Chương trình
Ngành
Kinh doanh quốc tếThời lượng
1 thángMột số thông tin về chương trình đào tạo
Tên ngành đào tạo:
- Tiếng Việt: Kinh tế
- Tiếng Anh: Economics
Mã số ngành đào tạo: 52310101
Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân kinh tế
Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên hệ chính quy, chương trình đào tạo chuẩn của khoa Luật - ĐHQGHN đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Mục tiêu đào tạo
- Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu, một số kỹ năng, phƣơng pháp phân tích về kinh tế nhất là kinh tế học thể chế và kinh tế chính trị hiện đại thông qua các học phần nhƣ kinh tế chính trị quốc tế, kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế chính trị Việt Nam, lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối, các lý thuyết về thể chế kinh tế hiện đại, thể chế và tăng trƣởng kinh tế... vào thực tiễn công việc được giao;
- Vận dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân ngành kinh tế bƣớc đầu có kiến thức thực tiễn, làm quen với các công việc trong tƣơng lai. Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn đƣợc trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp, bƣớc đầu phản biện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế.
Những vị trí công tác sinh viên có th đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, tư vấn về kinh tế: Có đủ năng lực để làm việc tại các tổ chức kinh tế chính trị xã hội mang tính liên ngành; các tổ chức tư vấn kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các thể chế kinh tế quốc tế tại Việt Nam; có thể đảm nhiệm các công việc như trợ lý phân tích, phản biện và hoạch định chính sách kinh tế; trợ lý tư vấn giám sát việc triển khai các quyết định quản lý...; triển vọng có thể trở thành các chuyên gia phân tích chính sách, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà quản lý kinh tế.
Nhóm 2: Nghiên cứu viên và giảng viên kinh tế: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế; có thể đảm nhiệm các công việc nhƣ tham gia nghiên cứu các vấn đề kinh tế, đặc biệt là kinh tế chính trị hiện đại, kinh tế học thể chế; trợ giảng và giảng dạy các học phần kinh tế học, kinh tế chính trị quốc tế, các lý thuyết về thể chế kinh tế...; triển vọng có thể trở thành các nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp về kinh tế học.