Chương trình
Ngành
Quản lý Giáo dụcThời lượng
1 thángChuẩn đầu ra cho sinh viên
Chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà quản lý giáo dục
Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
- Nêu, phân tích vận dụng được những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Yêu nước, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có ý thức, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
Tiêu chí 2: Trách nhiệm công dân
- Nêu được các điều khoản trong Hiến pháp, các Luật liên quan trực tiếp đến quyền hạn, nghĩa vụ công dân;
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân;
- Có ý thức, tích cực tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng.
Tiêu chí 3: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Hiểu truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc, phân tích, vận dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản;
- Sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc;
- Chấp hành Luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; yêu nghề, tận tụy học tập, lao động vì sự phát triển nghề;
- Làm việc khoa học thể hiện phong cách nhà quản lý giáo dục;
- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chuẩn 2: Năng lực công cụ và năng lực cơ sở nghề quản lý giáo dục
- Tiêu chí 4: Năng lực thể chất: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 5: Năng lực ngoại ngữ: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 6: Năng lực tin học: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 7: Năng lực dạy học: Thiết kế, tổ chức, đánh giá quá trình dạy học.
- Tiêu chí 8: Năng lực giáo dục: Thiết kế, tổ chức, đánh giá quá trình giáo dục.
- Tiêu chí 9:Năng lực nghiên cứu khoa học: Lập đề cương, tổ chức, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
- Chuẩn 3: Năng lực nghề quản lý giáo dục
Chuẩn 3: Lập kế hoạch và cơ chế quản lý giáo dục
Tiêu chí 10: Thu thập và xử lý thông tin quản lý giáo dục
- Thu thập và xử lý thông tin về các tư tưởng, quan điểm, học thuyết, mô hình quản lý giáo dục hiện đại; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục;
- Thu thập và xử lý thông tin lý luận và thực tiễn về quá trình giáo dục (mục đích, mục tiêu giáo dục; nội dung, chương trình giáo dục; phương pháp; hình thức; các chủ thể giáo dục (giáo viên, học sinh…), nhân sự; cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính; kiểm tra, đánh giá; thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục…), hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục.
Tiêu chí 11: Lập kế hoạch chiến lược
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của cơ sở quản lý giáo dục;
- Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, tầm nhìn;
- Xác định mục tiêu của kế hoạch ;
- Đề xuất giải pháp, lập chương trình hành động phát triển đơn vị quản lý giáo dục;
- Đánh giá thực hiện kế hoạch.
Tiêu chí 12: Lập kế hoạch quản lý cụ thể (quản lý phát triển chương trình; phát triển đội ngũ; quản lý tài chính, tài sản; hoạt động dạy học, giáo dục; hoạt động nghiên cứu khoa học…)
- Xác định cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý cho việc lập kế hoạch cụ thể;
- Xác định mục tiêu đảm bảo yêu cầu;
- Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch phù hợp tầm nhìn chiến lược, chương trình hành động của nhà trường, khả thi, hiệu quả;
- Dự kiến đánh giá thực hiện kế hoạch.
Tiêu chí 13: Xây dựng cơ chế quản lý giáo dục
- Hiểu các văn bản quản lý giáo dục
- Soạn thảo văn bản lãnh đạo, quản lý giáo dục theo chức năng, quyền hạn quản lý
Chuẩn 4: Tổ chức, chỉ đạo quản lý giáo dục
Tiêu chí 14: Tổ chức quản lý giáo dục
- Thành lập bộ máy tổ chức thực hiện, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và mối quan hệ giữ các thành viên;
- Truyền đạt nội dung chính, cốt lõi của kế hoạch thuyết phục và gây ảnh hưởng;
- Huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động quản lý giáo dục.
Tiêu chí 15: Chỉ đạo quản lý giáo dục
- Ra và triển khai các quyết định quản lý;
- Định hướng, dẫn dắt, phát huy nguồn lực thực hiện kế hoạch quản lý.
Tiêu chí 16: Động viên đối tượng quản lý giáo dục
- Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng hiệu quả;
- Sử dụng được các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện động viên đối tượng quản lý;
- Giao việc, sử dụng phương tiện vật chất, tinh thần kích thích nhu cầu, hứng thú, tính tích cực làm việc của đối tượng quản lý.
Tiêu chí 17: Giao tiếp, xử lý tình huống hoạt động quản lý giáo dục
- Xác định những cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý xử lý tình huống quản lý giáo dục;
- Xác định tình huống, mâu thuẫn, mối quan hệ nhân - quả;
- Xử lý tình huống có lý, có tình, phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả quản lý.
Tiêu chí 18: Thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
- Quản lý việc xây dựng chuẩn, tiêu chí, công cụ… để kiểm tra, thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục;
- Triển khai thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả quá trình giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục hiệu quả;
- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả quả đánh giá, kiểm định giáo dục.
Tiêu chí 19: Phản hồi kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định giáo dục
- Phản hồi kết quả cho các đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm định giáo dục;
- Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo động lực cho sự phát triển cơ sở giáo dục.
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
Chuẩn 5: Năng lực phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 20: Tự học, tự giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục
- Thường xuyên tự học, tự giáo dục nhằm không ngừng phát triển năng lực, phẩm chất của nhà giáo, nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục;
- Trải nghiệm thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục ở cơ sở giáo dục;
- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 21: Cung ứng và thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản lý giáo dục
- Tham gia vào các hội đồng chuyên môn, tư vấn thực hiện các dịch vụ ứng dụng quản lý giáo dục (xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục của tỉnh, dự báo phát triển quy mô, xây dựng kế hoạch cấp chiến lược, cấp trung hạn, tư vấn, cố vấn cho một số hội đồng khoa học, học thuật về khoa học quản lý giáo dục.
Cơ hội nghề nghiệp
- Trợ lý, thư ký của công chức quản lý ở nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Chuyên viên hành chính trong các cơ quan quản lý giáo dục (sở giáo dục và đào tạo; phòng giáo dục và đào tạo) và các cơ sở giáo dục, đào tạo (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); các cơ sở giáo dục thường xuyên (trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp;
- Chuyên viên phụ trách công tác giáo dục trong các cơ quan, chính quyền các cấp (cơ quan trung ương, tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức giáo dục ở cộng đồng;
- Giảng viên giảng dạy về khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục (các viện, trường có đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; các khoa, tổ bộ môn quản lý giáo dục trong trường đại học và cao đẳng);
- Cán bộ nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý và phát triển giáo dục.