Chương trình đào tạo
10 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượn kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa đào tạo kỹ sư có phẩm chất đạo đức, chính trị và sức khoẻ tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ thuật cơ sở tốt; có khả năng giải quyết những yêu cầu thực tiễn về thực hành và thiết kế trong lĩnh vực Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Chương trình đào tạo gồm 4 chuyên ngành:
- Điện tự động tàu thủy
- Điện tự động công nghiệp
- Tự động hóa hệ thống điện
- Điện tử viễn thông
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về lý thuyết điều khiển, tự động hóa trong sản xuất; nhận dạng hệ thống; kỹ thuật thiết kế và điều khiển robot.
- Hiểu và vận dụng bài bản các qui trình, nguyên lý, phương pháp phân tích, kỹ thuật thiết kế, lập trình điều khiển và vận hành các hệ thống và thiết bị tự động. Cụ thể là các hệ thống ứng dụng PLC và SCADA, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp; các hệ truyền động, các thiết bị tự động.
Về kỹ năng:
Kỹ năng cứng
- Vận hành, lập trình trên các loại PLC và các phần mềm SCADA thông dụng, các chuẩn mạng truyền thông trong công nghiệp, các cách thức vận hành và lắp đặt cho các hệ truyền động, các thiết bị tự động, các lý thuyết cơ bản của hệ thống điều khiển tự động. Có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế và mô phỏng trên máy tính;
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch về việc thiết kế và vận hành một hệ thống tự động trong nhà máy; dự toán kinh phí, kỹ thuật, thiết bị và nhân lực, thời gian thực hiện;
- Quản lý và triển khai thiết kế, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hê ̣thống tự động hóa. Dự kiểm tra và đạt yêu cầu kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn về Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (trước khi ra trường).
- Cập nhật và thống kê thông tin về pháp luật, kỹ thuật và công nghệ mới; phương pháp quản lý; kinh nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến điều khiển tự động; các thông tin về công việc đang thực hiện.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng viết và trình bày;
- Kỹ năng làm việc nhóm;
- Phương pháp học tập hiệu quả;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Kỹ năng đàm phán và thương lượng.
- Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội.
Cơ hội nghề nghiệp
Kỹ sư Tự động hóa có đủ năng lực chuyên môn, có khả năng đảm nhận được nhiệm vụ trong các công ty, xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, năng lượng mới và tái tạo,…các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện, hệ thống tự động hóa; các công ty điện lực, các công ty truyền tải điện năng, chi nhánh điện, điện lực các tỉnh/thành phố, các xí nghiệp, cơ quan, khách sạn, công ty, những nơi sử dụng điện và phát triển nguồn điện với vai trò người vận hành, sửa chữa/bảo dưỡng, phân tích, giám sát, thiết kế, thi công, hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực phát dẫn, truyền tải và phân phối điện năng, tự động hóa.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượn kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành. Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp,... Chương trình đào tạo gồm 3 chuyên ngành:
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kiến trúc và Nội thất
- Quản lý công trình xây dựng
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Sinh viên tốt nghiệp có hiểu biết về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, kiến thức khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến ngành kỹ thuật công trình xây dựng.
- Có đủ các kiến thức về tính toán kết cấu công trình, địa chất công trình, các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình, giám sát kỹ thuật xây dựng và điều hành công trường.
- Có kiến thức cơ bản về môi trường trong xây dựng và sự phát triển bền vững, những nguyên lý và giải pháp bảo vệ môi trường trong các công trình xây dựng.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Thực hiện được các công việc như: khảo sát, thiết kế các công trình bêtông cốt thép, kết cấu thép, giám sát công trình;
- Có khả năng thiết kế, tổ chức triển khai thi công các công trình dân dụng và công nghiệp;
- Lập dự toán, tư vấn giám sát và quản lý dự án xây dựng.
Kỹ năng mềm
- Có khả năng tổ chức các hoạt động của nhóm và khả năng làm việc theo nhóm.
- Sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ Tiếng Anh và tin học cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Các công ty thường tuyển dụng các kỹ sư chuyên ngành Xây dựng bao gồm: Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực xây dựng DD&CN, viện nghiên cứu, quản lý… như:
- Bộ Xây dựng, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng, Ban quản lý các công trình trọng điểm, Viện Quy hoạch cấp tỉnh, Thành phố,…;
- Các công ty tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát, khảo sát các công trình xây dựng như: VNCC, CONICON, FECON, VCC,…;
- Các Tổng công ty, công ty tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình thủy như: VINACONEX, Tổng công ty Bạch Đằng, Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Sông Đà,…;
- Các cơ quan quản lý nhà nước như Sở NN và PTNN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ môi trường;
- Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp;
- Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu về công trình biển, công trình bến cảng, các Viện nghiên cứu, các trung tâm trực thuộc các trường ĐH, Cao đẳng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về lí thuyết và kĩ năng thực hành cả về lĩnh vực xây dựng công trình thủy và thềm lục địa.
Sinh viên có khả năng tự nghiên cứu phát triển cơ sở lý thuyết, các vấn đề mới, vận dụng kiến thức vào giải quyết các bài toán thiết kế và thi công các công trình đường thủy, công trình bến cảng, công trình thủy công trong nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Phải nắm được các kiến thức cơ bản về biển đảo của Việt Nam, các đặc trưng thủy động lực vùng cửa sông và ngoài biển, đặc biệt là các kiến thức về sóng, gió, thủy triều, hải lưu, chuyển vận bùn cát,... cũng như việc tính toán các đặc trưng đó phục vụ thiết kế và nghiên cứu.
- Có kiến thức về công trình, tải trọng tác dụng vào công trình và việc tính toán thiết kế các công trình trong điều kiện gió bão, nước dâng và nền công trình yếu; Có các kiến thức về quản lý bao gồm quản lý kinh tế, kỹ thuật và quản lý tổng hợp dải ven biển, hải đảo phục vụ phát triển bền vững kinh tế đất nước.
- Có khả năng xây dựng các chương trình nghiên cứu, các đề tài dự án liên quan tới vùng cửa sông ven biển, hải đảo và vùng biển;
- Sử dụng thành thạo các công cụ chuyên môn, các phần mềm chuyên ngành để thiết kế và hỗ trợ thiết kế (Sedas/Delft Chess, CRESS, Wadibe, Breakwat, Autocad,... các phần mềm mô phỏng thủy động lực (Mike package, Delft3D, Unibest, Genesis,... và các phần mềm tính toán kết cấu công trình (SHARP) và địa chất, nền móng (Plaxis/Geoslope) phục vụ thiết kế và thi công các công trình thủy, công trình cơ sở hạ tầng vùng ven bờ và ngoài khơi
- Thực hiện khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành, quản lý các công trình dân dụng, đặc biệt là các công trình làm việc trong môi trường biển.
Về kỹ năng
- Có kiến thức cơ bản về toán học, vật lý, hóa học, cơ học chất lỏng và các khoa học tự nhiên khác làm cơ sở cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp để học tập, nghiên cứu ở trình độ cao hơn;
- Nắm vững các kiến thức chuyên ngành kỹ thuật công trình biển để vận dụng vào công việc sau này;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng (Word, Excel, Powerpoint);
- Nắm vững các kiến thức kinh tế xã hội và môi trường và vận dụng các kiến thức đó vào quản lý và phát triển bền vững biển, đảo.
- Có trình độ Tiếng Anh sau khi tốt nghiệp.
- Có khả năng làm việc độc lập hay làm việc theo nhóm một cách hiệu quả;
- Có khả năng tập hợp và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo các nhiệm vụ chuyên môn; có trình độ ngoại ngữ tốt phục vụ nhu cầu chủ động hội nhập khu vực và thế giới.
Cơ hội nghề nghiệp
- Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải, đường thủy nội địa, viện nghiên cứu, quản lý,... như: Cục Hàng hải Việt Nam, Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Viện khoa học thủy lợi, Viện nghiên cứu các công trình đặc biệt, Viện Quy hoạch cấp tỉnh, Thành phố,…
- Các công ty tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn khảo sát các công trình thủy như: Portcoast, Tedi port, CMB, iCMB…
- Các công ty tổ chức thi công các công trình giao thông, công trình thủy như: CIENCO, VINAWACO…
- Các cơ quan quản lý nhà nước như Sở NN và PTNN, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Khoa học công nghệ môi trường. Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Ngoài ra sinh viên còn có cơ hội học tập sau đại học, nghiên cứu sinh tại các cơ sở trong và ngoài nước, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu về công trình biển, công trình bến cảng.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Bộ môn Quản trị kinh doanh có chức năng quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở cho các ngành - nghề thuộc Khoa Kinh tế quản lý, các môn học chung thuộc lĩnh vực kinh tế trong chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành kỹ thuật - công nghệ của Nhà trường, các môn học chuyên ngành trong chương tình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng;
Thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; tư vấn, phản biện các công trình NCKH lĩnh vực quản trị kinh doanh hoặc hỗ trợ các giải pháp quản trị doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực kinh doanh và quản lý.
- Có khả năng giao tiếp thành thạo tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, đạt trình độ tương đương chuẩn B1; Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng phục vụ cho công việc chuyên môn.
Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Quản trị kinh doanh trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền,...
- Kỹ năng mềm: Có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập,...
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực quản lý, điều hành để đảm nhiệm các công tác tại các cơ quan quản lý Nhà nước về Kinh doanh, các Viện nghiên cứu, các cơ sở kinh doanh trong và ngoài nước.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Là chuyên ngành được đào tạo tại Viện Môi trường trường Đại học Hàng hải Việt Nam từ năm 2002 với mục tiêu đào tạo kỹ sư Kỹ thuật môi trường có khả năng:
- Nắm vững kỹ năng điều tra, khảo sát, đánh giá các quy trình khai thác tài nguyên và công nghệ sản xuất về mặt môi trường.
- Có khả năng độc lập nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, giám sát thi công và quản lý các công trình phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và xử lý chất thải.
- Nắm vững các quy định pháp lý về BVMT, có khả năng tham gia quản lý môi trường tại các cơ quan quản lý và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Vê kiến thức:
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường có thể :
- Vận dụng các kiến thức hóa học, sinh học, quản lý môi trường và công nghệ xử môi trường để giải quyết các vấn đề về môi trường trong thực tế
- Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường để quản lý môi trường.
- Vận dụng một số văn bản pháp lý về môi trường như: luật, thông tư, nghị định…. đang được áp dụng để quản lý môi trường
- Nhận diện các vấn đề môi trường để đề xuất các giải pháp về công nghệ xử lý và quản lý môi trường
- Tham gia các hoạt động tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ môi trường
- Hình thành ý tưởng – thiết kế triển khai các công trình xử lý môi trường: xử lý nước thải, khí thải, đất và chất thải rắn.
Về kỹ năng:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật môi trường sẽ thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp như sau:
Kỹ năng cứng
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp có các kỹ năng:
- Làm việc thành thạo trong phòng thí nghiệm phân tích môi trường.
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá chất lượng môi trường
- Có kỹ năng cơ bản xử lý ô nhiễm môi trường: nước, đất, không khí và chất thải rắn.
- Khảo sát thực tế, phân tích tài liệu, sử dụng thông tin một cách hiệu quả.
Kỹ năng mềm
- Làm việc độc lập, cởi mở, chuyên nghiệp trong công việc
- Thuyết trình và khả năng làm việc theo nhóm có hiệu quả.
- Thích ứng với môi trường không ngừng thay đổi.
- Tiếng Anh theo tiêu chuẩn B1 Châu Âu diễn đạt quan điểm về những vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội có tính trừu tượng hoặc sử dụng ngôn ngữ trong những lĩnh vực thực tế cụ thể.
- Sử dụng các phần mềm chuyên ngành để thiết kế, giám sát, quản lý và xử lý môi trường.
- Sử dụng thành thạo phần mềm tin học văn phòng.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc tại các cơ quan tổ chức:
Bộ Tài nguyên & Môi trường; Vụ Môi trường hoặc các vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường tại các Bộ; Sở Tài nguyên & Môi trường tại các tỉnh, thành phố; Phòng Tài nguyên & Môi trường tại các quận huyện; Viện Tài nguyên & Môi trường biển, Viện nghiên cứu Hải sản,…
- Các trung tâm quan trắc môi trường.
- Phòng An toàn lao động tại các cơ sở sản xuất.
- Cảnh sát môi trường tại các tỉnh, thành; Cảnh sát biển.
- Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên toàn quốc.
- Các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có liên quan đến môi trường.
̣̣Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo ra các cử nhân ngành kinh doanh quốc tế, có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng để làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế hiện đại để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, phân tích hoạt động kinh tế các doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế, lập kế hoạch kinh doanh quốc tế,…
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học trong quản trị nói chung và quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng;
- Có khả năng ứng dụng những lý thuyết đã học đưa vào giải quyết những tình huống quản trị và kinh doanh thực tế;
- Có tinh thần không ngừng học hỏi để cầu tiến trong công việc hoặc để học bậc học cao hơn.
Về kỹ năng:
Kỹ năng chuyên môn
- Khả năng thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu kinh doanh và sử dụng thông tin có hiệu quả;
- Khả năng lập mục tiêu, lập phương án kinh doanh trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng, kinh doanh dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu;
- Kỹ năng quản lý nhân sự trong môi trường hội nhập toàn cầu;
- Hiểu, biết về tài chính, kế toán của doanh nghiệp: biết cách theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính, công nợ của doanh nghiệp.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống về khoa học quản trị;
- Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu;
- Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động nghiên cứu tại đơn vị công tác.
- Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội.
- Kỹ năng tiếng Anh.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận các vị trí việc làm tại các Phòng nghiệp vụ Xuất nhập khẩu, Phòng Logistics, Phòng kinh doanh của các Doanh nghiệp có liên quan; Bộ phân hợp tác quốc tế, bộ phận quan hệ quốc tế của các sở ban ngành; Các Phòng nghiệp vụ tại các Chi cục, Cục hải quan; Bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận tính dụng, bộ phận chăm sóc khách hàng… tại các Ngân hàng thương mại; Đại diện thương mại của các hãng, các tập đoàn, các tổ chức quốc tế…
Cụ thể các vị trí việc làm được đào tạo như sau: Nhân viên ngân hàng, Nhân viên giao nhận, Nhân viên kinh doanh XNK, Nhân viên hải quan, Chuyên viên thẩm định và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài và rất nhiều các vị trí khác tại các tổ chức.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ nhằm trang bị cho sinh viên có đủ kiến thức lý thuyết cơ bản và kiến thức thực tế cần thiết của kỹ sư về lĩnh vực thiết kế tàu thuỷ và công trình nổi, có thể công tác tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và quản lý liên quan đến tàu thuỷ, có thể tiếp tục học sau đại học ở trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật tàu thủy tại Đại học Hàng Hải Việt Nam gồm có 3 chuyên ngành: máy tàu thủy, thiết kế tàu và công trình ngoài khơi, đóng tàu và công trình ngoài khơi.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ đạt được:
- Trình độ lý thuyết: Nắm vững các kiến thức chuyên ngành trên nền tảng các kiến thức cơ bản về toán học, khoa học và kỹ thuật.
- Trình độ thực tế: Có kiến thức và kỹ năng thực hành đại cương, cơ sở và chuyên ngành áp dụng vào thực tế thiết kế và đóng mới các loại tàu thuỷ và công trình nổi với việc sử dụng hiệu quả các phương pháp tính toán hiện đại trong công nghệ thiết kế.
- Có khả năng làm việc tập thể, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án, ứng dụng kiến thức được đào tạo vào hoạt động sản xuất và đời sống. Có khả năng tự học để nâng cao trình độ.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ trong thực tiễn chuyên ngành.
Cơ hội nghề nghiệp
Các kỹ sư sau khi tốt nghiệp sẽ được các nhà tuyển dụng quan tâm cao và sẽ thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp: các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy; các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy,… với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề có chuyên ngành đào tạo liên quan đến tàu thủy.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên kỹ thuật cơ khí có đủ năng lực áp dụng thành thạo kiến thức để hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các sản phẩm, hệ thống trong lĩnh vực cơ khí, trong môi trường hiện đại, sáng tạo, lấy làm việc nhóm làm nền tảng.
Ngoài ra, CTĐT cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về kỹ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo cơ khí, truyền động thủy khí, thiết kế, chế tạo sản phẩm với sự trợ giúp của máy tính (CAD/CAM/CNC), thiết kế kết cấu thép công nghiệp.
Về kỹ năng, sinh viên có khả năng áp dụng các lý thuyết chuyên ngành vào thực tiễn, phân tích và xử lý thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, có kỹ năng xã hội, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Kỹ năng nghề nghiệp:
- Vận dụng kiến thức về toán, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để vào thiết kế kỹ thuật máy và thiết bị cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, và công nghiệp.
- Tổ chức thực hiện các thí nghiệm cơ khí; phân tích, lý giải và áp dụng kết quả.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết cơ khí thông dụng.
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
- Triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cơ khí phục vụ lĩnh vực nông lâm thủy sản và công nghiệp.
- Bảo dưỡng, sửa chữa và phục hồi máy và thiết bị cơ khí.
- Sử dụng được một các mềm CAD/CAE chuyên dụng phục vụ cho công việc phân tích, tính toán, thiết kế máy và thiết bị cơ khí.
- Tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật trong nhà máy cơ khí.
Kỹ năng mềm:
- Làm việc độc lập.
- Làm việc theo nhóm và với cộng đồng; hội nhập được môi trường làm việc mới.
- Giao tiếp và truyền đạt thông tin hiệu quả trong lĩnh vực cơ khí.
- Thu thập và xử lý thông tin để giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phục vụ công việc chuyên môn, giao tiếp và quản lý.
- Tự học, nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng thành tựu công nghệ mới trên nền tảng kiến thức đã tích lũy.
- Quản lý, lãnh đạo và ra quyết định.
Cơ hội nghề nghiệp
Những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại Viện Cơ khí - Trường ĐHHHVN hoặc các trường đại học, cao đẳng có đào tạo kỹ thuật cơ khí và liên quan;
Sinh viên sau tốt nghiệp có thể công tác tại: các viện nghiên cứu và thiết kế về cơ khí, cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề); cơ quan giám sát và kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; cơ quan đăng kiểm; các cảng, xí nghiệp công nghiệp, trung tâm đầu mối giao thông, nhà máy đóng và sửa chữa tàu; các nhà máy cơ khí; các cơ quan quản lý trong lĩnh vực cơ khí, vận tải, các sở, phòng, ban khoa học - công nghệ. Các lĩnh vực kinh tế liên quan đến chuyên ngành được đào tạo trong phạm vi đa dạng như: trong và ngoài nước, dân sự và quốc phòng, doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức:120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo ra những cử nhân có chất lượng tốt, có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh tối thiểu bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tương đương trình độ 5 theo Khung năng lực ngôn ngữ chung Châu Âu).
Người học có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ văn hóa các nước nói tiếng Anh, có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để công tác trong các lĩnh vực như biên phiên dịch, quản trị văn phòng, nghiên cứu ngôn ngữ và quốc tế học.
Người học cũng có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kĩ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức:
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Ngôn ngữ Anh có trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng Tiếng Anh ở cấp độ đại học. Cụ thể là có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ Anh (Nghe hiểu, Nói, Đọc hiểu, Viết) đạt trình độ tương đương C1 Khung tham chiếu Châu Âu. Cụ thể tương đương trình độ 5 CAE của Đại học Cambridge (Anh), hoặc 80 điểm TOEFL IBT của ETS (Mỹ), hoặc 6.0-7.0 IELTS (theo bảng quy đổi về năng lực ngôn ngữ của Hội đồng chung Châu Âu (Council of Europe’s Common European Framework of Reference - CEFR).
Ngoài ra, cử nhân Ngôn ngữ Anh có khả năng phiên dịch và biên dịch tiếng Anh thông thạo trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Về ngoại ngữ 2, cử nhân Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp đạt trình tương đương Cấp độ B1 theo Khung Tham chiếu Châu Âu (HSK cấp độ 3 đối với tiếng Trung, DELF B1 đối với tiếng Pháp, B1 đối với tiếng Đức, JLPT N4 đối với tiếng Nhật, TRKI 1 đối với tiếng Nga). (Theo Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương cấp độ B1, B2 Khung châu Âu để xét trình độ ngoại ngữ khi dự tuyển và khi tốt nghiệp kèm theo Thông tư số: 05 /2012/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Về tin học văn phòng, cử nhân Ngôn ngữ Anh sau khi tốt nghiệp đạt các chứng chỉ Tin học Văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) của Cetiport – Hoa Kỳ theo các nội dung: Microsoft Word, Microsoft Excel (điểm thi ≥ 700), biết sử dụng tốt phần mềm Microsoft Power Point và biết khai thác thành thạo mạng internet.
Về kỹ năng:
Cử nhân Ngôn ngữ Anh được đào tạo các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hiện đại, hội nhập như sau:
- Các kỹ năng tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp xã hội và giao tiếp trong công việc như kỹ năng giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tham gia các cuộc họp, kỹ năng đàm phán, thương thuyết, kỹ năng giao tiếp bằng thư tín…
- Các kỹ năng biên-phiên dịch Anh-Việt, Viêt-Anh
- Các kỹ năng tin học văn phòng, tin học ứng dụng.
- Các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng tự học và nghiên cứu khoa học.
Cơ hội nghề nghiệp
Các vị trí công tác mà một sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể đảm nhận tốt nhất bao gồm: Phiên - Biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, còn có khả năng đảm nhiệm các vị trí như thư ký, nhân viên hành chính, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên điều hành tour tại các công ty du lịch.
Nếu được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ sư phạm, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh cũng có thể đảm nhận công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực Luật Hàng hải cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản, toàn diện về luật học và kiến thức xã hội có liên quan ở mức độ tương đối rộng; phương pháp tư duy khoa học, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật, đặc biệt là Luật Hàng hải; khái niệm về lĩnh vực chuyên môn sâu của Luật Hàng hải, làm quen thực tiễn pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác nhau thuộc lĩnh vực hàng hải; năng lực thu thập, xử lý thông tin liên quan đến lĩnh vực pháp luật hàng hải, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực pháp luật hàng hải.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Yêu cầu về kiến thức:
- Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
- Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế, luật hàng hải).
- Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.
Yêu cầu về kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:
- Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
- Kỹ năng bỗ trợ gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu, quản lý, thực thi các lĩnh vực về luật, pháp chế, bảo hiểm và dịch vụ hàng hải tại các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng hải, các doanh nghiệp vận tải biển, đại lý hàng hải:
- Tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, cảng vụ ...;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn trong các doanh nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật nói chung và Luật Hàng hải nói riêng.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến pháp luật và luật hàng hải.
- Các phòng an toàn, pháp chế hàng hải, nhân sự tại các cảng vụ hàng hải; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ hàng hải; bộ phận bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm; Tư vấn - dịch vụ khách hàng về Luật Hàng hải và bảo hiểm hàng hải;
Đánh giá
0 đánh giá
Giới thiệu
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là trường trọng điểm quốc gia, đẳng cấp quốc tế đào tạo đa ngành, đa bậc học từ trung cấp đến tiến sỹ, cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - xã hội của cả nước.
Hiện nay, trường Đại học Hàng hải Việt Nam đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nền kinh tế biển của đất nước.
Với hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo rất nhiều kỹ sư, cử nhân. Số lượng chuyên gia, kỹ sư trưởng thành dưới mái trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện chiếm đến hơn 80% lực lượng cán bộ kỹ thuật của các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển.
Cán bộ, nhân viên tốt nghiệp Đại học Hàng Hải
Giới thiệu về trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Đại học Hàng hải Việt Nam (Vietnam Maritime University) là trường đại học trọng điểm Quốc gia, trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Trường chuyên đào tạo đa ngành, đa bậc học từ cao đẳng đến tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.
Trường là đơn vị tiên phong trong hội nhập khu vực và quốc tế, là thành viên chính thức của hiệp hội các trường Đại học Hàng hải châu Á - Thái Bình Dương và hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (AMU).
Toàn bộ các chuyên ngành đào tạo thực hiện theo phương thức đào tạo tín chỉ với cấu trúc chương trình mềm dẻo, có tính liên thông giữa các ngành học, bậc học. Sinh viên được chủ động trong lập kế hoạch học tập, lựa chọn giảng viên, lựa chọn môn học để tốt nghiệp sớm hoặc học cùng lúc hai chương trình đào tạo (tốt nghiệp được cấp 2 bằng ĐH chính quy).
Giới thiệu Đại học Hàng Hải Việt Nam
Sứ mệnh
Sứ mệnh của trường: “Là trường đại học đa ngành nghề có uy tín trong khu vực và thế giới, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kinh tế biển và xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế”.
Tầm nhìn
Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển đối với đất nước, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chiến lược, quyết sách để phát triển kinh tế biển với mục tiêu chiến lược tổng quát là “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh” (Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020).
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên gần gũi với sinh viên, có chuyên môn cũng như nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực đặc thù. Đặc biêt, đội ngũ giảng được co sát và nâng cao kỹ năng thông qua nhiều buổi hội thảo, tọa đàm vói nhiều phái đoàn đến thăm trường.
Cơ sở vật chất
Xác định được tầm quan trọng của việc “học đi đôi với hành”, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên, trong những năm qua, bên cạnh sự đầu tư lớn từ nguồn ngân sách của Nhà nước, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã thành công trong việc chủ động thông qua quan hệ quốc tế để thu hút các dự án đầu tư bằng nhiều nguồn cho Nhà trường.
Các dự án này đã góp phần nâng cao rõ rệt cả về số lượng và chất lượng các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị giảng dạy và huấn luyện, cập nhật chương trình đào tạo, đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, Nhà trường đang làm chủ hơn 30 phòng thí nghiệm, thực hành mô phỏng hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, đào tạo và huấn luyện.
Cơ sở vật chất Đại học Hàng hải Việt Nam
Nguồn: Đại học Hàng hải Việt Nam
Đào Tạo Đa Ngành
Đã học khoá học: Luật tại đây.
Ưu điểm
Nhìn tổng quát thì ổn toàn diện về mọi mặt
Điểm cần cải thiện
Không có ý kiến
Trải nghiệm và lời khuyên
Học phí thấp, chương trình đào tạo ổn, không quá khó khăn, có rất rất nhiều hoạt động trong trường, cơ sở vật chất khá hiện đại, có nhiều sân chơi thể thao (sân bóng rộng, bể bơi, khu đất tập quân sự,..)