Chương trình
Ngành
Văn họcThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đủ điều kiện xét tuyển học đại học theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
- Chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp sinh viên chuyên ngành Văn Báo chí của Đại học Duy Tân có thể liên thông ngang, liên thông dọc các ngành khác như: Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch.
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức về cả Báo chí và Văn học.
- Sinh viên được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về Báo chí như: Ngôn ngữ Báo chí, Đạo đức Báo chí, Cơ sở Lý luận Báo chí, Luật Báo chí, Báo điện tử, Truyền hình, Báo in, Báo nói, Tác phẩm Báo chí, Lịch sử Báo chí; cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc được trong lĩnh vực báo chí như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim...
- Sinh viên cũng được cũng cấp đầy đủ kiến thức về Văn học để có thể tham gia giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới với các môn học như: Các thể loại văn học Việt Nam (văn học Dân gian, Văn học Trung đại, Văn học Hiện đại), Văn học Châu Á, Văn học phương Tây, Lý luận Văn học, Dẫn luận Ngôn ngữ học,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Có khả năng thu thập, thẩm định, phân tích thông tin bằng các cách thức như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu gốc hoặc tài liệu thứ cấp một cách thành thạo.
- Có kỹ năng thành thạo trong xử lý và tổ chức thông tin theo hình thức của các thể loại báo chí, phục vụ viết đăng tải, phát sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử).
- Có kỹ năng cơ bản trong sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ mới trong hoạt động truyền thông đại chúng, thể hiện khả năng thích nghi trong môi trường hoạt động nghề nghiệp đa phương tiện và kỹ thuật số.
- Có kỹ năng sử dụng thành thạo máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm,... sử dụng các phần mềm xử lý thông tin ở cấp độ cơ bản.
- Có kỹ năng biên tập thành thạo đối với tác phẩm của mình và của người khác theo từng loại hình báo chí và thể loại tác phẩm khác nhau.
- Có khả năng cảm nhận và thấu hiểu những vấn đề của Văn học.
- Có khả năng sử dụng những kiến thức văn học vào trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động văn học như phê bình văn học, thực hành biên tập,...
Cơ hội nghề nghiệp
- Công tác ở các cơ quan văn hóa - văn nghệ của tỉnh, thành phố, đến các huyện, xã, và văn phòng đại diện của các cơ quan trung ương.
- Đảm nhiệm công tác văn hóa - xã hội ở Uỷ ban Nhân dân các cấp.
- Làm phóng viên, biên tập viên, thư ký ở các tòa soạn báo, các nhà xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình…
- Giảng dạy văn học ở các bậc học phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)
- Tham gia vào các hoạt động giao lưu giữa văn hóa văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới.
- Có đủ khả năng để tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.