Chương trình đào tạo
31 ngành
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ra trường có khả năng:
- Thực hiện đúng quy trình các nghiệp vụ của ngân hàng.
- Phân tích và dự báo tình hình tài chính.
- Thẩm định (khách hàng, dự án, tài sản, tín dụng).
- Quản lý và tư vấn tài chính hiệu quả.
- Thực hiện đầu tư trên thị trường vốn, tiền tệ và hàng hóa.
- Đảm trách được những hoạt động tài chính (tài trợ, phân phối....) trong doanh nghiệp.
- Tuân thủ đúng các quy định, chế độ tài chính, thuế, các chính sách của Nhà nước và quy chế, quy định của tổ chức trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kiến thức
Kiến thức về pháp luật cơ bản
Kiến thức về giao tiếp
Kiến thức cơ sở ngành
- Phân tích, đánh giá những vấn đề cơ bản trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
- Các nghiệp vụ kế toán cơ bản.
- Cơ chế hoạt động và mục tiêu của tổ chức
- Ứng dụng toán học trong kinh tế
- Kiến thức về các quy luật cơ bản trong kinh tế
- Giải thích được sự vận động và những mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
- Kiến thức về nghiên cứu định lượng trong kinh tế
- Kiến thức cơ bản về Marketing và các hoạt động quản trị
Kiến thức chuyên ngành
- Các phương pháp phân tích và dự báo tài chính
- Các quy định về thuế và quản lý thuế
- Cách thức và phương pháp tổ chức, quản lý hoạt động trong ngân hàng
- Đánh giá mức độ tín nhiệm và định giá tài sản
- Kiến thức tài chính chuyên sâu
- Kiến thức về thị trường tài chính trong và ngoài nước.
- Kỹ thuật đầu tư trên thị trường tài chính
- Phương phápđánh giá hiệu quả đầu tư và cách thức quản lý rủi ro
- Kiến thức nghiệp vụ kế toán phản ánh hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Kiến thức về thiết lập và cách thức thẩm định dự án hiệu quả.
- Kiến thức về các phương thức thanh toán trong nền kinh tế
Kiến thức chuyên ngành nâng cao
- Ứng dụng phần mềm trong đầu tư
- Ứng dụng phần mềm trong dự báo tài chính
Kỹ năng
- Phản ánh toàn bộ hoạt động ngân hàng bằng con số
- Tính toán lãi, phí chính xác với từng sản phẩm dịch vụ
- Phát hiện thiếu sót, đề xuất ý kiến chấn chỉnh kịp thời góp phần phòng ngừa rủi ro cũng như đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động ngân hàng
- Thu thập dữ liệu, tổng hợp thông tin từ thị trường phục vụ cho công việc
- Tính các chỉ số tài chính
- Phân tích đánh giá tình hình tài chính và đề xuất giải pháp khắc phục
- Trình bày kết quả phân tích, đánh giá kết quả phân tích
- Đánh giá triển vọng tăng trưởng trong tương lai của tổ chức làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và ra quyết định
- Phán đoán mức độ tin cậy của đối tượng giao tiếp
- Đề xuất và thực hiện quy trình thẩm định phù hợp
- Kiểm soát hoạt động tài chính (thu - chi - quản lý sử dụng tài sản )
- Sử dụng nguồn lực tài chính hiệu quả và sinh lời
- Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục đối tượng
- Tính toán (tỷ suất) mức sinh lợi đạt được
- Phân tích ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, các chính sách tới tỷ suất sinh lợi
- Nhận diện và đánh giá, kiểm soát rủi ro hiệu quả
- Lập cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp
- Tính các loại thuế và đánh giá được tác động của chính sách thuế
- Tư vấn các sản phẩm ngân hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng
- Quản lý thu- chi cân đối ngân sách tại địa phương
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ khả năng dự tuyển vào các tổ chức với vị trí công việc sau đây:
- Các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm...) ở các vị trí như là Chuyên viên Tín dụng, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh ngoại hối, Quản lý nguồn vốn, Tư vấn tài chính, Giao dịch viên, Kế toán viên, Kiểm soát viên, Kế toán tổng hợp, Phân tích đầu tư, Quản trị rủi ro, Quản lý danh mục đầu tư, …;
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước như: các sở, ban, ngành của chính phủ; các tổ chức phi chính phủ, các dự án hoặc chương trình phát triển... với các vị trí như là Chuyên viên phòng kinh doanh, Chuyên viên phòng kế hoạch tài chính, Chuyên viên phòng quản trị tài chính,…;
- Có khả năng nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động ở các doanh nghiệp; có khả năng hoạch định, triển khai thực hiện, điều hành các hoạt động trong doanh nghiệp và tạo lập doanh nghiệp mới.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Năng lực lập các kế hoạch kinh doanh
1.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Biết vận dụng các chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và kiểm soát.
- Biết lập kế hoạch bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự, kế toán, sản xuất
1.2 Kỹ năng
- Thành thạo các kỹ năng giao tiếp và truyền tải thông tin đến đối tác, khách hàng và nhân viên trong công ty.
- Biết lập kế hoạch quản lý thời gian.
- Thành thạo kỹ năng thu thập thông tin và giải quyết vấn đế.
- Có khả năng làm việc theo nhóm và với cộng đồng.
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Thành thạo kỹ năng tự chủ.
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học ứng dụng.
- Có khả năng quản lý và lãnh đạo.
- Có khả năng lắng nghe.
1.3 3. Phẩm chất cá nhân
- Phẩm chất đạo đức cá nhân: sãn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện và sang tạo.
- Phẩm chất đạo dức nghề nghiệp: hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập và chủ động; Có sự quyết đoán trong kinh doanh; khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường biến động; giữ chữ tín và cam kết, tuân thủ nội quy, quy định của doanh nghiệp
- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật.
2. Năng lực tổ chức thực hiện, đánh giá các kế hoạch và đề xuất các giải pháp kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
2.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Biết vận dụng các chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và kiểm soát.
- Biết sử dụng các quy trình tổ chức thực hiện và các tiêu chí, chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh.
- Biết phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2 Kỹ năng
- Biết tổ chức quản lý và lãnh đạo.
- Biết tổ chức thu thập thông tin, giải quyết vấn đề.
- Thực hiện được kỹ năng ra quyết định.
3. Phẩm chất cá nhân
- Tự chủ
- Kiên trì
3. Năng lực giải quyết vấn đề
3.1 Kiến thức
- Biết cách thu thập thông tin và nhận diện vấn đề.
- Biết vận dụng các cách thức giải quyết vấn đề.
- Biết quy trình giải quyết vấn đề.
3.2 Kỹ năng
- Có kỹ năng nhận diện vấn đề.
- Có kỹ năng tư duy một cách hệ thống.
- Biết tổ chức thực hiện công việc và ra quyết định.
- Biết tổ chức làm việc theo nhóm.
3.3 Phẩm chất cá nhân
- Chấp nhận rủi ro
- Sáng tạo
- Quyết đoán
4. Năng lực tư vấn và tìm kiếm khách hàng
4.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Biết vận dụng các chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và kiểm soát.
- Am hiểu hành vi khách hàng.
4.2 Kỹ năng
- Có khả năng tự phát hiện cơ hội và nắm bắt nhu cầu khách hàng.
- Có kỹ năng thăm dò.
- Thành thạo kỹ năng giao tiếp.
- Có kỹ năng thuyết phục.
- Biết tổ chức công việc và ra quyết định.
- Có kỹ năng kết thúc thương vụ.
4.3 Phẩm chất cá nhân
- Kiên nhẵn
- Chịu khó
- Tự chủ
5. Năng lực sử dụng ngoại ngữ và tin học
5.1 Kiến thức
- Biết vận dụng tiếng anh giao tiếp, tiếng anh chuyên ngành vào công việc.
- Biết ứng dụng các phần mềm tin học trong kinh tế.
5.2 Kỹ năng
- Có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh.
- Biết soạn thảo văn bản.
- Biết sử dụng các phần mềm ứng dụng.
5.3 Phẩm chất cá nhân
- Say mê
- Kiên nhẫn
- Chủ động
6. Năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thị trường
6.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Am hiểu về thống kê kinh tế.
- Biết vận dụng các phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin khách hàng.
- Biết phân tích và đánh giá cơ hội thị trường.
6.2 Kỹ năng
- Có khả năng tổ chức, quản lý và thu thập và tổng hợp thông tin.
- Biết phân tích và xử lý số liệu.
- Có khả năng phát hiện cơ hội thị trường.
- Biết tổ chức công việc và ra quyết định.
6.3 Phẩm chất cá nhân
- Trung thực
- Linh hoạt
- Sáng tạo
- Kiên trì
7. Năng lực dự báo và tìm kiếm cơ hội kinh doanh
7.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Biết vận dụng các phương pháp dự báo trong kinh doanh.
- Am hiểu quy trình phân tích và phát hiện cơ hội thị trường.
7.2 Kỹ năng
- Có khả năng thu thập thông tin và thực hiện dự báo nhu cầu thị trường.
- Có khả năng nhận diện và phát hiện cơ hội thị trường.
- Biết tổ chức đánh giá và lựa chọn cơ hội kinh doanh.
7.3 Phẩm chất cá nhân
- Chủ động
- Linh hoạt
- Quyết đoán
8. Năng lực cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, phân tích và phản biện kiến thức hiện tại, nghiên cứu để phát triển hay bổ sung kiến thức
8.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các phương pháp cập nhật kiến thức và tổng hợp tài liệu.
- Am hiểu quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học.
8.2 Kỹ năng
- Có kỹ năng nghiên cứu tài liệu.
- Có khả năng nhận thức vấn đề.
- Có kỹ năng tư duy.
- Có thể thực hiện nghiên cứu khoa học.
8.3 Phẩm chất cá nhân
- Say mê
- Kiên nhẫn
- Chủ động
9. Năng lực tự nghiên cứu
9.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Am hiểu về quy trình thực hiện nghiên cứu .
- Biết phân tích chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu.
9.2 Kỹ năng
- Biết lập kế hoạch quản lý thời gian.
- Có khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động nghiên cứu.
- Có khả năng tiếp cận môi trường thực tiến.
9.3 Phẩm chất cá nhân
- Chủ động
- Kiên trì
10. Năng lực sư phạm
10.1 Kiến thức
- Biết phân tích các kiến thức về chuyên môn.
- Biết vận dụng các phương pháp tổ chức lớp học và giảng dạy.
10.2 Kỹ năng
- Có khả năng soạn bài giảng.
- Thành thạo kỹ năng thuyết trình.
- Biết tổ chức lớp học.
- Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy.
- Biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Có khả năng đánh giá người học.
- Có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh.
10.3 Phẩm chất cá nhân
- Sáng tạo
- Say mê
- Linh hoạt
- Chăm chỉ
- Tự tin
11. Năng lực tổ chức, kiểm tra, kiểm soát, tư vấn và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp
11.1 Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Biết vận dụng các chức năng cơ bản của quản trị trong tổ chức: hoạch định, tổ chức, kiểm tra và kiểm soát.
- Biết phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.
11.2. Kỹ năng
- Có khả năng thu thập thông tin.
- Biết tổ chức quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh.
- Có khả năng giải quyết vấn đề.
11.3. Phẩm chất cá nhân
- Trung thực
- Kiên trì
- Chủ động
12. Năng lực gây ảnh hưởng và động viên nhân viên
12.1. Kiến thức
- Am hiểu tâm lý học và tâm lý trong quản trị kinh doanh.
- Biết vận dụng các lý thuyết động viên nhân viên.
12.2. Kỹ năng
- Có khả năng thăm dò và am hiểu tâm lý nhân viên.
- Thành thạo kỹ năng giao tiếp.
- Có khả năng lãnh đạo.
- Có kỹ năng động viên.
12.3. Phẩm chất cá nhân
- Chịu khó
- Quyết đoán
- Sẵn sàng tương trợ
13. Năng lực bán hàng, kế toán, đầu tư và lãnh đạo
13.1. Kiến thức
- Biết vận dụng các quy luật kinh tế, các biến số của môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Am hiểu quy trình thực hiện bán hàng.
- Biết các kiến thức về nghiệp vụ kế toán cơ bản.
- Biết phân tích, thiết lập và thẩm định dự án kinh doanh.
- Am hiểu tâm lý học cá nhân.
- Biết vận dụng các kiến thức về động viên nhân viên.
13.2. Kỹ năng
- Biết kỹ năng thăm dò.
- Biết trình bày lợi ích sản phẩm.
- Có khả năng xử lý phản đối.
- Có khả năng thuyết phục.
- Biết tỏ chức hạch toán, kế toán.
- Có khả năng đánh giá và lựa chọn dự án.
- Thành thạo kỹ năng sử dụng con người.
13.3. Phẩm chất cá nhân
- Linh hoạt
- Sáng tạo
- Kiên nhẫn
- Quyết đoán
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh.
- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện, trường đại học.
- Trợ lý giám đốc, quản lý xuất nhập khẩu.
- Quản lý khách sạn, khu giải trí, nhà hàng.
- Tự thành lập
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Khoa học môi trường nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng về môi trường, bảo vệ môi trường và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết cho sinh viên, khi ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Hiểu các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản về tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học môi trường bao gồm toán, hóa học, sinh học, hóa môi trường và các hệ sinh thái nhằm áp dụng các kiến thức này trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường;
- Có kiến thức tổng hợp về môi trường và kiến thức chuyên sâu khoa học môi trường nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong lĩnh vực môi trường; sinh thái môi trường; công nghệ môi trường; sử dụng và bảo vệ tài nguyên hướng đến việc phát triển bền vững xã hội;
- Trình độ ngoại ngữ, tin học: Đạt chuẩn theo quy định trình độ ngoại ngữ, tin học hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng về quản lý môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý và vận hành các công trình xử lý chất thải, cấp thoát nước;
- Có khả năng phân tích, đánh giá, dự báo, đề xuất biện pháp phòng tránh và khắc phục những vấn đề môi trường;
- Ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn;
- Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình và truyền đạt các kiến thức về môi trường.
3. Phẩm chất
- Tuân thủ pháp luật và kỷ luật trong công việc;
- Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực môi trường như: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Công thương, Giao thông vận tải, Công an và Quốc phòng
- Ban quản lý các khu/cụm công nghiệp, Khu bảo tồn (Vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo vệ loài và sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan)
- Tư vấn về môi trường ở UBND các cấp, các công ty tư vấn và thiết kế môi trường
- Quản lý hệ thống xử lý chất thải, ở các cơ quan, doanh nghiệp, phụ trách công tác ISO về môi trường, sản xuất sạch
- Công ty cấp thoát nước, môi trường đô thị
- Trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các tổ chức liên quaN đến bảo vệ môi trường
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Yêu cầu về kiến thức
- Có những kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng;
- Nêu được phương pháp định danh, phân loại động thực vật thủy sinh;
- Phân tích sự tương tác giữa các yếu tố thủy lý, thủy hóa, thủy sinh trong nuôi trồng thủy sản;
- Có kiến thức cơ bản về sinh lý và dinh dưỡng động thực vật thủy sản;
- Hiểu những phương pháp chẩn đoán, các biện pháp phòng và trị các bệnh thường gặp ở động vật thủy sản;
- Hiểu những quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế;
- Có khả năng dịch và tham khảo các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
2. Yêu cầu về kỹ năng
- Định danh, phân loại động thực vật thủy sinh;
- Quản lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản;
- Vận hành và quản lý các trang thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản;
- Xây dựng công thức thức ăn và khẩu phần dinh dưỡng để đạt hiệu quả cao trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản;
- Chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản;
- Quản lý và vận hành tốt cơ sở sản xuất thủy sản như trại giống, trại nuôi thương phẩm, kinh doanh dịch vụ thủy sản;
- Chọn và thực hiện thành thạo các khâu kỹ thuật cơ bản trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản sản có giá trị kinh tế hiện nay;
- Lựa chọn phương pháp khuyến nông thích hợp cho từng địa bàn, từng đối tượng nuôi tại địa phương;
- Biết thiết kế, triển khai các đề tài nghiên cứu liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản, thu thập số liệu thí nghiệm; đánh giá so sánh kết quả thu được;
- Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch nuôi trồng thủy sản; hoạch định và tổ chức các hoạt động quản lý nuôi trồng thủy sản.
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp tốt, ứng xử nhanh;
- Biết làm việc theo nhóm, tập hợp nhóm;
- Thể hiện sáng tạo trong giải quyết công việc.
3. Yêu cầu về thái độ
- Ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp;
- Có lòng yêu nghề, nhận định được tầm quan trọng của nghề và tinh thần học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có thái độ tự hoàn thiện bản thân mình, tự học, tự nâng cao.
Cơ hội nghề nghiệp
- Nghiên cứu viên trong các cơ quan nghiên cứu, trường đại học, các cơ sở sản xuất liên quan đến nuôi trồng thủy sản
- Chuyên viên làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, Trung tâm Khuyến nông
- Nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên kinh doanh cho các doanh nghiệp chuyên về sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản
- Có khả năng tự thành lập cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở kinh doanh thuốc và thức ăn thủy sản
- Giảng dạy ở các trường đào tạo chuyên ngành nuôi trồng thủy sản
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
- Đào tạo giáo viên ra giảng dạy Giáo dục công dân ở các trường phổ thông, các trường chuyên nghiệp; làm việc ở các cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghĩa vụ công dân. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
2 Phẩm chất đạo đức
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho sinh viên, học sinh.
1.3 Phẩm chất lối sống
- Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với sinh viên, học sinh, giúp sinh viên, học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giáo viên Giáo dục công dân trường trung học phổ thông;
- Giảng viên Lý luận chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp; trung tâm bồi dưỡng chính trị quận/huyện; trường chính trị tỉnh/thành phố; các trường cao đẳng, đại học;
- Chuyên viên, viên chức phòng, ban, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (đoàn thanh niên, ban tuyên giáo, văn phòng cấp uỷ,…);
- Nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu chính trị, xã hội, giáo dục;
- Phóng viên, biên tập viên báo chí, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức và lập luận về ngành
1.1. Kiến thức khoa học cơ bản
1.1.1. Lý luận chính trị
- Hiểu rõ những nguyên lý cơ bản của CNMLN;
- Trình bày, lý giải được những nội dung cơ bản của tư tưởng HCM và rút ra bài học cho bản thân;
- Trình bày, giải thích được đường lối cách mạng của Đảng CSVN;
- Hiểu rõ những vấn đề cơ bản trong chủ trương, đường lối của Đảng.
1.1.2. Kiến thức về pháp luật
-
Nắm vững và vận dụng những kiến thức pháp luật cơ bản vào cuộc sống và nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và người khác.
1.1.3. Kiến thức về quốc phòng
- Hiểu rõ những vấn đề cơ bản về quân sự, truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam;
- Hiểu rõ những nội dung và nguyên tắc cơ bản về quốc phòng, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác quần chúng và bảo vệ tổ quốc.
1.1.4. Kiến thức về thể chất
- Hiểu rõ và ứng dụng những nguyên tắc căn bản về rèn luyện thân thể, sức khỏe, nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tật cho bản thân.
1.1.5. Kiến thức về ngôn ngữ - văn hóa
- Nắm vững, vận dụng được kiến thức về những hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa phổ quát, các cấu trúc diễn ngôn/văn bản tiếng Việt, và giao thoa ngôn ngữ - văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Trung Quốc.
1.2. Kiến thức cơ sở ngành
1.2.1. Kiến thức về ngôn ngữ Trung Quốc
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những hiện tượng thường gặp về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ Trung Quốc.
1.2.2. Kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những biểu hiện hành vi, nguyên tắc hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Trung Quốc.
1.2.3. Kiến thức văn hóa, văn học Trung Quốc
- Ứng dụng được những kiến thức nền tảng về văn hóa Trung quốc trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc và các hoạt động nghề nghiệp liên quan.
1.3. Kiến thức chuyên ngành
1.3.1. Kiến thức về hoạt động dịch thuật
- Nắm vững và vận dụng được các kiến thức liên quan về hoạt động biên – phiên dịch Trung – Việt và Việt – Trung.
1.3.2. Kiến thức lý luận dịch thuật
- Biết nhận xét, đánh giá chất lượng các sản phẩm biên – phiên dịch Trung – Việt và Việt – Trung.
1.3.3. Kiến thức lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động dịch thuật
- Nắm vững những kiến thức về các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công việc biên – phiên dịch Trung – Việt và Việt – Trung.
1.3.4. Kiến thức sử dụng công nghệ dịch thuật
- Vận dụng được những kiến thức về các thiết bị, công cụ hỗ trợ cho các hoạt động dịch thuật liên quan nghề nghiệp.
1.4. Kiến thức hỗ trợ khác
1.4.1. Kiến thức về nghiên cứu khoa học
- Biết xây dựng và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản về dịch thuật Trung – Việt và Việt – Trung.
1.4.2. Kiến thức về giáo dục học ngôn ngữ, bản ngữ và ngoại ngữ
- Hiểu rõ, vận dụng tổng hợp các kiến thức liên quan về giáo dục học ngôn ngữ, bản ngữ và ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.
2. Kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
2.1.1. Kỹ năng sử dụng tiếng Trung Quốc
- Đạt trình độ bậc 5/6 tiếng Trung Quốc theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
2.1.2. Kỹ năng lên kế hoạch hoạt động dịch thuật
- Phối hợp thành thạo các thao tác trong hoạt động lên kế hoạch dịch thuật Trung – Việt và Việt – Trung (các dạng văn bản/diễn ngôn khác nhau).
2.1.3. Kỹ năng tổ chức, quản lý quá trình dịch thuật
- Kết hợp tốt các thao tác trong hoạt động tổ chức, quản lý thực hiện các tiến trình, các bước biên – phiên dịch Trung – Việt và Việt – Trung (các dạng văn bản/diễn ngôn khác nhau).
2.1.4. Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động dịch thuật
- Triển khai tốt các thao tác trong các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động dịch thuật của bản thân và trong tư cách là thành viên của nhóm/tổ liên quan.
2.1.5. Kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề nghiệp vụ
- Thực hiện được các thao tác xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề gặp phải trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2. Kỹ năng mềm
2.2.1. Kỹ năng làm việc theo nhóm và đàm phán
- Thành thục các thao tác trong các hoạt động làm việc theo nhóm và đàm phán trong chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.
2.2.2. Kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ
- Thành thục các thao tác, hành vi giao tiếp (bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) và tạo lập quan hệ trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
2.2.3. Kỹ năng quản lý thời gian
- Biết áp dụng thành thạo các phương pháp quản lý thời gian, lên kế hoạch triển khai công việc phù hợp trong tác nghiệp và cuộc sống thường nhật.
2.2.4. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
- Phối hợp thành thục các thao tác tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
2.2.5. Kỹ năng sử dụng công nghệ
- Thực hiện tốt các thao tác sử dụng các thiết bị, công nghệ thông dụng nói chung và sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ nói riêng.
2.2.6. Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ thứ 2
- Đạt trình độ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp.
2.3. Phẩm chất cá nhân
2.3.1. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Hiểu rõ và nghiêm túc thể hiện các hành vi đạo đức nghề nghiệp và phát huy các truyền thống đạo đức trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có niềm tin và lý tưởng đúng đắn về nghề nghiệp bản thân.
2.3.2. Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Năng lực thực hành và phát triển nghề nghiệp
3.1. Năng lực thực hành nghề nghiệp
3.1.1. Năng lực sử dụng tiếng Trung Quốc
- Đạt trình độ tương đương bậc 5/6 tiếng Trung Quốc theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
3.1.2. Năng lực biên – phiên dịch Trung-Việt và Việt-Trung
- Phối hợp tốt việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động biên – phiên dịch Trung – Việt và Việt – Trung (các dạng văn băn/diễn ngôn khác nhau).
3.2. Năng lực phát triển nghề nghiệp
3.2.1. Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Áp dụng thành thạo các thao tác, hoạt động tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
3.2.2. Năng lực lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp
- Thành thục các hoạt động dự đoán, dự báo và lập kế hoạch định hướng phát triển nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn trong tương lai.
3.2.3. Năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể
- Triển khai tốt thao tác lập kế hoạch, tổ chức, điều phối hợp lý, phát huy sức mạnh trí tuệ của tập thể nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra trong chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.4. Năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau trong thực tế
- Có khả năng định hướng, điều chỉnh bản thân kịp thời thích ứng tốt với các môi trường làm việc đa dạng, phong phú gặp phải trong nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Trung tâm dịch thuật;
- Đài phát thanh, truyền hình địa phương, khu vực;
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Phòng/bộ phận hợp tác quốc tế sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đại học;
Mục tiêu đào tạo
- Tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học ở trường tiểu học;
- Quản lí hoạt động chuyên môn ở các trường tiểu học;
- Chuyên viên quản lý chuyên môn và các hoạt động khác ở các phòng giáo dục, sở giáo dục;
- Tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về toán học, văn học, tiếng việt, tự nhiên và xã hội;
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực kỹ thuật, nghệ thuật, giáo dục thể chất liên quan đến dạy học ở bậc học tiểu học;
- Hiểu được các kiến thức về lý luận và PPDH các bộ môn toán học, văn học, tiếng việt, tự nhiên và xã hội;
- Vận dụng được những kiến thức cơ bản, lý luận PPDH bộ môn về toán học, văn học, tiếng việt, tự nhiên và xã hội và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy ở trường tiểu học, Cao đẳng và Đại học.
- Vận dụng được phương pháp dạy học tích hợp các lĩnh vực giáo dục môi trường, kĩ năng sống, giáo dục giới tính trong quá trình dạy học.
- Tổng hợp được thông tin chuyên môn thu thập từ các đợt thực tế, thực tập sư phạm để phân tích, so sánh và vận dụng vào giảng dạy ở các trường tiểu học, Cao đẳng và Đại học phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng lập luận, tư duy, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tiểu học.
- Có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục, kỹ năng soạn giáo án, tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, nội dung giáo dục và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.
- Có năng lực tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục và các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể thông qua dạy học các môn học ở tiểu học.
- Có khả năng nhận thức được bối cảnh xã hội, xu thế phát triển của giáo dục tiểu học và nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào hoạt động giáo dục, dạy học ở tiểu học, nghiên cứu khoa học giáo dục.
- Có khả năng phân tích, đánh giá được sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập và xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh.
- Có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học tiểu học; biết cách sử dụng một số phần mềm thông dụng để đánh giá kết quả dạy học, giáo dục bổ trợ cho hoạt động nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm.
- Có kỹ năng phát triển chương trình, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa.
- Có khả năng tự học và tự nghiên cứu.
- Có kỹ năng làm việc hợp tác, chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp và người học, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể; có khả năng lắng nghe và thấu hiểu người học, cảm hóa, thuyết phục người học; có kỹ năng kiềm chế xúc cảm và xử lý linh hoạt và sáng tạo các tình huống dạy học, giáo dục; có kỹ năng giao tiếp thông thường.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học;
- Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường Đại học và Cao đẳng hoặc
- làm công tác nghiên cứu;
- Có thể làm chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường tiểu học, các cơ sở quản lý giáo dục phù hợp với chuyên môn
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Hiểu rõ những nguyên lý cơ bản của CNMLN;
- Trình bày, lý giải được những nội dung cơ bản của tư tưởng HCM và rút ra bài học cho bản thân;
- Trình bày, giải thích được đường lối cách mạng của Đảng CSVN;
- Hiểu rõ những vấn đề cơ bản trong chủ trương, đường lối của Đảng.
- Nắm vững và vận dụng những kiến thức pháp luật cơ bản vào cuộc sống và nghề nghiệp nhằm thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của bản thân và người khác.
- Nắm vững những vấn đề cơ bản về quân sự, truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước của dân tộc Việt Nam;
- Nắm vững những nội dung và nguyên tắc cơ bản về quốc phòng, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác quần chúng và bảo vệ tổ quốc.
- Hiểu rõ và ứng dụng những nguyên tắc căn bản về rèn luyện thân thể, sức khỏe, nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tật cho bản thân.
- Nắm vững, vận dụng được kiến thức về những hiện tượng ngôn ngữ - văn hóa phổ quát, các cấu trúc diễn ngôn/văn bản tiếng Việt, và giao thoa ngôn ngữ - văn hóa giữa tiếng Việt và tiếng Anh.
- Hiểu rõ, vận dụng được bản chất, nguyên tắc, tiến trình hoạt động tâm lý, nhận thức phát triển theo từng lứa tuổi khác nhau của người học, và những yếu tố tác động đến quá trình phát triển năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ của người học; liên kết việc học tiếng Anh với các môn học khác.
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những hiện tượng thường gặp về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng trong hệ thống ngôn ngữ Anh.
- Nắm vững kiến thức và vận dụng phân tích được những biểu hiện hành vi, nguyên tắc hoạt động nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh.
- Ứng dụng được những kiến thức nền tảng về văn hóa, văn học bản ngữ Anh, Mỹ trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Anh và các hoạt động nghề nghiệp liên quan.
- Hiểu rõ, vận dụng tổng hợp các kiến thức về giảng dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ; nhận ra được những đặc điểm của quá trình phát triển ngoại ngữ của người học, qua đó biết điều chỉnh cách dạy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của người học.
- Biết nhận xét, đánh giá các phương pháp, thủ thuật được áp dụng và chất lượng của một giờ dạy học tiếng Anh trên lớp.
- Nắm vững những kiến thức về các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện giờ dạy tiếng Anh.
- Nắm vững khung chương trình tiếng Anh được triển khai ở trường phổ thông và những mục tiêu chung cần đạt ở từng khối lớp, cấp học.
- Vận dụng được những kiến thức về các thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ cho các hoạt động giảng dạy, nghiệp vụ liên quan nghề nghiệp.
- Ứng dụng các kiến thức đã học vào việc xây dựng và triển khai các công trình nghiên cứu khoa học cơ bản về dạy học tiếng Anh (như 1 ngoại ngữ).
- Vận dụng được các kiến thức về hoạt động biên–phiên dịch Anh–Việt/Việt–Anh.
2. Kỹ năng
- Phối hợp thành thạo các thao tác trong hoạt động lên kế hoạch dạy học tiếng Anh cho đối tượng cụ thể.
- Nắm vững các công cụ, dạng thức và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của người học.
- Kết hợp tốt các thao tác trong hoạt động tổ chức, quản lý thực hiện các tiến trình, các bước trên lớp giờ dạy tiếng Anh.
- Triển khai tốt các thao tác trong các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học của bản thân và trong tư cách là thành viên của nhóm/tổ liên quan.
- Thực hiện thành thạo các thao tác xử lý, giải quyết các tình huống/vấn đề gặp phải trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
- Biết vận dụng thành thạo các thao tác khi thuyết trình/trình bày quan điểm, ý kiến cá nhân trước đám đông.
- Thành thục các thao tác trong các hoạt động làm việc theo nhóm và đàm phán trong chuyên môn nghề nghiệp và cuộc sống.
- Thành thục các thao tác, hành vi giao tiếp (bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) và tạo lập quan hệ trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
- Biết áp dụng thành thạo các phương pháp quản lý thời gian, lên kế hoạch triển khai công việc phù hợp trong tác nghiệp và cuộc sống thường nhật.
- Phối hợp thành thục các thao tác tổ chức thực hiện công việc có hiệu quả trong nghiệp vụ, chuyên môn và cuộc sống thường nhật.
- Thành thục các thao tác sử dụng các thiết bị, công nghệ thông dụng nói chung và sử dụng trong chuyên môn nghiệp vụ nói riêng.
- Đạt trình độ chuẩn đầu ra về ngoại ngữ theo quy định hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Hiểu rõ và nghiêm túc thể hiện các hành vi đạo đức nghề nghiệp và phát huy các truyền thống đạo đức trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có niềm tin và lý tưởng đúng đắn về nghề nghiệp bản thân.
- Hoàn thành tốt nghĩa vụ công dân, có ý thức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Mức tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy tiếng Anh
- Biên-phiên dịch tiếng Anh
Nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp
- Các trường phổ thông (THPT, THCS, Tiểu học);
- Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng (nghề), đại học, học viện, trung tâm ngoại ngữ;
- Đài phát thanh, truyền hình địa phương, khu vực;
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước; trung tâm dịch thuật;
- Phòng/bộ phận hợp tác quốc tế sở ngoại vụ các tỉnh thành, trường đại học.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Giáo dục Mầm non đạt chất lượng, tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc và giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non; có khả năng quản lí hoạt động chuyên môn các loại hình trường mầm non; có khả năng tư vấn về công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; có khả năng tự nghiên cứu và tiếp tục học tập để có trình độ cao hơn ở trong nước hoặc ngoài nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có những hiểu biết cơ bản về triết học, tâm lý giáo dục, giao tiếp, tiếng Việt, toán cơ sở, âm nhạc, múa, mĩ thuật và những hiểu biết về tự nhiên - xã hội, pháp luật,... liên quan trực tiếp đến hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi mầm non;
- Nắm vững những kiến thức về tâm lí và giáo dục học mầm non, dinh dưỡng và sự phát triển thể chất trẻ em, vệ sinh phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non,... biết cách vận dụng vào quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non;
- Nắm vững khung chương trình giáo dục mầm non, có hiểu biết sâu sắc về từng lĩnh vực phát triển cho trẻ mầm non và biết vận dụng hợp lí, hiệu quả vào việc thiết kế, tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non;
- Biết vận dụng kiến thức thu thập được từ các hoạt động thực hành nghề nghiệp để giảng dạy ở trường mầm non;
- Hiểu được các quan điểm giáo dục hiện đại về Giáo dục Mầm non trên thế giới.
2. Kỹ năng
- Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách chính xác và phù hợp, thành thạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non; Có khả năng tổ chức các hoạt động chăm sóc phù hợp với độ tuổi của trẻ, với thực tế của địa phương; có khả năng quan sát, đánh giá trẻ hằng ngày, sau một giai đoạn và phối hợp tốt với phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ;
- Thành thục các khả năng: Nghe, nói, đọc, kể chuyện, đàn, hát, múa – biên đạo múa, tạo hình có trong chương trình giáo dục mầm non;
- Có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với độ tuổi của trẻ và thực tế địa phương và có khả năng cập nhật, thu thập và xử lí thông tin trong quá trình học tập và công tác;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học ứng dụng và ngoại ngữ chuyên ngành trong dạy học mầm non;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng quan sát, phán đoán và giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy tại các trường mầm non và các cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non;
- Chuyên viên quản lí ngành GDMN ở các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT;
- Cán bộ quản lí các nhóm trẻ tư thục, cộng đồng;
- Chuyên viên tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cho các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Giáo dục Thể chất (GDTC), khi ra trường làm giáo viên giảng dạy GDTC ở các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hoặc làm công tác quản lý, công tác phong trào thể dục thể thao ở các sở, ngành.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có hiểu biết cơ bản về nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý hành chính, quản lý giáo dục, quốc phòng an ninh;
- Có kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng: Toán học thống kê, Sinh lý, Giải phẫu... đáp ứng được tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
- Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về lý thuyết, thực hành các môn thể thao trong lĩnh vực GDTC;
- Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm: Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học các môn thể thao để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức về nghiên cứu khoa học, nhất là phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDTC và huấn luyện thể thao;
- Hiểu biết chương trình GDTC trong trường phổ thông, đặc biệt nắm vững nội dung, chương trình GDTC trong trường Trung học phổ thông.
2. Kĩ năng
Đáp ứng các chuẩn kĩ năng nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở đảm bảo và phát huy các kĩ năng cơ bản sau:
- Có các kĩ năng sư phạm dạy học nội dung GDTC, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDTC ở trường phổ thông; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin truyền thông, các phần mềm dạy học, sử dụng được các phương tiện kĩ thuật thực hành phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy nội dung GDTC;
- Có kĩ năng về ngoại ngữ theo khung năng lực về ngoại ngữ 6 bậc dùng cho người Việt Nam do Trường Đại học Đồng Tháp quy định;
- Có năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng đổi mới công tác giáo dục và tìm tòi các tri thức địa phương vào nội dung, chương trình giáo dục;
- Có kĩ năng sư phạm giáo dục học sinh nói chung và giáo dục học sinh cá biệt, đặc biệt là học sinh ở trường THPT;
- Có khả năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải đấu thể thao ở trường học và các giải thể thao quần chúng.
- Có các khả năng hoạt động tập thể Đoàn, Hội, tổ chức các hoạt động phong trào trong trường học;
- Có khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT), biết phân tích và giải quyết các vấn đề trong ngành TDTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo;
- Có khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo cử nhân Sư phạm Mĩ thuật có chất lượng, có khả năng giảng dạy mĩ thuật trong các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng;
- Có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn ở các chương trình đào tạo sau đại học
Chuẩn đàu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Nắm vững được kiến thức cơ sở, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam;
- Hiểu biết kiến thức cơ sở về kinh tế, xã hội, nhà nước và pháp luật;
- Hiểu biết kiến thức về đường lối và chính sách quốc phòng An ninh quốc gia, nắm vững và vận dụng được một số kỹ năng quân sự cơ bản;
- Biết và có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong việc học tập và giao tiếp, nâng cao trình độ.
- Nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về phần mềm thiết kế đồ họa (powerpoint, photoshop, corel) phục vụ chuyên ngành.
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp;
- Nắm vững được kiến thức cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học, các kiến thức của khoa học xã hội, có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên ngành trong tiếp cận và nghiên cứu về mĩ thuật;
- Nắm vững hệ thống lý luận, kiến thức của khoa học xã hội, kiến thức về khoa học sư phạm, các kiến thức cơ sở, các kiến thức ngành, có khả năng vận dụng tri thức và các phương pháp liên ngành trong tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cụ thể của ngành nghề.
- Hiểu và biết vận dụng một cách linh hoạt kiến thức đại cương, kiến thức cơ bản về khoa học sư phạm và các tri thức chuyên ngành đã được đào tạo vào công tác giảng dạy. Có nghiệp vụ dạy học mĩ thuật ở các cấp học phổ thông và trình độ trung cấp, cao đẳng;
- Có khả năng tổ chức các chương trình ngoại khóa trong trường học và hoạt động cộng đồng;
- Thông qua các kiến thức đã học biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu. Đồng thời có thể vận dụng vào các hoạt động chuyên ngành như: sáng tác, xây dựng kế hoạch, tư vấn thiết kế mĩ thuật theo yêu cầu;
2. Kỹ năng
- Kĩ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, đặc điểm đối tượng... để lập kế hoạch dạy học phù hợp theo chương trình của môn học;
- Kĩ năng tổ chức, điều hành các hoạt động giáo dục mỹ thuật, các hoạt động ngoại khóa và phát triển nghệ thuật cộng đồng;
- Có kĩ năng thể hiện và cảm thụ nghệ thuật, biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt, sáng tạo vào công tác giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khóa;
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học trung thực, khách quan, biết ứng xử và giải quyết linh hoạt những tình huống sư phạm. Từ đó xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với thực tiễn.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng giảng dạy Mĩ thuật ở các cấp học phổ thông, các trường Văn hoá - nghệ thuật, hoặc có khả năng làm việc tại các tại Sở, Phòng Văn hóa - Thể thao - Du lịch và các Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa…có nội dung hoạt động mĩ thuật;
- Sinh viên tốt nghiệp có thể chép và vẽ tranh theo yêu cầu và tham gia các hoạt động mỹ thuật khác.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo Cử nhân ngành Quản lý Văn hóa trang bị cho người học các kiến thức chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa – nghệ thuật, kiến thức quản lý Nhà nước về văn hóa, các kiến thức nghiệp vụ về xây dựng văn hóa ở cơ sở và các kiến thức bổ trợ; có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động tại các UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố hoặc tại các Trung tâm văn hóa, Phòng Văn hóa và Sở Văn hóa; đào tạo người học có khả năng hoạch định, triển khai thực hiện và điều hành các hoạt động trong các cơ quan, công ty thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề về lý luận chung về chính sách văn hóa. Các chính sách về văn hóa ở Việt Nam qua các thời kỳ trên cơ sở so sánh với mô hình và chính sách văn hóa của một số nước trên thế giới;
- Vận dụng để giải quyết vấn đề về khái niệm về kinh tế, về văn hóa. Đặc trưng vị trí, vai trò, tính chất, nhiệm vụ, cách thức phân loại kinh tế văn hóa. Mối quan hệ tương tác giữa kinh tế và văn hóa. Nền kinh tế thị trường trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay và so sánh với một số nước;
- Vận dụng để giải quyết vấn đề về hệ thống pháp luật về văn hóa ở Việt Nam. Luật về quyền tác giả, tác phẩm, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, điện ảnh, di sản văn hóa. Công tác thanh tra, pháp chế và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật;
- Vận dụng để giải quyết vấn đề về bồi dưỡng khả năng hiểu biết, thưởng thức, sáng tạo các loại hình nghệ thuật nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục chung như phát triển suy nghĩ sáng tạo;
- Nhớ và nhắc lại được kiến thức về lịch sử văn hóa Việt Nam;
- Biết phân tích tổng thể về khái niệm và phân loại di sản văn hóa, phân vùng văn hóa. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, quản lý, đánh giá hoạt động khai thác di sản văn hóa phục vụ du lịch. Mối quan hệ giữa quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch;
- Nêu và giải thích được kiến thức và phục dựng lại được các loại hình nghệ thuật diễn xướng trước đây tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long;
- Vận dụng để giải quyết vấn đề về cách thức thực hiện nghe, nói, đọc, viết và các thuật ngữ, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng tiếng Anh chuyên ngành;
- Nêu và giải thích được kiến thức về cách thức thực hiện các thao táo tin học cơ bản, tin học văn phòng, các phần mềm ứng dụng trong điều tra xã hội học và các thiết bị tin học;
- Vận dụng để giải quyết vấn đề về nghiên cứu các hoạt động của con người thời tiền sử và lịch sử loài người, bằng cách tìm kiếm, phục chế, sắp xếp, nghiên cứu những chi tiết văn hóa và dữ liệu môi trường mà thời tiền sử để lại bao gồm vật tạo tác, kiến trúc, hiện vật sinh thái và phong cảnh văn hóa;
- Nêu và giải thích được kiến thức về nghiên cứu, tìm hiểu, so sánh và phân tích nguồn gốc, sự phân bố, công nghệ, tôn giáo, ngôn ngữ và cấu trúc xã hội của những nhóm dân tộc, sắc tộc của nhân loại;
- Vận dụng để giải quyết các hoạt động khai thác, định giá trị, trưng bày, triển lãm và bảo quản các cổ vật, các di sản văn hóa. Đồng thời, có những biện pháp phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Kỹ năng
- Tự thực hiện được không cần hướng dẫn về lựa chọn công cụ phân tích phù hợp; Kỹ năng đọc và hiểu kết quả phân tích; Kỹ năng ra quyết định dựa trên kết quả phân tích;
- Thực hiện thành thạo việc nhận diện và đánh giá vấn đề; Linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề;
- Thực hiện thành thạo triển khai thực hiện nhiệm vụ đến từng cá nhân; Kỹ năng quản lý vấn đề thời gian và tài chính đảm bảo đúng kế hoạch;
- Tự thực hiện được không cần hướng dẫn về khả năng bao quát vấn đề; phân tích và dự đoán kết quả và rủi ro của vấn đề;
- Tự thực hiện được không cần hướng dẫn về tạo ấn tượng trong thuyết trình; Kỹ năng xử lý vấn đề trong quá trình thuyết trình; Kỹ năng mở đầu và kết thúc buổi thuyết trình.
Cơ hội nghề nghiệp
- Cán bộ văn hóa - xã hội tại UBND xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố;
- Chuyên viên nghiệp vụ tại các phòng ban thuộc Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý khu di tích; Bảo tàng; Nhà thiếu nhi; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố;
- Nhân viên trong các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện hoặc làm việc độc lập trong các chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật và các dự án văn hóa được tài trợ;
- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các trung tâm, viện, trường đại học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, nghề nghiệp
- Phẩm chất chính trị (Trung bình)
- Trách nhiệm công dân (Cao)
- Phẩm chất đạo đức (Cao)
2 Năng lực giao tiếp
- Năng lực giao tiếp với nhân viên, với đồng nghiệp (Cao)
- Năng lực giao tiếp với khách hàng và các đối tượng khác (Cao)
- Năng lực tìm hiểu yêu cầu công nghệ mới (Trung bình)
- Năng lực đánh giá sản phẩm công nghệ (Trung bình)
3 Nhóm năng lực hiểu biết về Tin học
- Năng lực sử dụng thuật ngữ Tin học (Cao)
- Năng lực tiếp cận ngôn ngữ lập trình (Cao)
- Năng lực phân tích giải thuật và cấu trúc dữ liệu (Cao)
- Năng lực phân tích thiết kế hệ thống thông tin và lập trình cơ sở dữ liệu (Cao)
- Năng lực thiết kế cài đặt mạng máy tính và lắp ráp, bảo trì phần cứng (Cao)
- Năng lực hiểu biết và lập luận về Toán học (Trung bình)
- Năng lực vận dụng kiến thức Tin học vào thực tiễn nghề nghiệp (Cao)
4 Nhóm năng lực làm việc trong lĩnh vực Tin học
- Năng lực vận dụng lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích giải thuật, phân tích thiết kế hệ thống thông tin trong xây dựng phần mềm (Cao)
- Năng lực vận hành mạng máy tính, bảo trì hệ thống trong thiết kế và tư vấn cài đặt hệ thống phần cứng (Trung bình)
- Năng lực vận dụng lập trình cơ sở và toán học trong giảng dạy nghiên cứu (Trung bình)
- Năng lực kiểm định sản phẩm công nghệ, tư vấn giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp (Trung bình)
5 Nhóm năng lực phát triển nghề nghiệp
- Năng lực thích ứng với môi trường mớ (Cao)
- Năng lực tự đánh giá (Trung bình)
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu Tin học (Cao)
Cơ hội nghề nghiệp
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin
- Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào
- Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin
- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo
- Có thể tạo lập và quản lý cơ sở kinh doanh công nghệ thông tin tư nhân (trung tâm giảng dạy tin học A, B hoặc kinh doanh dịch vụ internet
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà quản lý giáo dục
Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
- Nêu, phân tích vận dụng được những nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Yêu nước, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có ý thức, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
Tiêu chí 2: Trách nhiệm công dân
- Nêu được các điều khoản trong Hiến pháp, các Luật liên quan trực tiếp đến quyền hạn, nghĩa vụ công dân;
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân;
- Có ý thức, tích cực tham gia các hoạt động thể hiện trách nhiệm cộng đồng.
Tiêu chí 3: Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Hiểu truyền thống văn hóa, đạo đức của dân tộc, phân tích, vận dụng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản;
- Sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với đạo đức, bản sắc văn hóa dân tộc;
- Chấp hành Luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; yêu nghề, tận tụy học tập, lao động vì sự phát triển nghề;
- Làm việc khoa học thể hiện phong cách nhà quản lý giáo dục;
- Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
Chuẩn 2: Năng lực công cụ và năng lực cơ sở nghề quản lý giáo dục
- Tiêu chí 4: Năng lực thể chất: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 5: Năng lực ngoại ngữ: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 6: Năng lực tin học: Theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
- Tiêu chí 7: Năng lực dạy học: Thiết kế, tổ chức, đánh giá quá trình dạy học.
- Tiêu chí 8: Năng lực giáo dục: Thiết kế, tổ chức, đánh giá quá trình giáo dục.
- Tiêu chí 9:Năng lực nghiên cứu khoa học: Lập đề cương, tổ chức, báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học.
- Chuẩn 3: Năng lực nghề quản lý giáo dục
Chuẩn 3: Lập kế hoạch và cơ chế quản lý giáo dục
Tiêu chí 10: Thu thập và xử lý thông tin quản lý giáo dục
- Thu thập và xử lý thông tin về các tư tưởng, quan điểm, học thuyết, mô hình quản lý giáo dục hiện đại; chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, chiến lược phát triển giáo dục;
- Thu thập và xử lý thông tin lý luận và thực tiễn về quá trình giáo dục (mục đích, mục tiêu giáo dục; nội dung, chương trình giáo dục; phương pháp; hình thức; các chủ thể giáo dục (giáo viên, học sinh…), nhân sự; cơ sở vật chất, phương tiện, tài chính; kiểm tra, đánh giá; thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục…), hoạt động dạy học, giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục.
Tiêu chí 11: Lập kế hoạch chiến lược
- Xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của cơ sở quản lý giáo dục;
- Xác định sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, tầm nhìn;
- Xác định mục tiêu của kế hoạch ;
- Đề xuất giải pháp, lập chương trình hành động phát triển đơn vị quản lý giáo dục;
- Đánh giá thực hiện kế hoạch.
Tiêu chí 12: Lập kế hoạch quản lý cụ thể (quản lý phát triển chương trình; phát triển đội ngũ; quản lý tài chính, tài sản; hoạt động dạy học, giáo dục; hoạt động nghiên cứu khoa học…)
- Xác định cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý cho việc lập kế hoạch cụ thể;
- Xác định mục tiêu đảm bảo yêu cầu;
- Đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch phù hợp tầm nhìn chiến lược, chương trình hành động của nhà trường, khả thi, hiệu quả;
- Dự kiến đánh giá thực hiện kế hoạch.
Tiêu chí 13: Xây dựng cơ chế quản lý giáo dục
- Hiểu các văn bản quản lý giáo dục
- Soạn thảo văn bản lãnh đạo, quản lý giáo dục theo chức năng, quyền hạn quản lý
Chuẩn 4: Tổ chức, chỉ đạo quản lý giáo dục
Tiêu chí 14: Tổ chức quản lý giáo dục
- Thành lập bộ máy tổ chức thực hiện, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và mối quan hệ giữ các thành viên;
- Truyền đạt nội dung chính, cốt lõi của kế hoạch thuyết phục và gây ảnh hưởng;
- Huy động nguồn lực thực hiện các hoạt động quản lý giáo dục.
Tiêu chí 15: Chỉ đạo quản lý giáo dục
- Ra và triển khai các quyết định quản lý;
- Định hướng, dẫn dắt, phát huy nguồn lực thực hiện kế hoạch quản lý.
Tiêu chí 16: Động viên đối tượng quản lý giáo dục
- Xây dựng cơ chế thi đua, khen thưởng hiệu quả;
- Sử dụng được các phương pháp, kỹ thuật, phương tiện động viên đối tượng quản lý;
- Giao việc, sử dụng phương tiện vật chất, tinh thần kích thích nhu cầu, hứng thú, tính tích cực làm việc của đối tượng quản lý.
Tiêu chí 17: Giao tiếp, xử lý tình huống hoạt động quản lý giáo dục
- Xác định những cơ sở lý luận, thực tiễn, pháp lý xử lý tình huống quản lý giáo dục;
- Xác định tình huống, mâu thuẫn, mối quan hệ nhân - quả;
- Xử lý tình huống có lý, có tình, phù hợp với thực tiễn, đạt hiệu quả quản lý.
Tiêu chí 18: Thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
- Quản lý việc xây dựng chuẩn, tiêu chí, công cụ… để kiểm tra, thanh tra, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục;
- Triển khai thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả quá trình giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục hiệu quả;
- Tổng hợp, viết báo cáo kết quả quả đánh giá, kiểm định giáo dục.
Tiêu chí 19: Phản hồi kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định giáo dục
- Phản hồi kết quả cho các đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm định giáo dục;
- Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, tạo động lực cho sự phát triển cơ sở giáo dục.
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
Chuẩn 5: Năng lực phát triển nghề nghiệp
Tiêu chí 20: Tự học, tự giáo dục, nghiên cứu khoa học giáo dục
- Thường xuyên tự học, tự giáo dục nhằm không ngừng phát triển năng lực, phẩm chất của nhà giáo, nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục;
- Trải nghiệm thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục ở cơ sở giáo dục;
- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu khoa học.
Tiêu chí 21: Cung ứng và thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà quản lý giáo dục
- Tham gia vào các hội đồng chuyên môn, tư vấn thực hiện các dịch vụ ứng dụng quản lý giáo dục (xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục của tỉnh, dự báo phát triển quy mô, xây dựng kế hoạch cấp chiến lược, cấp trung hạn, tư vấn, cố vấn cho một số hội đồng khoa học, học thuật về khoa học quản lý giáo dục.
Cơ hội nghề nghiệp
- Trợ lý, thư ký của công chức quản lý ở nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục;
- Chuyên viên hành chính trong các cơ quan quản lý giáo dục (sở giáo dục và đào tạo; phòng giáo dục và đào tạo) và các cơ sở giáo dục, đào tạo (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung học dạy nghề, cao đẳng, đại học); các cơ sở giáo dục thường xuyên (trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, quận); cơ sở giáo dục cộng đồng (trung tâm học tập cộng đồng); các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các cơ quan quản lý giáo dục của các tổ chức chính trị, văn hóa, xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp;
- Chuyên viên phụ trách công tác giáo dục trong các cơ quan, chính quyền các cấp (cơ quan trung ương, tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức giáo dục ở cộng đồng;
- Giảng viên giảng dạy về khoa học quản lý giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục (các viện, trường có đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục; các khoa, tổ bộ môn quản lý giáo dục trong trường đại học và cao đẳng);
- Cán bộ nghiên cứu khoa học về quản lý giáo dục ở các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chiến lược quản lý và phát triển giáo dục.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, có khả năng dạy môn Sinh học và môn Khoa học Tự nhiên ở trường phổ thông, ở trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm nghề và giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng, trung cấp nghề; làm việc tại các viện nghiên cứu, các sở, ban ngành, các công ty, nhà máy liên quan đến lĩnh vực Sinh học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo vào việc dạy học và giáo dục;
- Hiểu rõ tâm sinh lý và các biện pháp giáo dục học sinh;
- Có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục;
- Biết vận dụng kiến thức về pháp luật, có chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp.
- Nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về Sinh học trong chương trình đào tạo THPT;
- Có khả năng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục đã được đào tạo để tích hợp nội môn và liên môn;
- Có khả năng phân tích được chương trình, nội dung và quy luật Sinh học của phổ thông; Lập kế hoạch cho môn học theo năm, học kì, tháng, tuần, bài, tiết dạy;
- Có khả năng thiết kế giáo án, giáo án điện tử, biên soạn đề thi, đáp án; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Sinh học;
- Có khả năng hướng dẫn học sinh thực hiện các đề tài khoa học để tham khoa hội thi khoa học dành cho học sinh hàng năm.
- Đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học theo quy định chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học hiện hành của Trường Đại học Đồng Tháp.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng lập, quản lý kế hoạch dạy học và giáo dục dựa trên mục tiêu của chương trình, nội dung môn học và người học;
- Thành thạo các kỹ năng như viết, vẽ bảng, quản lí thời gian trong giờ dạy và tổ chức tốt các hoạt động tập thể;
- Có năng lực sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học, nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu khoa học ở phổ thông;
- Có kỹ năng thực hành và tổ chức, dạy thực hành thí nghiệm Bô môn Sinh học một cách thành thạo;
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo và thiết kế các đồ dùng dạy học phục vụ cho giảng dạy Bộ môn;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu, khả năng thích ứng với nhu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập;
- Xử lý linh hoạt các tình huống giao tiếp, xử lý tốt các tình huống sư phạm và giải quyết những vấn đề này trong thực tiễn dạy học và giáo dục ở trường phổ thông;
- Vận dụng linh hoạt các PPDH trong quá trình giảng dạy;
- Vận dụng thành thạo các nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng theo hướng tiếp cận năng lực.
Cơ hội nghề nghiệp
- Làm giáo viên giảng dạy môn Sinh học và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường cao đẳng nghề;
- Làm cán bộ nghiên cứu, chuyên viên tại các Sở như: Sở GD&ĐT, Sở KH&CN, Sở TN&MT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Sư phạm Tin học có chất lượng, có khả năng giảng dạy tin học trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp khác; có khả năng làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo; làm chuyên viên tin học trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có hiểu biết cơ bản về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến giảng dạy toán;
- Hiểu được các kiến thức cơ bản về kiến trúc máy tính, toán rời rạc, giải thuật, ngôn ngữ lập trình;
- Nắm vững các kiến thức cơ sở về cấu trúc dữ liệu, cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, mạng máy tính;
- Biết vận dụng những kiến thức cơ bản về tin học, phương pháp dạy học bộ môn tin và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy tin học ở trường phổ thông;
- Có hiểu biết cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
2.2. Về kĩ năng
- Có kĩ năng giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu toán học và các vấn đề trong cuộc sống;
- Có kĩ năng khai thác, sử dụng các phần mềm ứng dụng cơ bản; thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục; vận dụng được một số phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung và đặc điểm trình độ nhận thức của người học;
- Có khả năng khai thác nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lí với thực tế cuộc sống và tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể thông qua dạy học môn tin;
- Có khả năng tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục;
- Có khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học tin học trong quá trình dạy học;
- Có khả năng phân tích, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức và kết quả học tập của học sinh, từ đó xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh;
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng nhận biết và giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy tin học tại các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
- Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục và viện nghiên cứu về tin học;
- Làm chuyên viên và quản lí tại các trường học, cơ sở quản lý giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Sư phạm Ngữ văn có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có kiến thức đại cương về các khoa học xã hội và nhân văn phục vụ cho công việc giảng dạy ngữ văn;
- Có kiến thức chuyên ngành về văn học, ngôn ngữ học, văn hóa Việt Nam và các phương pháp giảng dạy ngữ văn hiện đại;
- Có kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
- Có phương pháp nghiên cứu khoa học ngữ văn để có khả năng nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này.
2. Kỹ năng
- Có kĩ năng sư phạm, vận dụng các phương pháp giảng dạy chung và giảng dạy ngữ văn, xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá, đáp ứng được nhu cầu giáo dục của nhà trường trung học phổ thông;
- Có kĩ năng cảm thụ, phân tích, thẩm bình, đánh giá các vấn đề hay hiện tượng văn học;
- Có kĩ năng đọc hiểu và hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm văn học;
- Có kĩ năng sử dụng tiếng Việt và giảng dạy tiếng Việt ở các trường phổ thông;
- Có khả năng và phương pháp tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục;
- Có kĩ năng tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm;
- Có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo quy định của Trường Đại học Đồng Tháp.
3. Thái độ
- Có phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thấm nhuần thế giới quan và tư tưởng Mac – Lênin; Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, yêu học sinh;
- Có ý thức trách nhiệm cao, đạo đức tốt và tác phong mẫu mực của người giáo viên; Sống nhân văn, luôn hướng về các giá trị chân – thiện – mỹ, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp, phù hợp bản sắc, văn hóa dân tộc;
- Có ý thức chấp hành tốt các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, nội qui của cơ quan;
- Luôn có ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn đổi mới hiện nay;
- Có ý thức làm việc độc lập, sáng tạo và nghiêm túc;
- Có tinh thần đoàn kết và hợp tác
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy môn ngữ văn ở các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài;
- Là chuyên viên phụ trách môn Ngữ văn ở phòng/ sở Giáo dục và Đào tạo;
- Là nghiên cứu viên ở trung tâm văn hóa, viện nghiên cứu về các lĩnh vực ngôn ngữ học, văn học;
- Có thể là biên tập viên, phóng viên cho các đài phát thanh, truyền hình, biên tập viên cho tòa soạn báo địa phương, trung ương, nhà xuất bản và truyền thông;
- Làm công tác chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức liên quan kiến thức về khoa học xã hội, các cơ quan quản lí giáo dục, các tổ chức xã hội,…
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên Lịch sử có niềm đam mê nghề nghiệp, có lí tưởng phấn đấu, lập trường tư tưởng cách mạng vững vàng. Nắm vững tri thức của khoa học Lịch sử và khoa học giáo dục Lịch sử, vận dụng nhuần nhuyễn giáo dục học hiện đại vào việc giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Lý luận chính trị: Có hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của ĐCSVN;
- Kiến thức pháp luật: Có kiến thức, hiểu biết về pháp luật nói chung và Luật Giáo dục nói riêng. Thực hiện nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ công dân, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ công chức, viên chức;
- Kiến thức về quốc phòng: có kiến thức, hiểu biết về an ninh, quốc phòng, có ý thức xây dựng và bảo vệ nền quốc phòng, an ninh quốc gia. Hình thành, củng cố tinh thần yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
- Có kiến thức đại cương về khoa học xã hội nhân văn, kiến thức chuyên ngành cơ bản và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt nam và tiến trình lịch sử thế giới, kiến thức về khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm.
- Có hiểu biết sâu sắc hệ thống kiến thức thông sử Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Thế giới, có năng lực nghiệp vụ sư phạm, sử dụng thành thạo hệ thống phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại vào giảng dạy lịch sử. Đáp ứng được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả môn lịch sử ở cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu chấn hưng giáo dục về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
2. Kỹ năng
- Có kỹ năng vận dụng kiến thức và các phương pháp dạy học phù hợp để hình thành tri thức lịch sử cho người học
- Có kỹ năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học lịch sử ở các cơ sở giáo dục.
- Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có kiến thức, kĩ năng và tinh thần, trách nhiệm khi tham gia làm việc theo nhóm
- Kỹ năng giao tiếp: Có kiến thức, kĩ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục
- Kỹ năng quản lý thời gian: Có khả năng sắp xếp, quản lí thời gian một cách khoa học.
Cơ hội nghề nghiệp
- Người có bằng cử nhân Sư phạm Lịch sử sau khi ra trường có thể đảm nhận nhiệm vụ của một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử, các môn Khoa học xã hội, làm công tác tư vấn hướng nghiệp ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở; riêng những người tốt nghiệp loại giỏi có thể làm cán bộ giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học
- Có thể làm cán bộ, chuyên viên nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học xã hội, làm phóng viên, biên tập viên cho các tạp chí, báo, đài phát thanh, truyền hình. Làm hướng dẫn viên ở các trung tâm bảo tồn, bảo tàng, di tích lịch sử, văn hóa
- Có thể làm cán bộ công chức, chuyên viên ở các các tổ chức chính trị, các cơ quan đoàn thể xã hội cấp xã, huyện, tỉnh, thành phố cần sử dụng hoặc có liên quan đến kiến thức lịch sử, kiến thức về văn hóa học.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo sinh viên ngành Quản lý đất đai có trình độ đại học, sau khi tốt nghiệp, có thể thực hiện những công việc sau đây:
- Công tác trắc địa – bản đồ
- Xây dựng và quản trị hệ thống thông tin đất đai
- Lập dự án và báo cáo quy hoạch
- Định giá đất và quản lý thị trường bất động sản
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai và tư vấn pháp luật đất đai
- Quản lý tài nguyên và đánh giá tác động môi trường
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức bổ trợ
- Kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật Việt Nam
- Hiểu được đặc điểm quá trình hình thành đất và đặc tính lý, hóa, sinh học đất; Kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, đặc điểm mô hình dữ liệu quan hệ và cú pháp ngôn ngữ truy vấn SQL dùng cho các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
1.2. Kiến thức cơ sở ngành
- Khái niệm và những nguyên lý cơ bản của lĩnh vực trắc địa; Hiểu được các khái niệm và những đặc điểm liên quan đến cơ sở toán học bản đồ (tỷ lệ, phép chiếu, hệ tọa độ, phương hướng); Các khái niệm và đặc điểm về hệ thống thông tin địa lý (GIS); những nguyên lý cơ bản về Viễn thám
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ công tác lập quy hoạch sử dụng đất.
1.3. Kiến thức chuyên ngành
- Hiểu Quy trình công nghệ đo đạc, Quy trình, quy phạm thành lập của các loại bản đồ chuyên ngành khác nhau: bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Kiến thức cơ bản về một số thiết bị đo đạc phổ biến: máy kinh vĩ điện tử, máy thủy bình, máy toàn đạc điện tử
- Ứng dụng các kỹ thuật biên tập và phân tích dữ liệu GIS trong quản lý đất đai; Quy trình phân tích và giải đoán ảnh Viễn thám, ứng dụng Viễn thám trong quản lý đất đai; Khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin đất đai và quy chuẩn kỹ thuật dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai
- Đánh giá tiềm năng đất đai; Kiến thức về công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, nông thôn, thống kê và kiểm kê đất đai
- Các nguyên tắc và cơ sở pháp lý để xác định giá đất và quản lý thị trường bất động sản; Kiến thức về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ địa chính, công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo về đất đai
- Kiến thức về quản lý tài nguyên đất, nước, không khí, tài nguyên rừng và đánh giá tác động môi trường
1.4. Kiến thức chuyên ngành nâng cao
- Có Kiến thức về các phần mềm bình sai và xử lý số liệu đo đạc
- Ứng dụng các công nghệ đo đạc hiện đại
- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và năng lực quản trị hệ thống thông tin đất đai.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Sử dụng và bảo quản các thiết bị đo đạc khác nhau; Vận dụng các phương pháp đo địa hình, địa vật khác nhau; Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để xử lý số liệu đo đạc, chuyển đổi hệ tọa độ (ProNet, Maptrans); Sử dụng công nghệ GNSS trong đo đạc
- Thu thập dữ liệu GIS, Viễn thám; Phân tích, xử lý ảnh Viễn thám và dữ liệu GIS; Xây dựng ứng dụng cụ thể trong quản lý đất đai bằng kỹ thuật GIS, Viễn thám
- Thiết kế cơ sở dữ liệu đất đai trên nền tảng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (PostgreSQL, MS SQL Server); Sử dụng ngôn ngữ SQL trong truy vấn cơ sở dữ liệu quan hệ; Sử dụng các phần mềm ViLIS, Microstation, Famis trong thiết kế và quản trị hệ thống thông tin đất đai
- Điều tra, khảo sát thực tế vùng quy hoạch; Tổng hợp, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình sử dụng đất và tình hình kinh tế - xã hội
- Biên tập các loại bản đồ chuyên đề, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch; Xử lý các số liệu, hoàn chỉnh hệ thống các biểu mẫu quy hoạch và viết báo cáo quy hoạch; Điều tra, khảo sát thực tế, lập dự toán kinh phí, lập dự án cho việc xây dựng bảng giá đất
- Tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính; Quản lý, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ; Soạn thảo, tiếp nhận và phân loại hồ sơ
- Sử dụng và bảo quản các loại thiết bị phân tích chất lượng môi trường đất khác nhau; Đọc được các chỉ tiêu phân tích chất lượng môi trường đất
- Sử dụng được các phần mềm thống kê để đánh giá các chỉ tiêu phân tích và báo cáo kết quả phân tích, đánh giá chất lượng môi trường đất
2.2. Kỹ năng mềm
- Soạn thảo và lưu trữ văn bản hành chính; Soạn thảo và thuyết trình báo cáo
- Soạn thảo đề cương đề tài/dự án nghiên cứu khoa học
- Đàm phán, thuyết phục; Làm việc nhóm; Khả năng làm việc độc lập
- Năng lực về tin học và ngoại ngữ
3. Phẩm chất cá nhân
- Tinh thần trách nhiệm, trung thực khác quan
- Siêng năng, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn
- Kiên trì, chịu được áp lực công việc
- Thái độ hợp tác và chia sẻ trong làm việc nhóm
- Tự tin trong chuyên môn
- Năng động, bản lĩnh vững vàng, có tinh thần phục vụ cộng đồng
- Chấp hành tốt các quy định của nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật
- Có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
Mục tiêu đào tạo
- Đào tạo người học có được phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe và ý thức phục vụ nhân dân; có ý thức và trách nhiệm công dân; sống và làm việc theo pháp luật.
- Đào tạo người học có được những hiểu biết tổng quát về khoa học xã hội và nhân văn để cung cấp nền tảng cho việc phát triển năng lực chuyên môn về công tác xã hội; có được các kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong bối cảnh khác nhau.
- Đào tạo người học thành nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có khả năng thực hành công tác xã hội tổng quát với nhiều thân chủ khác nhau.
- Đào tạo người học thành nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có khả năng thực hành công tác xã hội tổng quát trong các môi trường văn hóa và hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội khác nhau.
- Trang bị cho người học khả năng hiểu, áp dụng các giá trị và đạo đức nghề công tác xã hội trong quá trình thực hành nghề.
- Trang bị cho người học khả năng áp dụng tư duy phản biện vào phân tích và giải quyết vấn đề nhằm tăng cường năng lực cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Trang bị cho người học khả năng hiểu và áp dụng các lý thuyết về sự phát triển của con người, hành vi con người trong môi trường xã hội vào việc đánh giá các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội và môi trường của cá nhân và nhóm. Trang bị khả năng tác động đến cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trang bị khả năng xây dựng các kế hoạch can thiệp hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
- Trang bị cho người học khả năng thực hành công tác xã hội dựa trên các kết quả nghiên cứu và khả năng nghiên cứu dựa trên thực hành.
- Trang bị cho người học khả năng thúc đẩy phát triển xã hội, hệ thống an sinh xã hội, tham gia thực hành chính sách. Ưu tiên việc phân tích, đề xuất, biện hộ các chính sách và chương trình an sinh xã hội.
- Trang bị cho người học khả năng thúc đẩy, biện hộ quyền con người, đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
- Trang bị cho người học về sự cần thiết của việc học tập suốt đời và việc trau dồi, cập nhật chuyên môn thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp công tác xã hội; khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật truyền thông một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho việc thực hành nghề và nghiên cứu công tác xã hội; khả năng theo đuổi các bậc học cao hơn về công tác xã hội và các lĩnh vực cao hơn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Trong lối sống và công việc thể hiện được phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân và đất nước, ý thức và trách nhiệm công dân, sự tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, ý thức về tầm quan trọng của sức khỏe.
- Có kiến thức tổng quát về khoa học xã hội và nhân văn làm cơ sở cho việc tích lũy và phát triển các kiến thức chuyên nghiệp về công tác xã hội.
- Có kỹ năng giao tiếp ở các dạng khác nhau như lắng nghe, đặt câu hỏi, hội thoại, viết, trình bày một chủ đề trước nhiều người nhằm tăng hiệu quả làm việc của cá nhân và nhóm. Đồng thời có kỹ năng làm việc hợp tác trong các nhóm có cùng chuyên môn hoặc liên ngành.
- Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp khác nhau bao gồm nghe, nói, đọc hiểu và viết. Có kỹ năng đọc hiểu các văn bản khoa học thuộc chuyên ngành công tác xã hội.
- Có khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm thông dụng vào các công việc giao tiếp đa phương tiện, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, soạn thảo các văn bản hành chính và học thuật, trình chiếu, thực hiện các tính toán thông dụng và nâng cao phục vụ hiệu quả cho việc học tập, thực hành và nghiên cứu.
- Thể hiện hành vi chuyên nghiệp và đạo đức nghề.
- Ứng xử hiệu quả đối với sự đa dạng và khác biệt trong thực hành.
- Tham gia thực hành dựa trên nghiên cứu và nghiên cứu dựa trên thực hành.
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, gia đình, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng
- Lượng định cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng.
- Can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng.
- Lượng giá việc thực hành với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng.
- Nâng cao quyền con người, công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
- Tham gia vào thực hành chính sách.
Cơ hội nghề nghiệp
- Tham vấn tâm lý.
- Giảng dạy và nghiên cứu Công tác xã hội.
- Tham gia thực hiện, điều phối các dự án xã hội và phát triển.
- Đánh giá tác động các dự án xã hội và phát triển.
- Nghiên cứu và phân tích chính sách xã hội.
- Làm nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khỏe, giáo dục, pháp luật, kinh tế, văn hoá - xã hội, hôn nhân và gia đình, môi trường, dân số, truyền thông.
Mục tiêu đào tạo
- Có khả năng giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong các trường phổ thông, các khoa Sư phạm Âm nhạc của các trường sư phạm, các trường Nghệ thuật và Văn hóa - nghệ thuật;
- Có khả năng làm công tác đoàn, đội ở trường phổ thông và các cơ sở đào tạo khác.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Vận dụng được những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các kiến thức về tin học, ngoại ngữ cơ bản và chuyên ngành trong giải quyết các vấn đề của cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp.
- Vận dụng các kiến thức về tâm lí học, giáo dục học, nghệ thuật học, phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc.
- Người học nắm vững những kiến thức âm nhạc trình độ đại học do Bộ GD&ĐT quy định như: Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Lịch sử âm nhạc thế giới và Việt Nam, Âm nhạc cổ truyền.
- Người học nắm vững những kiến thức âm nhạc có hệ thống trình độ đại học do Bộ GD&ĐT quy định như: Thanh nhạc, Phương pháp học đàn phím điện tử, Hát hợp xướng, Phân tích tác phẩm, Hòa âm, Chỉ huy… để vận dụng kiến thức vào trong thực tế hoạt động nghề nghiệp, giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các khoa Sư phạm Âm nhạc của các trường sư phạm, các trường Nghệ thuật và Văn hoá - nghệ thuật, các cơ sở có hoạt động âm nhạc ở các địa phương;
- Sử dụng được kiến thức cơ bản, toàn diện để xây dựng kế hoạch giảng dạy âm nhạc; Có năng lực tổ chức các hoạt động về dạy và học âm nhạc; Có khả năng thể hiện các ca khúc nghệ thuật, diễn tấu được các bản nhạc soạn cho đàn phím điện tử; Có nghiệp vụ dạy học âm nhạc ở các cấp học phổ thông và trình độ cao đẳng, đại học;
- Trợ giúp cho các cơ quan quản lí giáo dục về công tác dạy học âm nhạc; Có khả năng đóng góp vào phong trào âm nhạc chung, đồng thời biết phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện phát triển cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc.
- Nhận diện được bức tranh tâm lí đặc trưng của học sinh, trạng thái tâm lí, từ đó đề xuất phương pháp giáo dục, dạy học phù hợp;
- Giải thích được bản chất và vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội, biết các công việc của người giáo viên Âm nhạc đối với lớp học của mình;
- Vận dụng các kiến thức về lí luận dạy học nói chung vào quá trình dạy học của bộ môn và có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ trong dạy học Âm nhạc;
- Lựa chọn, vận dụng được các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học;
- Thực hành vận dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp đặc trưng môn Âm nhạc theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh;
- Vận dụng những hiểu biết về một số vấn đề chuyên sâu của nghệ thuật âm nhạc Việt Nam, các nước trong khu vực và thế giới vào học tập, nghiên cứu; đáp ứng yêu cầu dạy học Âm nhạc ở trường phổ thông.
- Hiểu và vận dụng được qui trình của các đợt kiến tập, thực tập sư phạm theo yêu cầu của trường phổ thông;
- Vận dụng được phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Âm nhạc trong thực tiễn nghề nghiệp.
2. Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học… vào quá trình dạy học và khảo sát đối tượng dạy học;
- Vận dụng các kiến thức xã hội, khảo sát môi trường giáo dục (đặc điểm địa phương, cha mẹ HS…) phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Sử dụng các thông tin về đối tượng và môi trường giáo dục, xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp đối tượng dạy học và môi trường giáo dục;
- Sử dụng các thông tin trong kế hoạch dạy học, lựa chọn được phương pháp, phương tiện dạy học, công cụ hỗ trợ phù hợp từng bài học;
- Lập được kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội (tổng phụ trách), giáo dục, quản lí người học.
- Dựa vào kế hoạch dạy học, xác định được các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu, nội dung, đối tượng dạy học;
- Tổ chức được các hoạt động dạy học đa dạng phù hợp các đối tượng khác nhau, vận dụng cách thức hướng dẫn học sinh tự học phù hợp môn học;
- Kết hợp được các hoạt động giáo dục trong quá trình dạy học môn học, trong và ngoài nhà trường.
- Lập được kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên, đánh giá tổng kết trong quá trình dạy học;
- Thiết kế được các bài kiểm tra đánh giá theo những mục đích, mục tiêu phù hợp nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh;
- Dựa vào kế hoạch dạy học, giáo dục, lập được bản ghi chép, đánh giá cải tiến việc dạy học, giáo dục; lập được kế hoạch đánh giá kết quả của từng hoạt động giáo dục;
- Xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học.
- Lập được kế hoạch tự học, tự nghiên cứu phát triển chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp bản thân và môi trường làm việc.
- Phát hiện và hình thành được vấn đề nghiên cứu, phân tích và đề xuất được giải pháp phù hợp thực tiễn dạy học.
- Cập nhật kiến thức, tổng hợp tài liệu, xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ dạy học môn học Âm nhạc.
- Đánh giá được bối cảnh lịch sử, văn hóa dân tộc và bối cảnh toàn cầu đối với giáo dục nói chung, dạy học âm nhạc nói riêng từ đó có những thích ứng kịp thời nhằm phát triển nghề nghiệp chuyên môn.
- Có khả năng tự học và học tập suốt đời;
- Thu thập và tổng hợp tài liệu, quản lí thời gian, thích ứng với sự thay đổi...
- Có khả năng thành lập nhóm, xây dựng và triển khai kế hoạch làm việc của nhóm, chấp nhận sự khác biệt vì mục tiêu chung;
- Thay đổi nhóm để thích ứng với hoàn cảnh.
- Có khả năng ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra các hoạt động trong trường, trong lớp phụ trách.
- Có khả năng thuyết trình, giao tiếp hiệu quả giữa các cá nhân, giao tiếp bằng văn bản hoặc email.
- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đạt trình độ B1 theo khung tham chiếu chuẩn của Châu Âu;
- Sử dụng được tin học văn phòng cơ bản và tin học chuyên ngành Âm nhạc phù hợp công việc chuyên môn.
- Có các phẩm chất đạo đức cá nhân tốt, biết chia sẻ với người học và đồng nghiệp, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, những quy định của địa phương, quy định về nhiệm vụ, quyền của nhà giáo;
- Kiên trì, có ý thức trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tự tin, chủ động, linh hoạt, say mê công việc.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nhà giáo;
- Yêu nghề, yêu học sinh, nhiệt tình trong công tác;
- Tác phong chuyên nghiệp, thể hiện tác phong mẫu mực của người giáo viên.
- Thực hiện tốt các chức năng xã hội của giáo dục, tích cực đóng góp phát triển giáo dục để giáo dục thực sự là động lực phát triển xã hội, có khả năng giữ mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và gia đình, xã hội;
- Có tinh thần dân tộc, hiểu biết về văn hóa dân tộc Việt Nam;
- Có ý thức về an ninh quốc phòng toàn dân, thể hiện lập trường vững vàng và sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc.
Cơ hội nghề nghiệp
- Có khả năng làm việc, giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các khoa Sư phạm Âm nhạc của các các tr¬ường sư phạm, các trường Nghệ thuật và Văn hoá - nghệ thuật;
- Có khả năng làm việc tại các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục các tỉnh và thành phố trên cả nước, các đoàn nghệ thuật, các cơ quan văn hóa có nội dung hoạt động âm nhạc quần chúng và chuyên nghiệp.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo giáo viên giảng dạy môn Vật lý trình độ Đại học có phẩm chất chính trị, thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ công dân và có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tác phong mẫu mực. Có kiến thức, kĩ năng đáp ứng yêu cầu dạy học môn Vật lý trong chương trình giáo dục trung học phổ thông, có kĩ năng tổ chức quá trình giáo dục nhằm phát triển nhân cách học sinh, có kĩ năng tìm hiểu người học và môi trường giáo dục để dạy học và giáo dục phù hợp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có hiểu biết về những vấn đề cơ bản chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước;
- Nắm được mục đích, phương châm của các tổ chức chính trị - xã hội tiêu biểu như: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Hội Sinh viên, Hội LHTN Việt Nam;
- Hiểu biết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - chính trị - xã hội với nhu cầu GD&ĐT;
- Xác định vai trò, trách nhiệm của cá nhân đối với các tổ chức chính trị - xã hội, luôn cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức bản thân và giáo dục học sinh;
- Có kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý giáo dục;
- Biết vận dụng kiến thức về pháp luật, có chuẩn mực đạo đức trong nghề nghiệp.
- Có các kiến thức cơ bản về vật lí đại cương (Cơ, Nhiệt, Điện, Quang…), thí nghiệm vật lý đại cương, các kiến thức chuyên sâu như: Thiên văn học, vật lý lý thuyết, vật lý nguyên tử và hạt nhân, cơ học lượng tử…đáp ứng tốt việc dạy học Vật lý ở trường phổ thông và tiếp tục học lên ở các bậc cao hơn;
- Có năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục đã được đào tạo để tích hợp nội môn và liên môn; có năng lực dạy học phân hóa theo từng đối tượng học sinh;
- Có năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn;
- Có khả năng phân tích được chương trình, nội dung sách giáo khoa môn Vật lý; Lập kế hoạch cho môn học theo năm, học kì, tháng, tuần, bài, tiết dạy;
- Có khả năng thiết kế giáo án, giáo án điện tử, biên soạn đề thi, đáp án; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học bộ môn;
- Có khả năng hướng dẫn học sinh thực hiện các đề tài khoa học để tham gia hội thi khoa học dành cho học sinh hàng năm.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng giáo dục học sinh: có khả năng phán đoán, phân tích và đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh để có thể giải quyết được các tình huống sư phạm một cách hợp lý; có khả năng nhận biết kịp thời sự phát triển và các nhu cầu cần được giáo dục của học sinh;
- Kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học Vật lý: Biết thực hiện hoạt động dạy học vật lý từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn triển khai và đánh giá kết quả; biết phối hợp đa dạng các phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực của người học;
- Kĩ năng dạy học tích hợp: Có khả năng phát hiện những vấn đề thực tiễn liên môn giữa môn vật lý với các môn học liên quan như: Hóa học, Sinh học, Địa lý, Địa chất, Môi trường… Biết tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực của người học;
- Kĩ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm: có khả năng xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm thực tiễn, trải nghiệm sáng tạo, thực hành, tham quan, ngoại khóa cho học sinh;
- Kĩ năng thực hiện các hoạt động chuyên môn: biết tổ chức và quản lí hồ sơ dạy học; tổ chức các hội thảo, diễn đàn trao đổi chuyên môn; khai thác/chế tạo một số dụng cụ, thiết bị đơn giản nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học; xây dựng tư liệu và phát triển chương trình dạy học;
- Kĩ năng làm việc nhóm, tự học, tự nghiên cứu, khả năng thích ứng với nhu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy môn Vật lý và môn Khoa học tự nhiên tại các trường THCS, THPT, Trung tâm GDTX, trung tâm giới thiệu việc làm, các trường trung cấp, cao đẳng nghề…
- Nghiên cứu tại các Trung tâm, Viện Vật lý hay công tác tại Sở GD&ĐT, Sở KH&CN, Sở TN&MT.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Sư phạm Toán học có chất lượng, có khả năng giảng dạy toán trong các trường phổ thông, cao đẳng, đại học và các trường chuyên nghiệp khác; có khả năng làm công tác tư vấn giáo dục trong các cơ sở đào tạo, hoặc làm chuyên viên trong các cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục và các cơ sở nghiên cứu toán học; có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học ở trong nước và ngoài nước.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Hiểu về tâm lí học sư phạm, giáo dục học, những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào giải quyết một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến giảng dạy toán.
- Hiểu được các kiến thức hiện đại cơ bản của Đại số, Hình học, Giải tích, Xác suất và thống kê.
- Vận dụng được các kiến thức sơ cấp về Đại số, Hình học, Giải tích, Xác suất và thống kê.
- Vận dụng những kiến thức cơ bản về toán sơ cấp, phương pháp dạy học bộ môn toán và các kiến thức bổ trợ vào việc thiết kế, tổ chức quá trình giảng dạy toán ở trường phổ thông.
- Hiểu biết cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục.
2. Kỹ năng
- Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu toán học và các vấn đề trong cuộc sống.
- Giải và khai thác các dạng toán trong chương trình phổ thông; thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục; vận dụng được một số phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục phù hợp với mục tiêu, nội dung và đặc điểm trình độ nhận thức của người học.
- Khai thác nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lí với thực tế cuộc sống và tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể thông qua dạy học môn toán.
- Tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục.
- Sử dụng được các công cụ, phương tiện dạy học toán và tiếng Anh chuyên ngành trong quá trình dạy học.
- Phân tích, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức và kết quả học tập của học sinh, từ đó xác định những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh.6
- Có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng nhận biết và giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.
Cơ hội nghề nghiệp
- Giảng dạy toán tại các trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
- Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục và viện nghiên cứu về toán học.
- Làm chuyên viên và quản lí tại các trường học, cơ sở quản lí giáo dục, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực văn hóa du lịch, bao gồm quản trị nhà hàng, quản trị khách sạn, hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, chuyên viên trung tâm văn hóa, thực hiện các dự án du lịch.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Kiến thức
- Có hiểu biết về những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khả năng học tập nâng cao trình độ;
- Có kiến thức vững chắc, hệ thống, hiện đại và thiết thực về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam;
- Nắm vững kiến thức về du lịch, kinh doanh lữ hành, khách sạn, các nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ khách sạn và nghiệp vụ hướng dẫn du lịch;
- Có kiến thức tiếng Anh, đặc biệt tiếng Anh chuyên ngành du lịch, có thể giao tiếp được với khách du lịch trong quá trình làm việc.
2. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng thuần thục trong lĩnh vực du lịch lữ hành, các nghiệp vụ về nhà hàng, khách sạn;
- Hình thành phong cách giao tiếp hiện đại, phục vụ cho yêu cầu nghề nghiệp;
- Có khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách khách quan dựa trên kiến thức về văn hóa, du lịch và các nghiệp vụ chuyên môn;
- Có khả năng tự nghiên cứu các tài liệu, văn bản khoa học và tổng hợp, báo cáo;
- Thực hiện thành thạo kĩ năng làm việc nhóm, có thể phối hợp với nhiều thành viên trong tập thể để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Phẩm chất cá nhân
- Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, kiên nhẫn, có tinh thần học hỏi sáng tạo; lịch sự, lễ phép, cẩn thận, chu đáo, yêu nghề;
- Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Năng động, nhiệt tình, linh hoạt trong công việc, khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường đa dạng. Khả năng giao tiếp tốt, vui vẻ, chu đáo, tỉ mỉ, sẵn sàng giúp đỡ người khác;
- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, sẵn sàng phản biện, bảo vệ lẽ phải, công bằng. Có ý thức cộng đồng, thực hiện tốt trách nhiệm công dân, tôn trọng pháp luật, quy định tại cơ quan, nơi làm việc.
Cơ hội nghề nghiệp
Việt Nam học là một ngành tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau, trong đó chủ yếu liên quan đến lĩnh vực du lịch và văn hóa. Do đó, không chỉ đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chung về du lịch mà còn cần cả kiến thức về văn hóa, có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn.
Người học ngành Việt Nam học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Quản trị nhà hàng;
- Quản trị khách sạn;
- Hướng dẫn du lịch;
- Quản trị lữ hành;
- Chuyên viên trung tâm văn hóa, thực hiện các dự án du lịch.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ra trường có khả năng:
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán
- Lập báo cáo thuế và báo cáo kế toán.
- Phân tích báo cáo tài chính
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
1. Yêu cầu về kiến thức
- Giải thích kiến thức cơ bản về tài chính, hệ thống tài chính, những vấn đề cơ bản về tiền tệ, tín dụng, thị trường tài chính, ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chính sách tiền tệ quốc gia;
- Vận dụng thực hiện định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp;
- Thực hiện các bước kế toán chủ yếu như mở sổ kế toán, cách nhập số dư ban đầu, cách khóa sổ kế toán cuối kỳ và việc lưu trữ, bảo quản sổ kế toán trên máy vi tính;
- Vận dụng các nguyên tắc hạch toán, mô hình hoạt động, sơ đồ hạch toán kế toán và kỹ năng thực hành trên phần mềm kế toán của các phân hệ như vốn bằng tiền, tài sản cố định, tiền lương, công nợ, mua bán hàng hóa hay thuế;
- Trình bày định nghĩa các vấn đề cơ bản về kiểm toán và phân biệt các hình thức kiểm toán;
- Mô tả mối quan hệ giữa thuế và kế toán nhằm đề ra các biện pháp để xử lý, ghi nhận, trình bày việc chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp trên cơ sở của kế toán và trên cơ sở của thuế.
2. Kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất cá nhân
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Thành thạo kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; xử lý thông tin; lập kế hoạch; xử lý các nghiệp vụ kế toán; sử dụng phần mềm excel, phần mềm kế toán; lập các báo cáo thuế một cách chính xác; thiết kế mẫu bảng biểu và lập bảng biểu; phân tích và tổng hợp dữ liệu
- Thực hiện thành thạo kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, học tập và công việc; làm việc nhóm, làm việc trong tổ chức để có hiệu quả làm việc tốt nhất; xây dựng kế hoạch làm việc độc lập; linh hoạt, thích nghi với môi trường thực tiễn
2.2. Phẩm chất cá nhân
- Phẩm chất đạo đức cá nhân: sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện và sang tạo
- Phẩm chất đạo dức nghề nghiệp: hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập và chủ động; Có sự quyết đoán trong kinh doanh; khả năng làm việc dưới áp lực cao và môi trường biến động; giữ chữ tín và cam kết, tuân thủ nội quy, quy định của doanh nghiệp
- Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật.Có ý thức cộng đồng, thực hiện tốt trách nhiệm công dân, có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tôn trọng nội quy cơ quan, doanh nghiệp
3. Năng lực thực hành và phát triển nghề nghiệp
- Tham dự các buổi hội thảo về kỹ năng tìm kiếm và phát triển nghề nghiệp
- Tiếp cận với nhà tuyển dụng thông qua các chương trình tuyển dụng tại trường, hội chợ việc làm hay các chương trình nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp hệ đại học ngành Kế toán có đủ năng lực đảm nhận:
- Công việc kế toán tại các Doanh nghiệp Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ, Xây lắp, đơn vị Hành chính sự nghiệp
- Công việc kế toán tại các định chế tài chính trung gian (Ngân hàng thương mại, Công ty Tài chính, Quỹ Đầu tư, Quỹ Tín dụng, Công ty Chứng khoán…)
- Chuyên viên phân tích tài chính tại Doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại, Công ty Chứng khoán
- Trợ lý kiểm toán tại các Công ty Kiểm toán nhà nước và Công ty Kiểm toán độc lập
- Chuyên viên kiểm soát tại Doanh nghiệp, định chế tài chính trung gian
- Tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu chung về Trường Đại học Đồng Tháp
Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, được thành lập ngày 10/01/2003 theo Quyết định số 08/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04/9/2008 về việc đổi tên Trường ĐHSP Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp.
Số lượng và cơ cấu ngành nghề liên tục phát triển trên cơ sở đảm bảo chất lượng đào tạo. Hiện nay, Trường có 6 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ: Quản lý giáo dục, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học), Ngôn ngữ Việt Nam, Hóa lý thuyết và Hóa Lý, Lịch sử Việt Nam, 32 ngành đào tạo trình độ đại học, 20 ngành đào tạo trình độ cao đẳng.
Tính đến tháng 5 năm 2017, Nhà trường đang có 387 học viên cao học; 8.867 sinh viên chính quy; 4.455 sinh viên hệ liên thông, vừa làm vừa học tại 11 cơ sở liên kết đào tạo thuộc các tỉnh trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sơ lược về Trường Đại học Đồng Tháp
Ngoài ra, nhà trường còn liên kết với nhiều trường đại học có uy tín trong nước để đào tạo trình độ thạc sĩ với 460 học viên, hiện đang là giảng viên, giáo viên, cán bộ thuộc các trường ĐH, CĐ, trường phổ thông, các doanh nghiệp trong và ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đội ngũ giảng dạy
Tính đến tháng 5/2017, Nhà trường có 591 công chức, viên chức, 92% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên (trong đó có 11 phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 78 nghiên cứu sinh,310 thạc sĩ, 39 giảng viên đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài).
Sứ mệnh và tầm nhìn
Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa lĩnh vực, trong đó khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ cộng đồng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sứ mệnh và tầm nhìn
Trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu có chất lượng, có uy tín ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; là một trong số trường đại học đào tạo giáo viên chất lượng cao của Việt Nam.
Nguồn: Trường Đại học Đồng Tháp
Ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc
Đã học khoá học: Ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại đây.
Ưu điểm
GV của vô cùng nhiệt tình, thầy cô sẽ giải đáp mọi vấn đề trong học tập của bạn một cách chính xác và dể hiểu nhất, môi trường học tập ở Dthu vô cũng thoải mái và năng động, có nhiểu hđ như gala night, the face,.....
Điểm cần cải thiện
Cơ sở vật chất ở tòa A1 còn chưa được tốt lắm, với trường có thể thông báo đóng tiền học phí trước 2 tuần tại bth còn 1 tuần mới tb mấy e xoay sở không kịp, với trường tăng học phí trong mua covid trong khi tụi e học onl không sử dụng cơ sở vật chất, điện nước từ trường những vẫn tăng và tb trong 10 ngày sau tụi e đóng kịp với gđ e trong mùa dịch k có làm ăn đưỡ gì hết mà trường còn tăng học phí
Trải nghiệm và lời khuyên
Mọi người nên vào trường học nha, thầy cô rất chuyên tâm cho việc giảng dạy và hỗ trợ sv trong việc học