Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội - Chuyên ngành Luật | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật

      Chương trình

      Ngành

      Luật

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Đối tượng tuyển sinh

      Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:

      Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT, kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên; lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. Điểm tổng kết môn tiếng Anh lớp 12 phải đạt từ 6.00 trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2017-2018 thì lấy kết quả học tập các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.

      Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).

      Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

      Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

      Về chiều cao, cân nặng:

      • Nam: Chiều cao Từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 48 kg đến 75 kg;
      • Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg đến 60 kg.

      Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.

      Đối tượng thuộc diện tuyển thẳng: thí sinh đáp ứng quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi tên và bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đáp ứng các điều kiện chung của đối tượng tuyển sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2018 được quy định nêu trên.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo đại học của trường được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như
      giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Yêu cầu về kiến thức

      • Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
      • Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
      • Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế).
      • Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.

      Yêu cầu về kỹ năng

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:

      • Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
      • Kỹ năng bỗ trợ gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của trường có thể đám nhận các vị trí có sử dụng đến kiến thức và kỹ năng đã học, bao gồm:

      • Thực hành pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các cơ quan tư pháp khác.
      • Tư vấn luật kinh tế cho các khách hàng trong và ngoài nước trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, thương mại, lao động, quốc tế,... tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại, các tổ chức trong và ngoài nước.
      • Giảng dạy nghiên cứu các môn chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật (đối với các cử nhân tốt nghiệp loại khá trở lên) hoặc giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khác, tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu,...