầu khí.
Về năng lực
Hiểu biết kỹ thuật
- Nắm vững các kiến thứcvề Kỹ thuật Dầu khí, trên nền tảng các kiến thức vềtoán, khoa học kỹ thuật cơ bản, khoa học địa chất và chuyên môn Kỹ thuật Dầu khí;
- Khả năng xác định, thiết lập và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và công nghệ dầu khí.
Năng lực chuyên môn
- Khả năng thiết kế và phân tích hệ thống giếng khoan và quy trình để khoan và hoàn thiện giếng khoan;
- Khả năng thiết kế và phân tích hệ thống khai thác, thu gom, xử lý và vận chuyển dầu khí;
- Khả năng sử dụng các phương pháp trong khoa học địa chất và kỹ thuật để xác định đặc tính, ước lượng những thông tin địa chất và nguồn tài nguyên;
- Khả năng ứng dụng những nguyên lý công nghệ mỏ và điều kiện thực tế để tối ưu hóa việc phát triển và quản lý tài nguyên;
- Khả năng sử dụng kiến thức về kinh tế học và các phương pháp đánh giá tài nguyêncho công tác thiết kế và đưa ra quyết định dưới các điều kiện rủi ro và không chắc chắn;
- Khả năng sử dụng các công nghệ, công cụ hiện đại cần thiết cho công việc chuyên môn;
- Khả năng thiết kế, thực hiện thí nghiệm; phân tích, giải thích số liệu và áp dụng kết quả để cải thiện các quy trình.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm:
- Sử dụng thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp, làm việc và nghiên cứu;
- Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin, kết quả nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả;
- Khả năng làm việc tập thể, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng;
- Tôn trọng tính đa dạng và kiến thức chuyên môn của đồng nghiệp.
Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời, đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật của ngành và các ngành lân cận.
Khả năng nghề nghiệp: Có kiến thức về các vấn đề hiện đại, hiểu biết những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành và có khả năng áp dụng vào thực tiễn, hiểu biết về trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp.
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường
Ngày 25/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2157/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (Trường ĐHDKVN, Trường). Theo quyết định này, Trường ĐHDKVN là trường đại học công lập đặc biệt, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tập đoàn, PVN) làm chủ đầu tư, không nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Ngành Dầu khí Việt Nam. Trường ĐHDKVN về cơ bản là trường đại học định hướng nghề nghiệp, phấn đấu trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam vào năm 2020, một trong những trường đại học có uy tín của khu vực vào năm 2025, châu Á và thế giới vào trước năm 2050.
Giới thiệu Trường Đại học Dầu khí Việt Nam
Địa điểm
Với mục tiêu xây dựng Trường ĐHDKVN là một trường đại học tiên tiến, chất lượng cao, có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển bền vững của Ngành Dầu khí, Tập đoàn đã quyết định đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chính của Trường ở thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trung tâm của ngành Công nghiệp Dầu khí Việt Nam.
Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu tổng quát
Trường ĐHDKVN thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết đào tạo với NCKH và thực tiễn sản xuất kinh doanh, nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và của đất nước.
Trường ĐHDKVN đào tạo chủ yếu theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, chất lượng cao, có tiềm lực NCKH đạt trình độ khu vực và quốc tế. Trường gắn đào tạo với thực tế sản xuất và NCKH, có quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi, đa dạng và có khả năng cạnh tranh bình đẳng để phát triển và hội nhập, có cam kết với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cơ cấu tổ chức:
- Hội đồng Trường
- Ban giám hiệu
- Hội đồng Khoa học và Đào tạo
- 05 Phòng chức năng:
- Tổ chức - Hành chính
- Đào tạo
- Kế hoạch - Tài chính
- Quản trị Thiết bị & Dự án
- KHCN và Đối ngoại
- 02 Trung tâm:
- Bồi dưỡng nâng cao
- Thông tin - Thư viện
- 02 Khoa chuyên môn:
- Khoa học cơ bản
- Dầu khí.
Cơ sở vật chất
Khi mới thành lập, Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) được Tập đoàn giao sử dụng cơ sở vật chất sẵn có của Trường CĐ nghề dầu khí (PVMTC) phục vụ đào tạo và một phần tòa nhà Viện Dầu khí làm làm cơ sở tại Hà Nội trong thời gian chờ đợi trụ sở chính của Trường được xây dựng.
Sau đó, để phù hợp với các điều kiện thực tế, định hướng về xây dựng Trường có sự điều chỉnh: kể từ ngày 1/1/2014 các hoạt động của PVU được tập trung về thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và chuyển dự án xây dựng trụ sở của PVU từ Vĩnh Phúc về thành phố Bà Rịa với quy mô nhỏ hơn. Tại đây, Tập đoàn sẽ đầu tư xây dựng 3 công trình cho PVU bao gồm các hạng mục: Khu văn phòng và phòng học, Khu nhà KTX và khu nhà công vụ cho CBNV với tổng số vốn đầu tư xây dựng khoảng 400 tỉ đồng.
Hạng mục tòa nhà văn phòng và phòng học: Được thiết kế và xây dựng là tòa nhà 9 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 10.000 m². Toàn bộ các phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện và khối hành chính, văn phòng của PVU đều được đặt tại đây với quy mô thiết kế đủ đáp ứng cho các hoạt động giảng dạy đại học, sau đại học của PVU và tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn phục vụ các yêu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trong Tập đoàn.
Khu tòa nhà đầy đủ tiện nghi
Thư viện khang trang
Hạng mục tòa nhà KTX: Được thiết kế đẹp, hiện đại với tổng diện tích sàn hơn 5000m² đáp ứng 100% nhu cầu nhà ở của sinh viên PVU. Ngoài ra, các hạng mục đi kèm như nhà ăn, phòng tự học, phòng thể dục...cũng sẽ được xây dựng trong khuôn viên KTX để đảm bảo cuộc sống tiện nghi và thoải mái cho các em sinh viên.
Hạng mục tòa nhà công vụ cho CBNV: Được thiết kế bao gồm khoảng 120 căn hộ khép kín với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 12.000 m², tòa nhà công vụ sau khi xây dựng sẽ đáp ứng nhu cầu nhà công vụ cho các cán bộ, giảng viên của Trường.
Trong thời gian dự án xây dựng đang được triển khai, Tập đoàn giao cho PVU sử dụng cơ sở vật chất hiện có của Trường CĐ nghề dầu khí (PVMTC) tại Bà Rịa để phục vụ các hoạt động giảng dạy, quản lý và nghiên cứu khoa học.
Đến nay, công trình Văn phòng và phòng học thuộc Dự án xây dựng Văn phòng và phòng học, Nhà công vụ cho giáo viên và Ký túc xá cho sinh viên đã hoàn thành và chính thức đưa vào sử dụng từ đầu tháng 1/2016. Các hạng mục khác thuộc Dự án sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian sắp tới.
Nguồn: Đại học Dầu khí Việt Nam