Chương trình
Ngành
Kỹ thuật Hạt nhânThời lượng
4 nămThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 140 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học;
- Thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định;
- Thí sinh có chứng chỉ Cambridge International Examinations A-Level, UK (chứng chỉ A-Level);
- Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ);
- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân ngành Công nghệ Hạt nhâncó kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ hạt nhân, năng lực thực hành nghề nghiệp, khả năng thích ứng với môi trường kinh tế – xã hội, khả năng tham gia giải quyết những vấn đề kỹ thuật và công nghệ hạt nhân, có trình độ tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, có tầm nhìn và năng lực nghiên cứu khoa học.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Hiểu, tổng hợp, phân tích và đánh giá một số các nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và ứng dụng bức xạ thông qua các kiến thức ngành Vật lý hạt nhân và kiến nghị giải pháp;
- Áp dụng và tổng hợp kiến thức ngành Vật lý hạt nhân để hình thành các ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các nghiên cứu và ứng dụng về Công nghệ hạt nhân;
- Áp dụng kiến thức thực tế và thực tập trong lĩnh vực Công nghệ hạt nhân để hội nhập nhanh với môi trường công việc trong tương lai.
Về kỹ năng
Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Kỹ thuật hạt nhân có thể làm việc tại các cơ sở sau đây:
- Các cơ sở đào tạo: làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng và cán bộ quản lý đào tạo về Vật lý và Kỹ thuật hạt nhân;
- Các Viện nghiên cứu: làm chuyên viên, Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân,...
- Các cơ sở sử dụng bức xạ hạt nhân như (các trung tâm chiếu xạ, khảo cổ, Đánh giá không phá hủy, Khoa y học hạt nhân, X – quang trong các bệnh viện, Các nhà máy có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân,...
- Các cơ quan quản lý: làm chuyên viên trong lĩnh vực hạt nhân tại các cơ quan quản lý khoa học, trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ,...