Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng - Chuyên ngành Kinh tế phát triển | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kinh tế phát triển

      Chương trình

      Ngành

      Kinh tế

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 04 năm

      Khối lượng kiến thức: 133 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng)

      Đối tượng đào tạo: tốt nghiệp THPT, THCN

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kinh tế phát triển có năng lực về chuyên môn nhằm thực hiện các công tác phân tích, hoạch định, tổ chức thực thi chính sách phát triển kinh tế - xã hội, công tác tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia, địa phương, vùng, ngành và các tổ chức kinh tế - xã hội một cách độc lập; có phẩm chất tốt, có đạo đức nghề nghiệp; có kỹ năng tin học, ngoại ngữ, giao tiếp nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường quản lý và kinh doanh và có khả năng tự học tập suốt đời.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Nắm được kiến thức nền tảng về tự nhiên, xã hội, những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nắm được kiến thức cơ bản về cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Nắm được kiến thức cơ bản về quản lý, cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế.

      Kiến thức quản lý thông tin: Nắm bắt phương pháp thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định; Kiến thức về pháp luật: Nắm bắt các qui định của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.

      Am hiểu cách thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để tạo ra năng lực sản xuất của nền kinh tế; Am hiểu cách thức phân phối kết quả đầu ra cho hiện tại và tương lai

      Nắm bắt phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phương pháp xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển Kinh tế xã hội; Nắm bắt phương pháp quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực thi các chính sách, chương trình, dự án phát triển Kinh tế xã hội; Nắm bắt phương pháp phân tích, đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng giao tiếp, truyền thông: Soạn thảo báo cáo, kế hoạch; khả năng thuyết trình, thuyết phục, khả năng lắng nghe, hỗ trợ, chia sẻ thông tin với người khác; Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Chủ động trong công việc đồng thời có khả năng thực hiện công việc nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết, tạo động cơ, đồng cảm, chia sẻ
      • Sử dụng thông thạo các công cụ công nghệ thông tin, các phần mềm phổ thông và chuyên dụng để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp (đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Có thể giao tiếp kinh doanh với trình độ tiếng Anh IELTS 4.5 (hoặc tương đương) trở lên.
      • Kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng tổ chức công việc, điều khiển, định hướng, kiểm tra, giám sát
      • Kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống: có khả năng phát hiện, phản biện các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực chuyên ngành; Kỹ năng phân tích: có khả năng nhận thức, đánh giá được bối cảnh, tiềm năng, lợi thế (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương...); đánh giá được các nguồn lực phát triển
      • Kỹ năng hoạch định: có khả năng xây dựng chiến lược phát triển; lập kế hoạch phát triển, xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
      • Kỹ năng quản lý: có khả năng sử dụng phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong phát triển

      Cơ hội nghề nghiệp

      Cử nhân chuyên ngành Kinh tế Phát triển có đủ năng lực để đảm nhiệm các vị trí công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về Kinh tế - Xã hội từ Trung ương đến địa phương; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở nghiên cứu; Ban quản lý các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các phòng chức năng của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Các tổ chức đa phương và các tổ chức phi chính phủ.