Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam - Chuyên ngành Luật | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật

      Chương trình

      Ngành

      Luật

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân trong lĩnh vực Luật Hàng hải cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ bản, toàn diện về luật học và kiến thức xã hội có liên quan ở mức độ tương đối rộng; phương pháp tư duy khoa học, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật, đặc biệt là Luật Hàng hải; khái niệm về lĩnh vực chuyên môn sâu của Luật Hàng hải, làm quen thực tiễn pháp luật trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác nhau thuộc lĩnh vực hàng hải; năng lực thu thập, xử lý thông tin liên quan đến lĩnh vực pháp luật hàng hải, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực pháp luật hàng hải.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Yêu cầu về kiến thức:

      • Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
      • Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
      • Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế, luật hàng hải).
      • Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.

      Yêu cầu về kỹ năng:

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:

      • Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
      • Kỹ năng bỗ trợ gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể nghiên cứu, quản lý, thực thi các lĩnh vực về luật, pháp chế, bảo hiểm và dịch vụ hàng hải tại các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hàng hải, các doanh nghiệp vận tải biển, đại lý hàng hải:

      • Tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, cảng vụ ...;
      • Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn trong các doanh nghiệp; các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật nói chung và Luật Hàng hải nói riêng.
      • Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến pháp luật và luật hàng hải.
      • Các phòng an toàn, pháp chế hàng hải, nhân sự tại các cảng vụ hàng hải; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ hàng hải; bộ phận bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm; Tư vấn - dịch vụ khách hàng về Luật Hàng hải và bảo hiểm hàng hải;