Chương trình đào tạo
1 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Kiểm sát Hà Nội phải đáp ứng các điều kiện chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện đặc thù về sức khỏe, hạnh kiểm, học lực, lý lịch theo những tiêu chí cụ thể như sau:
Về học lực: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, trong 3 năm học THPT, kết quả học tập lớp 10, 11 đạt từ loại trung bình trở lên; lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm được xếp loại khá hoặc tốt trong các năm học THPT. Điểm tổng kết môn tiếng Anh lớp 12 phải đạt từ 6.00 trở lên. Đối với thí sinh là học sinh lớp 12 năm học 2017-2018 thì lấy kết quả học tập các năm học lớp 10, 11 và học kỳ I của lớp 12.
Về độ tuổi: Thí sinh đăng ký xét tuyển không quá 25 tuổi (tính đến năm dự thi).
Về tiêu chuẩn chính trị: Thí sinh là công dân Việt Nam, là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, có lịch sử chính trị rõ ràng, tuyệt đối trung thành với đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Về tiêu chuẩn sức khỏe: Người đăng ký xét tuyển đại học phải có đủ sức khỏe để học tập, công tác, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Về chiều cao, cân nặng:
- Nam: Chiều cao Từ 1,60m trở lên, cân nặng từ 48 kg đến 75 kg;
- Nữ: Chiều cao từ 1,55m trở lên, cân nặng từ 45 kg đến 60 kg.
Không bị dị hình, dị dạng, khuyết tật, không nói ngọng, nói lắp, không mắc bệnh kinh niên, mãn tính.
Đối tượng thuộc diện tuyển thẳng: thí sinh đáp ứng quy định tại điểm i, khoản 2, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi tên và bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đáp ứng các điều kiện chung của đối tượng tuyển sinh vào Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội năm 2018 được quy định nêu trên.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học của trường được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành. Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như
giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Yêu cầu về kiến thức
- Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
- Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế).
- Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.
Yêu cầu về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:
- Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
- Kỹ năng bỗ trợ gồm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của trường có thể đám nhận các vị trí có sử dụng đến kiến thức và kỹ năng đã học, bao gồm:
- Thực hành pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý tại Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các cơ quan tư pháp khác.
- Tư vấn luật kinh tế cho các khách hàng trong và ngoài nước trong các lĩnh vực pháp luật hành chính, hình sự, dân sự, thương mại, lao động, quốc tế,... tại các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm trọng tài thương mại, các tổ chức trong và ngoài nước.
- Giảng dạy nghiên cứu các môn chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo luật (đối với các cử nhân tốt nghiệp loại khá trở lên) hoặc giảng dạy môn pháp luật đại cương và một số môn học khác thuộc lĩnh vực pháp luật tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khác, tham gia nghiên cứu khoa học tại các cơ quan thực hành pháp luật, các cơ sở đào tạo đại học, các viện nghiên cứu,...
Đánh giá
9 đánh giá
Giới thiệu
Việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội là một sự kiện quan trọng, là sự mong mỏi của các thế hệ cán bộ đã và đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tuyệt đại đa số cán bộ ngành Kiểm sát được đào tạo từ mái trường này.
Giới thiệu về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Quyết định số 614/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Ngày 25/5/2013, VKSND tối cao tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Quyết định bổ nhiệm các đồng chí trong Ban Giám hiệu Nhà trường.
Ngay sau khi có quyết định thành lập, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội đã khẩn trương thực hiện các thủ tục xin mở mã ngành đào tạo chuyên ngành luật, xin phép đào tạo đại học cũng như xin chỉ tiêu để thực hiện đào tạo bậc đại học ngay trong năm 2013.
Giới thiệu về trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
Sứ mệnh
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành Kiểm sát, góp phần bổ sung nguồn nhân lực cho xã hội; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra viên, kiểm sát viên, điều tra viên, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tầm nhìn
Là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Kiểm sát có chất lượng cao đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành Kiểm sát và cho xã hội, là một trong những cơ sở đào tạo ngành Luật theo định hướng ứng dụng hàng đầu của Việt Nam.
Đội ngũ giảng viên
Ban Giám hiệu luôn đề cao tính chủ động, sáng tạo của các khoa chuyên môn, của đội ngũ giảng viên; ban hành những chế độ chính sách ưu tiên đối với đội ngũ giảng viên; tạo mọi điều kiện để giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức thực tiễn. Chính vì vậy, sau một năm tổ chức đào tạo đại học, các môn học hầu hết đã được các khoa chuyên môn phân công giảng viên đảm nhận, tạo ra sự chủ động trong quá trình tổ chức giảng dạy.
Giảng viên và sinh viên của trường
Cơ sở vật chất
Công tác xây dựng cơ sở vật chất của trường được đẩy mạnh, hệ thống phòng học của nhà giảng đường 4 tầng đã được đầu tư trang bị những thiết bị hiện đại, như máy chiếu, máy tính, máy điều hòa phục vụ giảng viên và sinh viên.
Năm 2012, trường đã khởi công xây dựng tòa nhà Ký túc xá 11 tầng và năm 2014, khởi công xây dựng tòa nhà Hành chính 9 tầng. Hệ thống giảng đường, nhà hành chính, nhà ký túc xá mới được xây dựng sẽ đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho khoảng hơn 2.000 học viên, sinh viên.
Trang thiết bị trong giảng dạy của trường
Thành tựu
Với những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành, năm 1984, trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 1990, trường được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và năm 2010, trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là những phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên và học viên trong 45 năm qua.
Nguồn: Đại học Kiểm sát Hà Nội
Đánh Giá Chung
Đã học khoá học: Học Luật tại đây.
Ưu điểm
Môi trường làm việc thân thiện, hoà đồng, Mọi người thân thiện
Điểm cần cải thiện
Cở sở vật chất cần được cải thiện, phí đóng lặt vặt khá nhiều
Trải nghiệm và lời khuyên
Mình học ở đây cũng được 4 năm rồi mà cũng đang thấy mông lung khó khăn lắm, không phải cứ học xong ra trường là có việc làm luôn được. Nói chung là học ở đâu cũng vậy cũng phải cố gắng nhiều thôi.
Review Trường
Đã học khoá học: Luậ tại đây.
Ưu điểm
Học phí hợp lý, giảng viên nhiệt tình
Điểm cần cải thiện
Thủ tục hành chính khá rườm rà
Trải nghiệm và lời khuyên
Bản thân mình vốn ko thích luật lắm nhưng vào đây học thấy khá thú vị. Trường có nhiều drama vui nữa, tuy nhiên mình hơi sợ thi vấn đáp
Trường Cũng Tạm
Đã học khoá học: Luật tại đây.
Ưu điểm
Giảng viên nhiệt tình, ktx đầy đủ tiện nghi
Điểm cần cải thiện
Trường tuyệt vời thế này thì tôi nghĩ đâu còn gì để cải thiện??
Trải nghiệm và lời khuyên
Giảng viên nhiệt tình, có chuyên môn. Môi trường học tập tốt.