Chương trình
Ngành
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hànhThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và điều kiện nguồn lực của cơ sở đào tạo nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Sau khi hoàn thành chương trình này, sinh viên: có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, hiểu biết về pháp luật và các luật về hoạt động kinh tế, có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và có khả năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành cũng như tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Biết, hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch như lịch sử, địa lý, văn hóa – xã hội, tài nguyên, môi trường...;
- Hiểu và vận dụng các kiến thức tổng quan ngành du lịch: tâm lý du lịch, pháp luật du lịch, văn hóa du lịch,... đặc biệt là kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
- Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những quan điểm, lí thuyết, các vấn đề cơ bản về lí luận của du lịch vào thực tiễn hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, quản lí du lịch;
- Biết, hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về quản trị du lịch, dịch vụ và lữ hành: quản lí, điều hành một tập thể, đơn vị trong doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch;
- Vận dụng được kiến thức về xây dựng chiến lược hoạt động và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, xây dựng chiến lược quy hoạch du lịch trên cơ sở bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững;
- Biết, hiểu về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới nhằm vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề du lịch và dịch vụ như: văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, chữ viết,...;
- Biết, hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, kĩ năng cơ bản về nghề phục vụ nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và xu thế phát triển ngành.
Về kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Thiết kế, thực hiện các chương trình du lịch (tour) theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của khách hàng hay các hoạt động liên quan đến chương trình du lịch;
- Vận dụng thành thạo kiến thức của chuyên ngành quản trị và dịch vụ du lịch và lữ hành vào thực tiễn công việc như thực hiện chương trình du lịch; tham gia, tổ chức các công tác và hoạt động về du lịch nói chung và chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng (kinh doanh lữ hành, khách sạn, dịch vụ tham quan, nghiên cứu, bảo tàng; các sự kiện văn hóa, du lịch liên quan,...);
- Biết, vận dụng được kĩ năng quản lí trong hoạt động du lịch và dịch vụ;
- Biết, vận dụng được kĩ năng giải quyết công việc, xử lí tình huống linh hoạt, nhạy bén;
- Ngoại ngữ, tin học: Có chứng chỉ tiếng Anh, tin học văn phòng trình độ B.
Kỹ năng mềm
- Biết cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong công việc, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác;
- Biết, vận dụng được kĩ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập, hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nghề nghiệp;
- Biết, vận dụng được kĩ năng xử lí thông tin; kĩ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng;
- Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công việc;
- Biết tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
- Chuyên viên tại các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm trên phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.
- Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.
- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.