Trường Đại Học Hùng Vương - Chuyên ngành Sư phạm Lịch sử | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Sư phạm Lịch sử

      Chương trình

      Ngành

      Sư phạm Lịch sử

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6, Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Lịch sử đào tạo sinh viên trở thành giáo viên ngành lịch sử có kiến thức và kỹ năng sư phạm tốt, đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam; người công dân tốt, người giáo viên trung thực và sáng tạo, nhân ái và khoan dung, tận tuỵ vì sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai; sống gương mẫu, có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế; có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

      Sinh viên tốt nghiệp có thể làm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và quản lý tại các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục, các trung tâm, viện nghiên cứu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;
      • Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;
      • Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;
      • Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;
      • Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;
      • Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;
      • Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;
      • Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;
      • Có kiến thức chuyên ngành vững vàng, đảm bảo đủ năng lực giảng dạy, nghiên cứu Toán học bậc THPT.
      • Nắm vững kiến thức chuyên ngành Lịch sử đã học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.
      • Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phát triển của Sử học thế giới và Sử học Việt Nam, tiến trình lịch sử dân tộc và nhân loại trong học tập, nghiên cứu và đáp ứng được yêu cầu dạy học Lịch sử ở trường phổ thông.
      • Lựa chọn, vận dụng được dụng các quan điểm dạy học, các phương pháp, phương tiện phù hợp mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng, hình thức tổ chức dạy học Lịch sử một cách hiệu quả nhất.
      • Kết hợp tốt hoạt động dạy học Lịch sử và hoạt động giáo dục trong nhà trường.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      Lập kế hoạch dạy học:

      • Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;
      • Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;
      • Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.
      • Điều khiển quá trình dạy học:
      • Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;
      • Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

      Giáo dục học sinh:

      • Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;
      • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;
      • Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;
      • Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

      Đánh giá kết quả học tập của học sinh:

      • Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;
      • Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;
      • Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.
      • Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

      Kỹ năng mềm

      • Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, PowerPoint, khai thác và sử dụng Internet.
      • Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.
      • Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.
      • Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.
      • Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.
      • Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.
      • Đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
      • Hợp tác với cộng đồng. Làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường; có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Có thể làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học.
      • Có thể làm công tác chuyên viên và quản lý ở các trường học, các phòng giáo dục, các cơ sở giáo dục.
      • Có thể làm công tác nghiên cứu lịch sử tại các trung tâm, viện nghiên cứu.
      • Có thể các công việc khác thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.