Trường Đại Học Hùng Vương | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Hùng Vương

      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      28 ngành

      Sư phạm Toán học

      Sư phạm Toán học
      4 năm
      Sư phạm Toán học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Toán học đào tạo sinh viên trở thành giáo viên Toán học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam, người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Hiểu rõ tư tưởng của Toán học hiện đại và biết vận dụng các kiến thức đó để làm rõ nội dung Toán học THPT.
      • Có kiến thức nền tảng về Toán học cơ bản, Giáo dục Toán học đáp ứng nhu cầu học tập sau đại học.
      • Có khả năng tư duy toán học: Tự học, tự nghiên cứu và hợp tác với đồng nghiệp.
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, có khả năng phân tích, đánh giá và phát triển chương trình Toán học bậc THPT.
      • Ứng dụng tốt phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá và các phần mềm dạy học vào giảng dạy Toán học bậc THPT.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Pháp.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Thú y

      Thú y
      4 năm
      Thú y
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Thú y nhằm đào tạo Bác sỹ Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đúc tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật về lĩnh vực chuyên ngành Thú y; cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng tay nghề thành thạo, và có sức khoẻ tốt, tôn trọng nghề nghiệp; có khả năng tiếp tục học tập, tham gia học tập ở các bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y có đủ năng lực đảm nhiệm công tác quản lý và điều hành: cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp,... các cục, viện, trung tâm nghiên cứu, khuyến nông, các chương trình dự án phát triển thuộc lĩnh vực Thú y, các cơ quan hành chính sự nghiệp từ cấp xã, phường trở lên, các cơ sở giáo dục, đào tạo: trung tâm dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học có liên quan đến ngành Thú y. Có thể tham gia quản lý sản xuất liên quan ứng dụng các công nghệ mới và thích hợp trong phát triển gia súc gia cầm.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học vật nuôi như sinh lý gia súc, dinh dưỡng, vi sinh vật học thú y, miễn dịch học thú y, tổ chức học, bệnh lý học, giải phẩu bệnh, chẩn đoán bệnh, và quản lý dịch bệnh trên vật nuôi.
      • Nắm vững kiến thức chuyên môn về chuyên ngành, kiểm soát phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng, bệnh nội – sản khoa, bệnh ngoại khoa trên vật nuôi và các bệnh có sự truyền lây giữa vật nuôi và con người trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
      • Có kiến thức về ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh, sản xuất vắc-xin, thuốc thú y phục vụ trong công tác phòng chống bệnh.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng xác định những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để tổ chức sản xuất những vật nuôi với các kỹ năng ứng dụng và thực hành một cách có hiệu quả về quy trình phòng chống bệnh thích hợp trong những hệ thống sản xuất an tòan sinh học trong chăn nuôi vừa đảm bảo có sản phẩm đạt chất lượng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài góp phần tăng lợi nhuận, đồng thời bảo vệ được môi trường sống.
      • Có đủ tự tin trong nghiên cứu khoa học, biết phân tích và giải quyết vấn đề cũng như ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghê mới liên quan đến công ác chẩn đóan bệnh, phòng chống bệnh ở vật nuôi trong hệ thống kiểm soát dịch bệnh và an toàn sản phẩm súc sản Thú y.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng làm việc tập thể, đủ khả năng và trình độ để xây dựng các qui trình sản xuất thú y vừa và hiện đại;
      • Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng giao tiếp.
      • Năng động, nhiệt tình; có đủ năng lực, trình độ để quản lý kỹ thuật thú y tại các công ty sản xuất thuốc thú y, tại các địa phương và trang trại chăn nuôi; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
      • Tham gia hoặc chủ trì thực hiện các khóa huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi.
      • Có trình độ tiếng Anh và Tin học B.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các đơn vị khuyến nông, Cục thú y, Viện thú y, Chi cục thú y, Trạm thú y, Trung tâm chẩn đoán thú y Thủy Sản, Viện nghiên cứu, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ tại các huyện, tỉnh hay trung ương;
      • Cán bộ kỹ thuật hoặc lãnh đạo tại các công ty xí nghiệp kinh doanh như các cơ sở sản xuất thuốc thú y, Văc-xin thú y, Dịch vụ thú Y và chăn nuôi,...
      • Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng;
      • Cán bộ kỹ thuật, quản lý hay điều hành các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuốc thú y và các sinh phẩnm thú y.

      Du lịch

      Du lịch
      1 tháng
      Du lịch
      1 tháng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân ngành Du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch; đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng được các kiến thức khoa học xã hội, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch; Sử dụng tốt công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
      • Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như liên quan đến kinh tế, du lịch, và quản trị kinh doanh để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch.
      • Nắm vững, hiểu sâu và biết cách vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức chuyên sâu liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch như: quản lý tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý du lịch bền vững, hiểu và vận dụng tốt kinh doanh khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh lữ hành, và các loại hình du lịch trọng điểm và mang tính thời đại như du lịch ẩm thực, du lịch lễ hội sự kiện,…
      • Nắm vững, hiểu sâu, và biết cách vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức bổ trợ đối với ngành du lịch như: quản lý hệ thống thông tin du lịch, kế toán tài chính, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề thuộc khối kiến thức ngành nghề, có khả năng trình bày và viết các báo cáo rõ ràng, chính xác;
      • Có kỹ năng tốt về thu thập, phân tích, và xử lý thông tin;
      • Có khả năng đọc hiểu và viết được tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh. Và đặc biệt là phải trang bị được các kỹ năng cần thiết trong xử lý tình huống trong từng lĩnh vực kinh doanh thuộc về du lịch như khách sạn, nhà hàng, lữ hành; thường xuyên thực hành, rèn luyện để không ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng làm việc chuyên môn độc lập tốt cũng như có thể giao tiếp xã hội tốt để làm việc nhóm hiệu quả;
      • Thường xuyên trau dồi một trong các kỹ năng mềm quan trọng nhất của người học ngành Du lịch là kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, phổ biến, chuyển tải kiến thức;
      • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, và quản lý trong công việc;
      • Kỹ năng khởi nghiệp, dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
      • Rèn luyện, nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng dự án để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
      • Tiếng Anh, tin học văn phòng trình độ B; tiếng Trung giao tiếp cơ bản.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Quản lý du lịch
      • Điều hành du lịch
      • Nhân viên Marketing du lịch
      • Kế toán lữ hành
      • Hướng dẫn viên du lịch
      • Nhân viên lễ tân

      Kế toán

      Kế toán
      4 năm
      Kế toán
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kế toán theo hướng chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người học có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt, và có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về kế toán.
      • Có kiến thức cơ bản về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, kế toán quốc tế, tổ chức công tác kế toán, kế toán máy; đảm bảo khả năng thích ứng nhanh với đòi hỏi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội và các tổ chức khác.
      • Có các kiến thức về kiểm toán, tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán...
      • Nắm vững qui trình công nghệ kế toán, phân tích các hoạt động kinh doanh, các hiện tượng tài chính; có khả năng hoạch định chính sách kế toán.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng thực hành kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh; biết phân tích các hiện tượng tài chính.
      • Có khả năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán, biết vận dụng những thành tựu của khoa học kế toán hiện đại vào công việc.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ tin học tương đương trình độ B; biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành Kế toán.
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
      • Có kỹ năng thuyết trình, diến giải về các nghiệp vụ kế toán.
      • Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập, khả năng thích ứng với yêu cầu của nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm việc tại các phòng kế toán tài vụ trong các doanh nghiệp, cơ quan, các tổ chức kinh tế.
      • Các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tiết kiệm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,...
      • Các cơ sở đào tạo về lĩnh vực kế toán: các trường TCCN, cao đẳng, đại học.
      • Các công ty kiểm toán thuộc mọi thành phần kinh tế.

      Kinh tế

      Kinh tế
      4 năm
      Kinh tế
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế học theo định hướng chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thành chương trình, sinh viên đạt được: phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và có trách nhiệm với xã hội; kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về cơ sở ngành và chuyên ngành; kiến thức trong các lĩnh vực tài chính học, quản lý kinh tế và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô; và khả năng tự học, tự nghiên cứu và tiếp thu các thành tựu khoa học – kỹ thuật mới nhằm tự nâng cao trình độ và thích nghi với sự phát triển của xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh tế; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
      • Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực kinh tế học; và
      • Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế, tài chính, tiền tệ, kinh tế phát triển.
      • Có kiến thức kinh tế học chuyên sâu, kinh tế tài nguyên, nắm vững các lĩnh vực ứng dụng của khoa học kinh tế;
      • Có kiến thức về nội dung, phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý và ghi nhận thông tin kinh tế trong doanh nghiệp, thông tin kinh tế vĩ mô;
      • Có kiến thức và mô hình kinh tế phân tích diễn biến và xu hướng vận động của các chỉ số kinh tế quan trọng của nền kinh tế;
      • Có kiến thức căn bản về kinh tế học, có kiến thức về ứng dụng khoa học kinh tế trong các lĩnh vực kinh tế.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp các vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế Đầu tư nói riêng;
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn công việc.

      Kỹ năng mềm

      • Ứng xử linh hoạt trong công việc, với đồng nghiệp và đối tác.
      • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập, có tinh thần hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nghề nghiệp.
      • Có trình độ tiếng Anh và Tin học tương đương trình độ B.
      • Có kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng; kỹ năng viết báo cáo, thiết lập, thẩm định và quản lý, đánh giá dự án đầu tư.
      • Có khả năng tham gia các hoạt động tư vấn đầu tư cho các cơ quan Nhà nước các cấp và các doanh nghiệp.
      • Có đủ năng lực, trình độ giải quyết các vấn đề trong thực tế tại đơn vị công tác, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/cán bộ quản lý kinh tế: có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn kinh tế: có khả năng làm việc tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn kinh tế và chính sách kinh tế cho các doanh nghiệp; có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại thương; có triển vọng trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về chính sách kinh tế.
      • Nghiên cứu viên và giảng viên: có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, và các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận công việc như tham gia nghiên cứu và giảng dạy các học phần liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển và kinh tế học ứng dụng.

      Chăn nuôi

      Chăn nuôi
      4 năm
      Chăn nuôi
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      • Chương trình đạo tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y đào tạo kỹ sư Chăn nuôi – Thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; có trình độ năng lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực và phát triển kinh tế đất nước; có kiến thức và kỹ năng của hai ngành Chăn nuôi và Thú y;
      • Chương trình đào tạo giúp cho sinh viên hiểu rõ các nguyên lý của quá trình sinh học liên quan đến nuôi dưỡng và bảo vệ vật nuôi; có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; có khả năng tổ chức và công tác trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y; có khả năng tự học, nghiên cứu và nâng cao trình độ; tham gia quản lý sản xuất các lĩnh vực có liên quan; biết ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển chăn nuôi trong và ngoài nước.
      • Sinh viên tốt nghiệp tạo ngành Chăn nuôi chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y, các cơ quan nông nghiệp, các viện nghiên cứu, trường học;

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững các kiến thức cơ sở về chăn nuôi và thú y như cơ thể, sinh lý, dinh dưỡng, di truyền, vi sinh vật, miễn dịch và bệnh lý vật nuôi.
      • Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học nông nghiệp – Chăn nuôi thú y.
      • Kiến thức về luật chăn nuôi thú y.
      • Nắm vững các kiến thức chuyên ngành về chọn giống, thức ăn, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng – trị bệnh và quản lý trong sản xuất chăn nuôi.
      • Kiến thức về thực hành kỹ năng chăn nuôi thú y.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Ứng dụng và thực hành một cách hiệu quả các quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh trên vật nuôi.
      • Quản lý các trang trại chăn nuôi, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.

      Kỹ năng mềm

      • Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy và lập luận; có khả năng tự học, làm việc độc lập hoặc theo nhóm;
      • Có khả năng tham gia hoặc chủ trì thực hiện đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu về chăn nuôi – thú y và các lĩnh vực có liên quan.
      • Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các công ty, xí nghiệp nông nghiệp; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y;
      • Các cơ quan nông nghiệp và các ngành có liên quan như Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thú y,…;
      • Các viện nghiên cứu, trường học;
      • Các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ, thiết kế và xây lắp nông nghiệp,…

      Việt Nam học

      Việt Nam học
      4 năm
      Việt Nam học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Việt Nam học có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, có kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức tương đối toàn diện và hệ thống về Việt Nam học, có kĩ năng thực hành về quan hệ quốc tế và năng lực giao tiếp xã hội, sử dụng được một ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công tác chuyên môn. Cử nhân Việt Nam học có thể làm việc cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam, nước ngoài, các tổ chức quốc tế,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về Việt Nam học.
      • Có kiến thức vững chắc, toàn diện, hệ thống, hiện đại và thiết thực về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam.
      • Có kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, đặc biệt là tiếng Anh du lịch, đáp ứng yêu cầu ở các vị trí làm việc trong ngành du lịch và dịch vụ du lịch quốc tế, có văn hóa giao tiếp tiếng Anh với khách du lịch.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cơ bản

      • Có kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về quản lý văn hoá, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ báo chí, phương pháp nghiên cứu văn hoá để có thể nghiên cứu, giảng dạy bộ môn Việt Nam học cũng như làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành Việt Nam học
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và nghiên cứu.
      • Có khả năng giao tiếp và thuyết phục công chúng, có năng lực làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các cơ sở giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học, văn hóa và du lịch.
      • Các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch như lữ hành, khách sạn, dịch vụ du lịch khác,...
      • Các ban quản lý di tích, thắng cảnh, điểm tham quan du lịch trong cả nước.
      • Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước về các vấn đề xã hội và liên quan tới Việt Nam.
      • Các cơ quan quản lý về văn hóa các cấp, các đơn vị hoạt động văn hóa quần chúng, hoạt động đoàn thể.

      Ngôn ngữ Anh

      Ngôn ngữ Anh
      4 năm
      Ngôn ngữ Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh có thể thích ứng làm việc tại các đơn vị, cơ quan, dự án của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: đối ngoại, thương mại (xuất nhập khẩu), du lịch, dịch vụ, truyền thông, báo chí, dịch thuật, biên tập, viện bảo tàng, thư viện, và hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, nếu trang bị thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng giảng dạy tiếng Anh và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo tiếng Anh như trường trung học và đại học, trung tâm ngoại ngữ và các trường quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về Tiếng Anh.
      • Có hiểu biết sâu rộng, toàn diện về ngôn ngữ Anh, văn hoá xã hội và văn học Anh, Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành sâu.
      • Áp dụng được kiến thức chuyên ngành sâu: Ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, kĩ năng biên, phiên dịch tốt, đảm bảo cho người học đạt được trình độ nghiệp vụ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như biên dịch, phiên dịch ở các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội,...

      Về Kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và chuyên môn thông thường.
      • Có khả năng biên dịch tài liệu, phiên dịch tại các nhà máy, công ty, các đơn vị, các doanh nghiệp hoặc trong các hoạt động như hội thảo, tọa đàm.
      • Có khả năng nghiên cứu khoa học lĩnh vực chuyên môn sâu: các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hoá văn minh của các nước cộng đồng ngôn ngữ.
      • Giảng dạy tiếng Anh ở các bậc học phù hợp sau khi được trang bị kiến thức và có chứng chỉ về nghiệp vụ sư phạm.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành tiếng Anh.
      • Có trình độ tiếng Trung tương đương trình độ B.
      • Có khả năng soạn thảo văn bản hành chính tiếng Việt và tiếng Anh.
      • Có kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập; khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp; kỹ năng quan hệ công chúng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Bộ phận đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp.
      • Các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ đại học tiếng Anh: tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài, các công ty du lịch, thương mại.
      • Các cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ - văn hoá trong và ngoài nước
      • Các trường học ở các cấp học khác nhau (nếu có chứng chỉ NVSP).

      Sư phạm Địa lý

      Địa lý
      4 tháng
      Địa lý
      4 tháng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân khoa học ngành Địa lý có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm vững các tri thức về địa lý cơ bản và phương pháp giảng dạy Địa lý ở trường Trung học phổ thông. Có khả năng giảng dạy các kiến thức địa lý cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình phân ban cũng như chuyên ban phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết rõ ràng về bản chất đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý. Nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế - xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và cả ở Việt Nam.
      • Hiểu đúng đắn mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế, giữa con người với môi trường và sự phát triển bền vững.
      • Hiểu rõ chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học, bậc học của Đảng và Nhà nước hiện nay.
      • Nắm được lý luận dạy học cơ bản, tiếp cận được các phương pháp dạy học hiện đại.

      Về kỹ năng

      • Có kỹ năng giải thích được các hiện tượng địa lý tự nhiên, các quá trình kinh tế - xã hội đề cập đến trong chương trình trung học phổ thông.
      • Có khả năng áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại vào các quá trình dạy học địa lý ở các trường trung học phổ thông của nước ta, nâng cao chất lượng dạy học địa lý.
      • Có khả năng nghiên cứu tìm hiểu tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực, địa phương phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập địa lý và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.
      • Có kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng những hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp vào việc dạy học địa lý ở các trường trung học phổ thông.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục và các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

      Công tác xã hội

      Công tác Xã hội
      4 năm
      Công tác Xã hội
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 03 cấp độ bệnh viện, cộng đồng, và hoạch định chính sách.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học.
      • Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội.
      • Có hệ thống kiến thức về y học cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội.
      • Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng.
      • Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học.
      • Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người.
      • Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH.
      • Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.

      Về kỹ năng

      • Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.
      • Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội.
      • Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật.
      • Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc.
      • Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ.
      • Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Khu vực làm việc: làm việc tại các cơ sở quản lí Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty.
      • Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư).
      • Thực hành nghề công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường,… Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.
      • Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác: giảng viên, nghiên cứu viên, Công chức, nhân viên xã hội, công tác xã hội viên).

      Thiết kế đồ họa

      Đồ họa
      4 năm
      Đồ họa
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Đồ họa trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đồ họa để có khả năng thiết kế, quảng cáo, sáng tác những tác phẩm thuộc lĩnh vực đồ họa; có khả năng nghiên cứu và giảng dạy đồ họa tại các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên để giải quyết các bài toán thuộc lĩnh vực Thiết kế đồ họa, có khả năng học tập ở trình độ trên đại học.
      • Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, hiểu biết về an ninh quốc phòng; Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất. Có tư tưởng, văn hóa, xã hội kết hợp truyền thống văn hóa Việt Nam và kế thừa tinh hoa văn hóa Thế giới.
      • Hiểu các kiến thức về thẩm mỹ, nghệ thuật, lịch sử mỹ thuật Việt Nam và thế giới, nhận thức về văn hóa Việt Nam, văn hóa truyền thống phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
      • Nắm vững các kiến thức căn bản về mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng.
      • Vận dụng được các kiến thức nền tảng về mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý đồ họa cần thiết để thiết kế, sáng tạo trên máy tính.
      • Nắm vững các nguyên tắc, yêu cầu của các nội dung thiết kế, sản phẩm đồ họa phục vụ trong các lĩnh vực phổ biển của đời sống xã hội.
      • Vận dụng các kiến thức để sáng tạo ra các sản phẩm đồ họa cụ thể ứng dụng vào cuộc sống.
      • Hiểu về các vấn đề bản quyền và sở hữu trí tuệ.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng xác định, mô hình hóa các đối tượng thực tế để phác họa, thiết kế và mô phỏng bằng các công cụ xử lý đa phương tiện.
      • Có kỹ năng vẽ tay, vẽ và thiết kế trên máy vi tính, kỹ năng sáng tác và thực hiện các sản phẩm đồ họa.
      • Có kỹ năng thể hiện sản phẩm thiết kế, tư vấn khách hàng về thẩm mỹ và ứng dụng của hệ thống sản phẩm đồ họa trong đời sống, đồng thời có kỹ năng trong hoạt động quảng cáo – xây dựng thương hiệu – thương mại đối với sản phẩm thiết kế.
      • Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế đồ họa vi tính trong việc lập mô hình, thiết kế các đối tượng đồ họa trong không gian 2D/3D.
      • Có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu kiến thức mới, ứng dụng các kỹ thuật, công cụ mới và thành thạo các kỹ năng để giải quyết những vấn đề chuyên môn của ngành vào thực tiễn.

      Kỹ năng mềm

      • Làm việc theo nhóm: Có kỹ năng tổ chức hoạt động nhóm, biết trao đổi chia sẻ ý kiến;
      • Có khả năng thuyết trình các vấn đề về chuyên môn được đào tạo; có kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân hiệu quả bằng các phương tiện khác nhau (trực tiếp, văn bản, phương tiện điện tử, truyền thông);
      • Có kỹ năng kiểm soát quỹ thời gian, xây dựng kế hoạch và tổ chức công việc hiệu quả;
      • Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế B1 theo khung tham chiếu Châu Âu hoặc tương đương;
      • Đạt chuẩn tin học IC3 hoặc tương đương.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Sinh viên ra trường có thể ứng tuyển ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Mỹ thuật ứng dụng như: thiết kế đồ họa, chỉ đạo nghệ thuật, chụp ảnh, vẽ minh họa, quảng cáo, in ấn, thiết kế tạp chí và xuất bản, thiết kế bao bì, và truyền thông tương tác trong nước và quốc tế;
      • Tạo lập công ty hoặc thương hiệu riêng;
      • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu liên quan.
      • Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành học.

      Sư phạm Âm nhạc

      Sư phạm Âm nhạc
      4 năm
      Sư phạm Âm nhạc
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân Sư phạm Âm nhạc, có trình độ lý luận và thực hành để giảng dạy âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá – nghệ thuật, góp phần giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh, sinh viên.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Người học nắm vững những kiến thức âm nhạc trình độ đại học do Bộ GD&ĐT quy định như: Lí thuyết âm nhạc cơ bản, Lí luận dạy học âm nhạc, Lịch sử âm nhạc, Âm nhạc cổ truyền,...
      • Người học nắm vững những kiến thức âm nhạc có hệ thống trình độ đại học do Bộ GD&ĐT quy định như: thanh nhạc, phương pháp học đàn phím điện tử, hát đồng ca hợp xướng, phân tích tác phẩm, hòa âm, chỉ huy
      • Người học hát đúng nhạc và lời các bài hát, đàn được các tác phẩm khí nhạc ở trình độ đại học, đệm được các ca khúc thông dụng ở mức độ khá trở lên.
      • Người học giảng dạy tốt chương trình âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá – nghệ thuật trên toàn quốc.
      • Người học dàn dựng được các chương trình văn nghệ phục vụ hội diễn ở các cấp.

      Về kỹ năng

      Kĩ năng cứng

      • Có kĩ năng hoạt động chuyên môn trong hoạt động ca hát, đệm nhạc, chơi các tác tác phẩm khí nhạc, lí luận về âm nhạc.
      • Người học có năng lực thực hành giảng dạy các chương trình âm nhạc từ các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật và các cấp tương đương.
      • Người học có kĩ năng xử lí tình huống, giải quyết vấn đề trong hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của mình.

      Kĩ năng mềm

      • Người học có kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp để hoàn thành công việc của mình.
      • Người học có kĩ năng hoạt động độc lập, làm việc theo nhóm như làm việc với dàn nhạc, các đồng nghiệp.
      • Người học có khả năng sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) tương đương ở trình độ B để giao tiếp và vận dụng trong tác nghiệp.
      • Người học có trình độ tin học B để soạn thảo văn bản trên máy tính và sử dụng các phần mềm âm nhạc trong hoạt động nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Dạy chương trình âm nhạc ở các cấp học phổ thông, các tr­ường sư phạm, các khoa sư phạm âm nhạc của các trường nghệ thuật và văn hoá - nghệ thuật và các hệ tương đương.

      Các đoàn nghệ thuật, các cơ quan văn hóa có nội dung hoạt động âm nhạc quần chúng và chuyên nghiệp.

      Sư phạm Lịch sử

      Sư phạm Lịch sử
      4 năm
      Sư phạm Lịch sử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành lịch sử có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Nắm vững kiến thức chuyên ngành Lịch sử đã học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới và Sử học Việt Nam, tiến trình lịch sử dân tộc và nhân loại trong học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
      • Lựa chọn, vận dụng được dụng các quan điểm dạy học, các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử một cách hiệu quả nhất.
      • Kết hợp tốt hoạt động dạy học Lịch sử và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể các công việc khác thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.

      Sư phạm Ngữ văn

      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm
      Sư phạm Ngữ Văn
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội,...) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Nắm vững kiến thức liên ngành cơ bản về lịch sử, giáo dục công dân, văn hóa xã hội, văn hoá địa phương,… và vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành Ngữ văn và vận dụng được vào giảng dạy, nghiên cứu môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng, kiến thức về khoa học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện 100 của học sinh ở trường trung học phổ thông,… và vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong trường trung học phổ thông.
      • Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng nghề nghiệp

      • Có kĩ năng sư phạm nền tảng của người giáo viên ở trường trung học phổ thông: tìm hiểu người học, môi trường giáo dục; chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh; thiết kế, tổ chức dạy học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; phát triển chương trình; có kĩ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,...
      • Có kĩ năng đặc thù của người giáo viên Ngữ văn: biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ và văn học gắn liền với công việc dạy học Ngữ văn.

      Kỹ năng mềm

      • Có kĩ năng giao tiếp: biết lập luận, diễn thuyết, tạo lập văn bản để thể hiện ý tưởng của cá nhân.
      • Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
      • Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn ở mức độ phù hợp.
      • Có kĩ năng phát triển nghề nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT.
      • Giáo viên dạy Ngữ văn ở các trường THCS, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, TTGD thường xuyên.
      • Giáo viên dạy tiếng Việt, văn hóa cho người nước ngoài. Giảng viên ở các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và tâm lý, giáo dục (sau khi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ).
      • Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tâm lí, giáo dục; các cơ quan, các tổ chức chính trị – xã hội.

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm
      Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và điều kiện nguồn lực của cơ sở đào tạo nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

      Sau khi hoàn thành chương trình này, sinh viên: có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, hiểu biết về pháp luật và các luật về hoạt động kinh tế, có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và có khả năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành cũng như tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Biết, hiểu và phân tích được các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch như lịch sử, địa lý, văn hóa – xã hội, tài nguyên, môi trường...;
      • Hiểu và vận dụng các kiến thức tổng quan ngành du lịch: tâm lý du lịch, pháp luật du lịch, văn hóa du lịch,... đặc biệt là kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
      • Hiểu, phân tích, đánh giá, vận dụng được những quan điểm, lí thuyết, các vấn đề cơ bản về lí luận của du lịch vào thực tiễn hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, quản lí du lịch;
      • Biết, hiểu, phân tích, đánh giá và vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về quản trị du lịch, dịch vụ và lữ hành: quản lí, điều hành một tập thể, đơn vị trong doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch;
      • Vận dụng được kiến thức về xây dựng chiến lược hoạt động và lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, xây dựng chiến lược quy hoạch du lịch trên cơ sở bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững;
      • Biết, hiểu về các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và thế giới nhằm vận dụng linh hoạt trong thực tiễn nghề du lịch và dịch vụ như: văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, chữ viết,...;
      • Biết, hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, kĩ năng cơ bản về nghề phục vụ nhằm cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và xu thế phát triển ngành.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết kế, thực hiện các chương trình du lịch (tour) theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc của khách hàng hay các hoạt động liên quan đến chương trình du lịch;
      • Vận dụng thành thạo kiến thức của chuyên ngành quản trị và dịch vụ du lịch và lữ hành vào thực tiễn công việc như thực hiện chương trình du lịch; tham gia, tổ chức các công tác và hoạt động về du lịch nói chung và chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng (kinh doanh lữ hành, khách sạn, dịch vụ tham quan, nghiên cứu, bảo tàng; các sự kiện văn hóa, du lịch liên quan,...);
      • Biết, vận dụng được kĩ năng quản lí trong hoạt động du lịch và dịch vụ;
      • Biết, vận dụng được kĩ năng giải quyết công việc, xử lí tình huống linh hoạt, nhạy bén;
      • Ngoại ngữ, tin học: Có chứng chỉ tiếng Anh, tin học văn phòng trình độ B.

      Kỹ năng mềm

      • Biết cách ứng xử linh hoạt, mềm dẻo trong công việc, với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác;
      • Biết, vận dụng được kĩ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập, hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nghề nghiệp;
      • Biết, vận dụng được kĩ năng xử lí thông tin; kĩ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng;
      • Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công việc;
      • Biết tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên tại các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm trên phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.
      • Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.
      • Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.

      Giáo dục Mầm non

      Giáo dục mầm non
      4 năm
      Giáo dục mầm non
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, có đủ năng lực dạy mầm non, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu và nắm vững kiến thức khoa học giáo dục mầm non ở trình độ đại học; biết vận dụng các kiến thức đó vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ: phát triển ngôn ngữ, văn học, toán, giáo dục thể chất, môi trường xung quanh, tạo hình, âm nhạc,...
      • Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục mầm non, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biết lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ trên tất cả các mặt sức khoẻ, văn hoá, thẩm mỹ phù hợp với yêu cầu từng độ tuổi và điều kiện thực tế.
      • Biết tổ chức các hoạt động chung có chủ đích, hoạt động vui chơi, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào lớp 1.
      • Biết kiểm tra và đánh giá sự phát triển của trẻ theo từng độ tuổi, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ Mầm non.
      • Có năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, có khả năng nghiên cứu một số hướng chuyên sâu nâng cao để có thể giảng dạy tại các khoa sư phạm mầm non ở các trường CĐSP hoặc TCSP Mầm non.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, Biết sử dụng các phần mềm và các phương tiện công nghệ dạy học hỗ trợ cho các hoạt động có chủ đích trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
      • Có khả năng phối hợp, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập; có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Giáo viên tại các trường mầm non;
      • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục mầm non và một số lĩnh vực khác.

      Sư phạm Tiếng Anh

      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm
      Sư phạm Tiếng Anh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành Tiếng Anh có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có năng lực học tập và nghiên cứu khoa học suốt đời ở các cấp khác nhau trong lĩnh vực chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan; có đủ kiến thức để học lên bậc thạc sĩ ngành lý luận và phương pháp dạy học, ngành giáo dục, quản lý giáo dục ở trong và ngoài nước và các ngành khác có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết tổng quát về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Nắm vững kiến thức ngôn ngữ học thiết yếu về tiếng Anh ở cấp độ dẫn luận để đảm bảo tính thực tế, khoa học, tính hệ thống và sư phạm trong dạy học;
      • Nắm vững kiến thức đại cương về khoa học ngôn ngữ làm nền tảng cho công tác phát triển chuyên môn, nghiên cứu và giảng dạy.
      • Nắm vững kiến thức tổng quát về văn hóa và văn chương Anh-Mỹ, văn hóa các nước tiếng Anh;
      • Nắm vững Khung tham chiếu Châu Âu về năng lực ngôn ngữ áp dụng tại Việt nam để định hướng dạy học môn tiếng Anh ở phổ thông;
      • Nắm vững kiến thức về người học ngoại ngữ, quá trình tiếp thu của người học tiếng Anh như là một ngoại ngữ để thiết kế phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Sử dụng tiếng Anh: Sử dụng các kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) ở mức độ thành thạo tương đương với cấp độ C1 theo Khung tham chiếu Châu Âu về ngôn ngữ áp dụng tại Việt nam.

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục công và tư.

      Giáo dục Thể chất

      Giáo dục Thể chất
      4 năm
      Giáo dục Thể chất
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Giáo dục thể chất hướng đến mục tiêu:

      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, góp phần vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát triển toàn diện con người, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo.
      • Đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất có đủ kiến thức và khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học và phát triển nghiên cứu khoa học.
      • Sinh viên tốt nghiệp ngành Giáo dục thể chất có đủ năng lực để làm công tác giảng dạy môn học Giáo dục thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân; tham gia làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan quản lý xã hội về TDTT; tổ chức hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao cho mọi người tại các đơn vị TDTT cơ sở, các câu lạc bộ TDTT.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về ngành học, mục tiêu, những yêu cầu nghề nghiệp.
      • Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm.
      • Khả năng áp dụng các kiến thức khoa học để làm việc trong ngành thể thao nói chung và ngành giáo dục thể chất nói riêng.
      • Có khả năng tổ chức kiểm tra đánh giá người học.
      • Có khả năng tham gia nghiên cứu các vấn đề trong ngành nghề liên quan, có thể thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
      • Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành, thành thạo kỹ - chiến thuật và phương pháp huấn luyện, tổ chức thi đấu và phương pháp trọng tài ở một số môn Thể thao phổ biến trong phong trào thể thao quần chúng, cũng như nắm vững kiến thức cơ bản và kỹ năng vận động cần thiết ở một số môn Thể thao trong nhà trường trung học phổ thông.
      • Có khả năng phân tích, đánh giá môn học Giáo dục thể chất, một số môn thể thao phổ biến hiện hành.
      • Có kiến thức cơ bản quá trình phát triển sinh lý theo lứa tuổi - giới tính và đặc điểm thích nghi của lứa tuổi với hoạt động thể lực.
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học thể dục thể thao nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện phát triển các tố chất thể lực của học sinh qua đó phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng thực hiện chương trình, tổ chức giảng dạy và kiểm tra đánh giá môn học giáo dục thể chất (Thể dục) cho học sinh – sinh viên trong các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
      • Có kỹ năng thực hành các môn thể thao trong chương trình đào tạo.
      • Có kỹ năng trong tổ chức và quản lý các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường.
      • Có kỹ năng triển khai và thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục thể chất.
      • Sinh viên tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn vận động viên cấp II ở môn thể thao nâng cao và tiêu chuẩn vận động viên cấp III ở 02 môn thể thao phổ tu tự chọn.

      Kỹ năng mềm

      • Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với học sinh và đồng nghiệp đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục và xử lý tốt các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy, quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên.
      • Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
      • Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm công tác giảng dạy môn học Giáo dục thể chất ở các bậc học thuộc hệ thống Giáo dục quốc dân; tham gia làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan quản lý xã hội về TDTT; hoặc tổ chức hướng dẫn hoạt động thể dục thể thao cho mọi người tại các đơn vị TDTT cơ sở, các câu lạc bộ TDTT,…

      Giáo dục Tiểu học

      Giáo dục Tiểu học
      4 năm
      Giáo dục Tiểu học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Giáo dục tiểu học đào tạo giáo viên tiểu học có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái, khoan dung, tận tụy vì sự nghiệp giáo dục; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp ngành tiểu học.
      • Hiểu và nắm vững kiến thức chuyên môn, đảm bảo dạy tốt các môn học và các hoạt động giáo dục trong chương trình các lớp cấp tiểu học; được nâng cao về 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên – Xã hội, tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp lên trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học, phương pháp dạy học ở tiểu học, biết vận dụng các kiến thức vào thực tiễn dạy học, giáo dục ở tiểu học.
      • Nắm vững kiến thức tâm lí học, giáo dục học, lí luận và phương pháp dạy học bộ môn để giảng dạy và giáo dục học sinh.
      • Nắm được nội dung, chương trình, tiếp cận các quan điểm và phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học ở tiểu học.
      • Có kiến thức về môi trường, dân số, an ninh – quốc phòng, an toàn giao thông, quyền trẻ em, y tế học đường để có thể thực hiện giáo dục tích hợp.
      • Được trang bị những thông tin cập nhật về đổi mới giáo dục tiểu học trong nước và khu vực, có khả năng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở tiểu học.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cơ bản

      • Biết lập kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở tiểu học.
      • Biết vận dụng kiến thức tâm lí học, giáo dục học và phương pháp dạy học để dạy tốt các môn học ở cấp tiểu học.
      • Có kĩ năng tổ chức quản lí lớp học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh.
      • Biết sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học và một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy.
      • Có phương pháp nghiên cứu khoa học, biết giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục ở tiểu học.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết sử dụng các phần mềm dạy học ở tiểu học.
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
      • Có khả năng phối hợp, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.
      • Có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Các trường tiểu học, các cơ quan quản lý giáo dục.
      • Các khoa Giáo dục tiểu học của các trường TCSP, CĐSP, ÐHSP.

      Khoa học cây trồng

      Khoa học cây trồng
      4 năm
      Khoa học cây trồng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng (KHCT) nhằm đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có năng lực thực hành, tận tụy với nghề nghiệp, có khả năng tiếp tục phát triển trong chuyên môn và ý thức phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực và kinh tế của đất nước.

      Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học XH&NV, có khả năng sử dụng các phần mềm tin học ứng dụng và khả năng giao tiếp bằng Anh ngữ thông thường. Được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học, hóa học và sinh hóa giúp hiểu rõ các nguyên lý của các quá trình sinh học liên quan đến cây trồng.

      Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên sâu về quản lý cây trồng để đạt được năng suất và hiệu quả cao bao gồm kỹ thuật trồng; chăm sóc; biết nhận diện, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; quản lý dinh dưỡng; điều khiển ra hoa và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó có khả năng làm việc theo nhóm, tính tự chủ trong phương pháp làm việc và nghiên cứu khoa học, biết phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành Khoa học cây trồng, đúc kết và hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.

      Đào tạo kỹ sư làm việc được ở Viện, trường, các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy. Bên cạnh đó, làm việc tốt ở các sở ban ngành và công ty liên quan đến nông nghiệp. Đủ trình độ để theo học ở những bậc học cao hơn trong và ngoài nước.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức về các hiện tượng sinh lý cũng như các hoạt động biến dưỡng ở cấp độ phân tử bên trong tế bào của cây trồng, sự truyền thụ các tính trạng ở sinh vật, đồng thời phân biệt được các dạng cây trồng, hiểu rõ vai trò của việc đa dạng sinh học trong ngành thực vật. Có kiến thức cơ bản về việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
      • Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết đã đặt ra.
      • Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.
      • Kiến thức về về giá trị sử dụng, tình hình sản xuất của cây trồng trong và ngoài nước; nắm được đặc tính về thực vật và các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh để cây trồng phát triển, tối ưu kỹ thuật trồng và chăm sóc, bố trí thời vụ cho phù hợp.
      • Kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và bảo quản sau thu hoạch; nhận diện, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; biết được bố trí cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp, trong một trang trại; kiến thức về điều khiển cây ra hoa cho trái theo mùa để việc sản xuất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; kiến thức sản suất cây trồng áp dụng kỹ thuật cao, sản xuất cây trồng theo hướng sạch an toàn cho người tiêu dùng; biết được kỹ thuật phân lập và sản xuất một số loại nấm ăn; kiến thức về nhân và chọn giống cây trồng.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề
      • Nhân diện được các tình huống về các vấn đề liên quan dinh dưỡng, năng suất, sâu bệnh, thất thoát sau thu hoạch, năng suất,… của cây trồng, hệ thống cây trồng, đưa ra các kế hoạch xử lý (phân tích định tính, kiểm tra trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm về các giả thuyết).
      • Nhận diện được các giả thuyết giải quyết vấn đề để đơn giản hóa các tình huống phức tạp xảy ra trong nông nghiệp.
      • Có kỹ năng truyền đạt thông tin đến người nghe, để phổ biến các kỹ thuật đến người sản xuất.
      • Thử nghiệm và khám phá tri thức: có kỹ năng phân tích để hình thành nên một giả thuyết nghiên cứu. Lựa chọn cách thu thập số liệu hiệu quả để giải quyết vấn đề. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học, tổ chức sắp xếp hình thành phép thu số liệu phi thực nghiệm để giải quyết vấn đề.

      Kỹ năng mềm

      Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

      Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.

      Làm việc theo nhóm:

      • Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm.
      • Quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm. Thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.

      Giao tiếp:

      • Trình bày báo cáo và thuyết trình bằng điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp bằng điện tử, giấy,…
      • Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cán bộ kỹ thuật, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực Khoa học cây trồng trong các trường, viện, sở ban ngành, trung tâm, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, công ty,…

      Công nghệ sinh học

      Công nghệ Sinh học
      4 năm
      Công nghệ Sinh học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo trình độ cử nhân Công nghệ sinh học cung cấp cho người học môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, sức khỏe, có kiến thức chuyên môn cơ bản và chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành thành thạo và có khả năng giải quyết những vấn đề đặt ra trong ngành Công nghệ sinh học và ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan.

      Người học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm tra chất lượng, các trường đại học, cao đẳng, xí nghiệp, nhà máy có liên quan đến lĩnh vực CNSH.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Các kiến thức cơ bản của ngành Công nghệ sinh học như Sinh học phân tử, Sinh hóa, Vi sinh học và Virut học đại cương, Di truyền học, Phương pháp phân tích vi sinh vật, kiến thức về Thống kê sinh học,...
      • Kiến thức cơ bản về thực hiện nghiên cứu khoa học;
      • Kiến thức về ngoại ngữ chuyên ngành;
      • Kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành chuyên môn.
      • Các kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành thuộc các chuyên ngành của Công nghệ sinh học: Công nghệ di truyền, Bộ gen và ứng dụng, Protein enzyme học, Nuôi cấy mô tế bào thực & động vật, Miễn dịch học,..
      • Kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực của CNSH như: CNSH trong y dược, CNSH trong Nông nghiệp, CNSH trong môi trường, CNSH Vi sinh vật, và CNSH Thực phẩm, CNSH trong thủy sản,...

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học
      • Tư vấn kỹ thuật, đầu tư và thiết kế.
      • Tham gia sản xuất, vận hành, quản lý tổ, đội, nhóm, ca sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
      • Tham gia quản lý chuyên môn
      • Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học trên một số lĩnh vực đã được học.
      • Có kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học để xây dựng, điều hành và phát triển chương trình đào tạo về công nghệ sinh học cho các cấp học từ đại học trở xuống, hệ thống học tập trực tuyến (e-learning);
      • Có năng lực nghiên cứu khoa học, giải quyết các vấn đề trong lý luận và thực tiễn trong các viện, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ sinh học, và lĩnh vực có liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Có năng lực xây dựng, thực hiện và quản lý kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho cá nhân, nhóm và tập thể;
      • Có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm: chủ động và tự tin trong nghiên cứu, hoạt động chuyên môn; quản lý, thúc đẩy mọi người làm việc đạt hiệu quả;
      • Có năng lực giao tiếp và quan hệ công chúng: sử dụng các phương pháp và nghệ thuật giao tiếp, đàm phán phù hợp với các đối tác liên quan đến công việc.
      • Có khả năng giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.
      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Hoạt động trên các lĩnh vực chuyên môn về CNSH trong các cơ quan như Sở Khoa học – Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp và PTNT; Các cơ quan kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
      • Các cơ quan, xí nghiệp chế biến và bảo quản nông – thủy sản, sản xuất thực phẩm và dược phẩm, giống cây trồng và vật nuôi. Các công ty tư vấn đầu tư về công nghệ sinh học.
      • Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
      • Các doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến ngành công nghệ sinh học.

      Kinh tế nông nghiệp

      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm
      Kinh tế nông nghiệp
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh tế Nông nghiệp được thiết kế nhằm trang bị cho người học các kiến thức cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên cứu kinh tế và hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích kinh tế để giải quyết các vấn đề và tình huống phát sinh trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh để khai thác và sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể:

      • Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, nghiêm túc và có tinh thần trách nhiệm;
      • Kiến thức nền tảng vững chắc về các lĩnh vực KT – CT – XH và môi trường.
      • Hiểu biết sâu về kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để thực hiện các nghiên cứu kinh tế và giải quyết các vấn đề khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh nông nghiệp và nghiên cứu kinh tế nông nghiệp;
      • Kiến thức đủ rộng, khả năng nghiên cứu chuyên sâu và năng lực tự học để tiếp tục nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm thích ứng với nhu cầu phát triển kinh tế vùng.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức cơ bản về lịch sử học thuyết kinh tế, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, marketing căn bản, nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê kinh tế, kinh tế lượng, phương pháp nghiên cứu kinh tế,…
      • Có kiến thức sâu rộng, hiện đại về kinh tế nông nghiệp, kinh tế hộ, chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn, phân tích dự án,… và kiến thức liên ngành như tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh.
      • Có khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo;
      • Phân tích, tổ chức thực hiện chính sách sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là ở khu vực trung du miền núi phía Bắc.
      • Phân tích và quản lý kinh tế nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan của các tổ chức kinh tế của kinh tế công và kinh tế tư nhân trong nông nghiệp, nông thôn;
      • Vận dụng thành thạo kiến thức của chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp vào thực tiễn công việc và có khả năng phân tích, dự báo các hiện tượng kinh tế-xã hội trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực trung du miền núi phía Bắc.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp các vấn đề kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng;
      • Có kỹ năng giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn công việc ngành kinh tế nông nghiệp đặt ra.

      Kỹ năng mềm

      • Ứng xử linh hoạt trong công việc, với đồng nghiệp và đối tác.
      • Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập, có tinh thần hợp tác và chia sẻ trong hoạt động nghề nghiệp.
      • Sử dụng tốt ít nhất một ngoại ngữ và có kỹ năng tin học thành thạo.
      • Có kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng; kỹ năng viết báo cáo, thiết lập và phân tích dự án đầu tư.
      • Có khả năng tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan Nhà nước ở các cấp và các doanh nghiệp.
      • Năng động, nhiệt tình, có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trong công việc.
      • Có đủ năng lực, trình độ giải quyết các vấn đề trong thực tế tại đơn vị công tác, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
      • Có trình độ tiếng Anh và Tin học tương đương trình độ B.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế nông nghiệp sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:

      • Đảm trách những công việc tổ chức và quy hoạch, xây dựng và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.
      • Có thể làm công tác giảng dạy kinh tế, kinh tế nông nghiệp tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ, năng lực và được bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu, các tổ chức tư vấn về kinh tế và kinh tế nông nghiệp.
      • Là cán bộ quản lý kinh tế từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
      • Là chuyên viên thuộc các dự án phát triển, dự án liên ngành của các tổ chức quốc tế hoặc phi chính phủ, các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội thuộc lĩnh vực Kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

      Công nghệ thông tin

      Công nghệ thông tin
      4 năm
      Công nghệ thông tin
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Cung cấp cho sinh viên kỹ năng và kiến thức để đảm nhận vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực CNTT, thăng tiến đến vị trí lãnh đạo, khả hành nghiên cứu hoặc tiếp tục học cao hơn trong lĩnh vực này. Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

      • Đào tạo kỹ sư CNTT có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Trang bị cho người học kiến thức chuyên sâu và các giải pháp về sản phẩm CNTT đương đại;
      • Trang bị các kiến thức nền tảng cơ bản về cơ sở lý thuyết, toán và khoa học được sử dụng trong lĩnh vực CNTT cho sinh viên;
      • Tạo khả năng giải thích và vận dụng kiến thức nền tảng, các giải pháp và sản phẩm CNTT thích hợp đáp ứng nhu cầu của một tổ chức hay cá nhân;
      • Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức căn bản về toán ứng dụng trong Công nghệ thông tin nhằm giúp cho người học có thể tiếp thu được những kiến thức cơ sơ ngành và chuyên ngành, cũng như khả năng nghiên cứu, học nâng cao trình độ.
      • Kiến thức căn bản về nền tảng CNTT, kiến thức về kiến trúc của máy tính, kiến thức về hệ điều hành máy tính, kiến thức về các hệ điều hành thông dụng đương đại giúp cho người học nắm được những nguyên lý cơ bản của một hệ thống máy tính.
      • Kiến thức căn bản về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kiến thức về hệ thống thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp, kiến thức về phân tích và thiết kế hệ thống giúp cho người học nắm được nguyên lý cơ bản và giải pháp trong các hệ thống thông tin ở các tổ chức và doanh nghiệp.
      • Kiến thức cơ bản về cấu trúc dữ liệu, về giải thuật, kiến thức về lập trình cấu trúc và lập trình hướng đối tượng nhằm giúp cho người học có thể hiểu căn bản về lập trình, xây dựng các chương trình máy tính.
      • Kiến thức về Công nghệ phần mềm nhằm giúp cho người học nắm được qui trình xây dựng phần mềm trong công nghiệp công nghệ thông tin.
      • Kiến thức cơ bản về mạng máy tính nhằm giúp cho người học nắm được nguyên lý căn bản của mạng máy tính, mạng của các doanh nghiệp và tổ chức, dịch vụ mạng cũng như kiến thức về mạng Internet.
      • Kiến thức về lập trình tích hợp và kỹ thuật lập trình tích hợp.
      • Kiến thức về quản trị và bảo trì các hệ thống CNTT của một tổ chức hay cá nhân.
      • Kiến thức về nguyên lý an ninh và bảo toàn thông tin.
      • Kiến thức về sản phẩm và giải pháp công nghệ thông tin đương đại.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Vận dụng kiến thức toán học và các khoa học cơ bản được sử dụng trong lĩnh vực CNTT.
      • Sử dụng máy vi tính phục vụ cho học tập, cho công việc, cũng như cuộc sống hằng ngày; có khả năng xây dựng chương trình ứng dụng tin học căn bản.
      • Quản trị hệ thống CNTT của một tổ chức hay doanh nghiệp.
      • Tư vấn cho các tổ chức và các doanh nghiệp trong việc lựa chọn giải pháp và sản phẩm CNTT phù hợp.
      • Tiên đoán xu hướng phát triển của CNTT để đưa ra quyết định phù hợp cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc lựa chọn công nghệ và giải pháp cũng như chính sách phát triển CNTT.
      • Lập trình theo những hướng phát triển ứng dụng khác nhau.
      • Quản trị các hệ thống CNTT khác nhau của các tổ chức hay cá nhân.

      Kỹ năng mềm

      • Đạt trình độ Tiếng Anh/Tiếng Pháp tương đương trình độ B1
      • Viết tài liệu mô tả kỹ thuật, báo cáo khoa học hay viết dự án, và thuyết trình.
      • Làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo nhóm làm việc, kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột, sử dụng thành thạo những công cụ hỗ trợ cho việc hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng đánh giá đóng góp của thành viên nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhà tư vấn, giám sát, nhà lãnh đạo lĩnh vực công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Lập trình viên, kỹ thuật viên, quản trị viên hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân.
      • Cán bộ nghiên cứu, phân tích trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các viện nghiên cứu hay các trường đại học.
      • Giảng viên giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      4 năm
      Quản trị kinh doanh
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm trang bị cho những nhà quản trị tương lai một nền tảng kiến thức vững chắc để có thể điều hành/quản trị các doanh nghiệp. Sinh viên sẽ có được những kỹ năng cần thiết trong việc tích hợp kiến thức nền tảng về quản trị, marketing, kế toán và tài chính để hình thành nên các chiến lược khả thi giúp cho các công ty/doanh nghiệp dễ dàng đạt được những mục tiêu hoạt động trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có:

      • Bản lĩnh chính trị vững vàng, hiểu biết các chuẩn mực đạo đức kinh doanh; có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Thể lực và tinh thần mạnh mẽ để hoạt động tốt trong môi trường làm việc áp lực;
      • Hiểu biết và có khả năng vận dụng các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết các vấn đề trong quản trị kinh doanh với tư duy chiến lược và sáng tạo;
      • Hình thành và phát triển những kỹ năng lãnh đạo, quản trị và điều hành các công ty/doanh nghiệp;
      • Phát triển được kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm và hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích ứng cao với môi trường làm việc liên tục thay đổi.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về Quản trị kinh doanh.
      • Có các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị chất lượng, quản trị chiến lược, quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế,...
      • Có các kiến thức bổ trợ về kế toán tài chính, tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán, kiểm toán.
      • Có kiến thức và năng lực phân tích, ra quyết định nhằm phát triển doanh nghiệp trong môi trường thay đổi; năng lực tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản trị kinh doanh.
      • Thành thạo nghiệp vụ chuyên môn trong các hoạt động thực tiễn về quản trị kinh doanh, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong thực tiễn công việc.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ tin học tương đương trình độ B; biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
      • Có kỹ năng thuyết trình, đàm phán hợp đồng kinh tế; kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt trong công việc và với các đối tác.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Nhân viên/Trưởng, Phó phòng chức năng trong các công ty/doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;
      • Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
      • Nghiên cứu viên, giảng viên ngành quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh.

      Tài chính-ngân hàng

      Tài chính Ngân hàng
      4 năm
      Tài chính Ngân hàng
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên ngành ngân hàng và những kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân Tài chính ngân hàng, sinh viên đạt được:

      • Phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức các nhân và có trách nhiệm đối với xã hội;
      • Kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng;
      • Năng lực tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư tài chính, và dự án đầu tư;
      • Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp trong nhóm cũng như làm việc độc lập trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế;
      • Có khả năng phát triển những kỹ năng cần thiết để tiếp tục tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành, và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về Tài chính – Ngân hàng.
      • Có kiến thức cơ bản về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (nghiệp vụ đi vay, cho vay và môi giới), nghiệp vụ ngân hàng trung ương, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, tài chính công, kế toán ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ.
      • Có kiến thức bổ trợ quan trọng về kế toán tài chính, tài chính doanh nghiệp, kiểm toán,...
      • Có kiến thức và kỹ năng phân tích tài chính – tín dụng, khả năng ra quyết định ở tầm chiến lược và chiến thuật nhằm phát triển ngân hàng và các tổ chức tài chính – tín dụng phi ngân hàng trong môi trường thay đổi; khả năng hoạch định chính sách tài chính, chính sách tiền tệ tại các cơ quan tài chính - tiền tệ của nhà nước.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
      • Có kỹ năng thực tiễn về tài chính – ngân hàng: Phân tích thị trường tài chính, thị trường vốn, khảo sát, nghiên cứu thị trường, thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư tài chính.

      Kỹ năng mềm

      • Có trình độ tin học tương đương trình độ B; biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
      • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B..
      • Có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán hợp đồng kinh tế; kỹ năng giao tiếp, ứng xử linh hoạt trong công việc và với các đối tác, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Chuyên viên ngân hàng làm việc ở các vị trí giao dịch, kiểm soát, kế toán, chuyên viên tín dụng, chuyên viên thanh toán quốc tế, chuyên viên kinh doanh ngoại hối, chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính tại các ngân hàng thương mại.
      • Chuyên viên phân tích và tư vấn làm việc tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính;
      • Tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh để tạo lập doanh nghiệp cho bản thân;
      • Nghiên cứu viên và giảng viên làm việc tại các Viện nghiên cứu về kinh tế – xã hội, các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, và các đơn vị nghiên cứu.

      Ngôn ngữ Trung Quốc

      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm
      Ngôn ngữ Trung Quốc
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình Ngôn ngữ Trung Quốc đào tạo ra những nhà chuyên môn có khả năng thích ứng cao, có kiến thức tốt về tiếng Trung Quốc và sử dụng thành thạo tiếng Trung Quốc ở bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (tối thiểu tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu hoặc cấp 5 HSK);

      Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khác như:

      • Tính linh hoạt, năng lực cơ bản (như năng lực giao tiếp, năng lực xác định vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề);
      • Kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tìm tòi, suy xét, làm việc nhóm; hiểu biết về môi trường địa phương, trong nước hay quốc tế, mà ở đó tiếng Trung Quốc được sử dụng như một ngoại ngữ, hay ngôn ngữ quốc tế;
      • Có kiến thức về xã hội văn hóa rộng lớn; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy những phẩm chất và kỹ năng cá nhân cũng như nghề nghiệp quan trọng để trở thành chuyên gia, các nhà quản lý, lãnh đạo trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có kiến thức khoa học cơ sở để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp về tiếng Trung Quốc.
      • Có hiểu biết sâu rộng, toàn diện về ngôn ngữ tiếng Trung, về văn hoá xã hội và văn học Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập các môn chuyên ngành sâu.
      • Có kiến thức chuyên ngành sâu về ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng, kĩ năng biên, phiên dịch tốt, đảm bảo cho người học đạt được trình độ nghiệp vụ để hoạt động và công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như biên dịch, phiên dịch ở các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội,...
      • Có khả năng nghiên cứu sâu về ngôn ngữ, văn học, văn hoá, du lịch,... thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội – nhân văn.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Biên dịch: Có khả năng dịch các dạng văn bản từ ngôn ngữ đích sang tiếng mẹ đẻ và ngược lại. Bảo đảm các yêu cầu về “tín– đạt – nhã” của bài dịch.
      • Phiên dịch: Linh hoạt, nhạy bén, trong chuyển đổi ngữ mã; có kỹ năng trong dịch đuổi và dịch hiện trường.
      • Sử dụng thành thạo cả 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, và viết trong các tình huống giao tiếp xã hội có liên quan đến chuyên ngành biên – phiên dịch. Ngoài ra, sinh viên ra trường phải đạt được chứng chỉ HSK cấp độ 6.

      Kỹ năng mềm

      • Sinh viên ra trường đạt trình độ tương đương trung cấp tiếng Anh(Ngoại ngữ2).
      • Có trình độ Tin học tương đương trình độ B, biết sử dụng thành thạo các phần mềm thuộc chuyên ngành tiếng Trung.
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tìm thông tin cần thiết trong những lĩnh vực làm việc khác nhau.
      • Có khả năng làm việc độc lập và nghiên cứu khoa học; có kỹ năng làm việc nhóm có hiệu quả.
      • Có khả năng cập nhật các kiến thức mới, sáng tạo trong công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Bộ phận đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước các ngành, các cấp.
      • Các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động có trình độ đại học tiếng Trung: tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp, các văn phòng đại diện, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài, các công ty du lịch, thương mại.
      • Các cơ sở nghiên cứu ngôn ngữ – văn hoá trong và ngoài nước.

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí

      Cơ học
      4 năm
      Cơ học
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí cung cấp cho sinh viên môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng kiến thức cơ sở ngành để tính toán, lựa chọn, đo lường và thiết kế công nghệ trong hệ thống sản xuất cơ khí.
      • Vận dụng được một số phần mềm chuyên dụng như: AutoCAD, Solidworks, Catia,… trong lĩnh vực thiết kế cơ khí để xây dựng các bản vẽ kĩ thuật.
      • Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các loại máy gia công cắt gọt kim loại nói chung và các máy công cụ thông dụng nói riêng.
      • Tính toán lựa chọn được vật liệu, máy gia công, thiết bị, dụng cụ cắt; thiết lập được quy trình công nghệ gia công cơ khí, nghiên cứu khoa học và lập dự án công nghệ.
      • Biết được mối quan hệ kinh tế – kỹ thuật cơ bản trong sản xuất công nghiệp để xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp công nghiệp.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Kỹ năng thiết kế.
      • Kỹ năng tổ chức thực hiện.
      • Kỹ năng quản lý, điều hành.
      • Kỹ năng vận hành.
      • Phân tích và xử lý thông tin.
      • Giải quyết vấn đề.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế.
      • Làm việc theo nhóm.
      • Đạt trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B, biết sử dụng tiếng Anh chuyên ngành để tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật.
      • Tin học văn phòng tương đương trình độ B; sử dụng tốt các phần mềm hỗ trợ của ngành học để tính toán, thiết kế hoặc lập trình đơn giản và ứng vào thực tế công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc quản lý, điều hành tại các đơn vị sản xuất cơ khí chế tạo máy và các doanh nghiệp công nghiệp.
      • Làm các công việc như: tư vấn, thiết kế, chế tạo, vận hành, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thiết bị, dây truyền công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất.
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí.
      • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện – Điện tử có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tư cách tốt, có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn cao nhờ được trang bị một nền tảng kiến thức vững chắc, chuyên sâu bao gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành, gắn kết với thực tập, thực hành, thí nghiệm chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hiện tại và tương lai, có khả năng hòa nhập trong môi trường làm việc quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu, vận dụng được kiến thức về kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật đo lường điện, kỹ thuật điện tử số, vật liệu điện, phân tích được mạch điện trong công nghiệp và dân dụng để tiếp thu và nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành.
      • Vận dụng tốt kiến thức về an toàn điện vào trong lĩnh vực sản xuất.
      • Hiểu nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của các hệ thống phát, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an toàn điện, hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa và nhỏ.
      • Hiểu đặc tính và nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử. Phân tích được qui trình công nghệ và hoạt động của các hệ thống điện tử tương tự, điện tử số.
      • Vận dụng tốt các kiến thức về máy điện, khí cụ điện, hệ thống cung cấp điện,kỹ thuật lập trình PLC, hệ thống truyền động điện để thiết kế vận hành sửa chữa hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, tổ chức sản xuất.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Sử dụng thành thạo các công cụ hiện đại để giải các bài toán kỹ thuật như sử dụng máy tính, các phần mềm thiết kế để vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, các lĩnh vực về điện. Đọc, hiểu, vẽ và triển khai được các bản vẽ điện – điện tử.
      • Thiết kế, tính toán, lựa chọn các thiết bị điện - điện tử thường dùng trong lưới điện cung cấp điện và hệ thống chiếu sáng, các tủ điều khiển tự động, các nhà máy tự động hoá.
      • Kiểm tra, bảo dưỡng được các thiết bị điện – điện tử thông dụng trong công nghiệp và dân dụng.
      • Vận hành, kiểm tra, sửa chữa được các loại máy điện AC, máy điện DC trong công nghiệp và dân dụng.
      • Thiết kế các hệ thống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư, hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp, hệ thống an toàn điện.
      • Vận hành và quản lý hệ thống phân phối điện, hệ thống sản xuất tự động.
      • Biết lập trình và lắp đặt mạch điều khiển cho các cơ cấu sản xuất tự động hoá, các dây chuyề tự động hoá dùng PLC vừa và nhỏ.
      • Đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng tiếng Anh trình độ B, đọc viết hội thoại trong công việc thực tế hàng ngày, dịch được một số tài liệu kỹ thuật điện tiếng Anh.
      • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Khai thác và sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ vẽ mạch điện mô phỏng mạch điện (Auto CAD, Matlab).
      • Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc trong các nhóm đa lĩnh vực.
      • Có khả năng nhận diện, tổng hợp và giải quyết các vấn đề về kỹ thuật.
      • Giao tiếp hoà đồng với mọi người, luôn cố gắng học hỏi nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
      • Phân tích và xử lý thông tin khi có tình huống xảy ra về phần điện – điện tử, nắm được nguyên nhân gây ra sự cố, biết khai thác tài nguyên trên mạng, các tài liệu trên các trang website chuyên ngành để nâng cao trình độ và khả năng xử lý công việc.
      • Có khả năng quản lý và lãnh đạo nhóm.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng làm việc với vai trò người thực hiện trực tiếp hay người quản lý, điều hành tại các nhà máy, công ty liên quan đến điện, điện tử như: các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử; các công ty tư vấn, thiết kế mạch điện tử; các công ty sản xuất có sử dụng các hệ thống tự động hóa điện – điện tử. Làm việc trong các công ty điện lực, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, có khả năng làm việc tại các viện nghiên cứu về các lĩnh vực điện, điện tử.

      Cán bộ quản lý, giáo dục đào tạo tại các trường đại học công nghệ, cao đẳng kỹ thuật, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm nghề.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0
      Giảng viên
      0
      Cơ sở vật chất
      0
      Môi trường HT
      0
      HĐ ngoại khoá
      0
      Cơ hội việc làm
      0
      Tiến bộ bản thân
      0
      Thủ tục hành chính
      0
      Quan tâm sinh viên
      0
      Hài lòng về học phí
      0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Sau 15 năm xây dựng và trưởng thành, trường đại học Hùng Vương – tỉnh Phú Thọ đang dần khẳng định uy tín của mình trên địa bàn và hệ thống giáo dục quốc gia.

      Trường Đại học Hùng Vương thực hiện đào tạo trình độ sau đại học, đại học và các trình độ thấp hơn thuộc các lĩnh vực: Sư phạm, Nông – Lâm nghiệp, Kinh tế – Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật – Công nghệ, Du lịch,... nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.

      Giới thiệu về trường Đại học Hùng Vương

      Trường Đại học Hùng Vương (Tiếng Anh: Hung Vuong University, HVU) là trường đại học công lập tại tỉnh Phú Thọ.

      Trường Đại học Hùng Vương được thành lập ngày 29 tháng 4 năm 2003 theo Quyết định số 81/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở của Trường Cao đẳng Sư phạm Phú Thọ. Ngôi trường đã có bề dày truyền thống gần 60 năm.

      Sơ lược về Đại học Hùng Vương

      Sứ mạng

      "Trường Đại học Hùng Vương là trường đại học đa ngành, đa cấp, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực".

      Tầm nhìn

      Xây dựng Trường Đại học Hùng Vương trở thành cơ sở đào tạo đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.

      Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ giảng viên đủ năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030.

      Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa quy trình đào tạo; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.

      Tranh thủ các nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của Trường.

      Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời cần phải ổn định và nâng cao đời sống cán bộ, viên chức.

      Đội ngũ giảng viên

      Khi mới thành lập, trường chỉ có 2 Tiến sĩ và 43 Thạc sĩ nhưng đến nay (10/2018) trong số 315 giảng viên của trường có 291 người có trình độ thạc sĩ trở lên (chiếm 95%), trong đó có 09 Giáo sư, Phó Giáo sư, 58 Tiến sĩ (tăng gấp 33,5 lần so với những ngày đầu thành lập) và hiện nay có 59 giảng viên đang đi học NCS (8 người học ở nước ngoài chiếm 13,55%); trong đó có nhiều cán bộ giảng viên có khả năng giao tiếp và làm việc trực tiếp với nước ngoài.

      Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường

      Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường

      Cơ sở vật chất

      Ngay từ những ngày đầu thành lập, UBND tỉnh đã chỉ đạo lập dự án tổng thể xây dựng trường và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.770 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới tại thành phố Việt Trì; đến nay sau 15 năm đã đầu tư trên 550 tỷ đồng, với nhiều hạng mục, như: Nhà hiệu bộ, khu giảng đường, khu ký túc xá, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu dạy và học, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên.

      Khu ký túc xá của trường

      Khu ký túc xá của trường

      Thành tựu

      Với những thành tích xuất sắc đạt được trong 15 xây dựng và phát triển, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng như: Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Đây là phần thưởng cao quý mà Đảng và nhà nước trao tặng, ghi nhận những thành tích, đóng góp của trường đạt được trong 15 năm qua.

      Nguồn: Đại học Hùng Vương

      Địa điểm