Chương trình
Ngành
Kỹ thuật xây dựng công trình biểnThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa.
Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Phải nắm được các kiến thức cơ bản về biển đảo của Việt Nam, các đặc trưng thủy động lực vùng cửa sông và ngoài biển, đặc biệt là các kiến thức về sóng, gió, thủy triều, hải lưu, chuyển vận bùn cát,... cũng như việc tính toán các đặc trưng đó phục vụ thiết kế và nghiên cứu.
- Có kiến thức về công trình, tải trọng tác dụng vào công trình và việc tính toán thiết kế các công trình trong điều kiện gió bão, nước dâng và nền công trình yếu; Có các kiến thức về quản lý bao gồm quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổng hợp dải ven biển, hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế đất nước.
- Có khả năng xây dựng các chương trình nghiên cứu, các đề tài dự án liên quan tới vùng cửa sông ven biển, hải đảo và vùng biển;
- Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn, các phần mềm chuyên ngành để thiết kế và hỗ trợ thiết kế (Sedas/Delft Chess, CRESS, Wadibe, Breakwat, Autocad,... các phần mềm mô phỏng thủy động lực (Mike package, Delft3D, Unibest, Genesis,... và các phần mềm tính toán kết cấu công trình (SHARP) và địa chất, nền móng (Plaxis/Geoslope) phục vụ thiết kế và thi công các công trình thủy, công trình cơ sở hạ tầng vùng ven bờ và ngoài khơi
- Thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành, quản lý các công trình dân dụng, đặc biệt là các công trình làm việc trong môi trường biển.
Về kỹ năng
- Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, hóa học, cơ học chất lỏng và các khoa học tự nhiên khác làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn;
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành kỹ thuật công trình biển để vận dụng vào công việc sau này;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint);
- Nắm vững các kiến thức kinh tế xã hội và môi trường và vận dụng các kiến thức đó vào quản lý và phát triển bền vững biển, đảo.
- Có trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm một cách hiệu quả;
- Có khả năng tập hợp và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo các nhiệm vụ chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ tốt phục vụ nhu cầu chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, viện nghiên cứu, quản lý,... như: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Viện khoa học thủy lợi, Viện nghiên cứu các công trình đặc biệt, Viện Quy hoạch cấp tỉnh, Thành phố,…
- Các công ty tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát các công trình thủy như: Portcoast, Tedi port, CMB, iCMB…
- Các công ty tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình thủy như: CIENCO, VINAWACO…
- Các cơ quan quản lý nhà nước như Sở NN và PTNN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ môi trường. Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu về công trình biển, công trình bến cảng.