Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại Học Kinh Tế - ĐHQGHN

      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      7 ngành

      Kinh tế quốc tế cho SV Đại học ngoại ngữ

      Kinh doanh quốc tế
      1 tháng
      Kinh doanh quốc tế
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế
      • Tiếng Anh: International Economics

      Mã số ngành đào tạo: 52 31 01 06

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Đối tượng: Sinh viên hệ chuẩn Trường Đại học Ngoại ngữ (Trừ ngành Ngôn ngữ Anh chương trình Tiếng Anh Kinh tế quốc tế, Tiếng Anh Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng).

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân có chất lượng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế với năng lực tác nghiệp, phân tích và trợ giúp hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách, cũng như lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các dự án về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư nước ngoài tại các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học; có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc cao hơn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và các lĩnh vực liên quan.

      Những vị trí công tác sinh viên có th đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Nhóm 1

      Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách, nghiên cứu viên và giảng viên Có khả năng đảm nhận các công việc trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tƣ vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của Chính phủ; triển vọng có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.

      Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại Việt Nam, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tƣ nƣớc ngoài; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

      Nhóm 2

      Chuyên viên kế hoạch, kinh doanh và đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước Có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; triển vọng có thể trở thành nhà quản lý hay doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

      Kinh tế quốc tế cho SV Đại học luật

      Kinh doanh quốc tế
      1 tháng
      Kinh doanh quốc tế
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Kinh tế
      • Tiếng Anh: Economics

      Mã số ngành đào tạo: 52310101

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân kinh tế

      Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên hệ chính quy, chương trình đào tạo chuẩn của khoa Luật - ĐHQGHN đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

      Mục tiêu đào tạo

      - Hiểu và vận dụng các kiến thức chuyên sâu, một số kỹ năng, phƣơng pháp phân tích về kinh tế nhất là kinh tế học thể chế và kinh tế chính trị hiện đại thông qua các học phần nhƣ kinh tế chính trị quốc tế, kinh tế chính trị về các nền kinh tế chuyển đổi, kinh tế chính trị Việt Nam, lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối, các lý thuyết về thể chế kinh tế hiện đại, thể chế và tăng trƣởng kinh tế... vào thực tiễn công việc được giao;

      - Vận dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân ngành kinh tế bƣớc đầu có kiến thức thực tiễn, làm quen với các công việc trong tƣơng lai. Sử dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn đƣợc trang bị để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng hợp, bƣớc đầu phản biện và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế.

      Những vị trí công tác sinh viên có th đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Nhóm 1: Chuyên viên phân tích, tư vấn về kinh tế: Có đủ năng lực để làm việc tại các tổ chức kinh tế chính trị xã hội mang tính liên ngành; các tổ chức tư vấn kinh tế, các tổ chức hành chính sự nghiệp, các thể chế kinh tế quốc tế tại Việt Nam; có thể đảm nhiệm các công việc như trợ lý phân tích, phản biện và hoạch định chính sách kinh tế; trợ lý tư vấn giám sát việc triển khai các quyết định quản lý...; triển vọng có thể trở thành các chuyên gia phân tích chính sách, các nhà tư vấn chuyên nghiệp, các nhà quản lý kinh tế.

      Nhóm 2: Nghiên cứu viên và giảng viên kinh tế: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học khối ngành kinh tế; có thể đảm nhiệm các công việc nhƣ tham gia nghiên cứu các vấn đề kinh tế, đặc biệt là kinh tế chính trị hiện đại, kinh tế học thể chế; trợ giảng và giảng dạy các học phần kinh tế học, kinh tế chính trị quốc tế, các lý thuyết về thể chế kinh tế...; triển vọng có thể trở thành các nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp về kinh tế học.

      Quản trị kinh doanh

      Quản trị kinh doanh
      1 tháng
      Quản trị kinh doanh
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Quản trị kinh doanh
      • Tiếng Anh:Business Administration

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Phân tích, đánh giá và vận dụng được các kiến thức đã học liên quan đến quản trị sự thay đổi, quản trị văn hóa công ty, hành vi của tổ chức, đàm phán và giải quyết các xung đột nghề nghiệp… để có thể khởi nghiệp và quản trị tốt một doanh nghiệp trong môi trường trong nước và quốc tế;
      • Vận dụng kiến thức thực tế, thực tập, cử nhân quản trị kinh doanh bước đầu hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp và có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp;
      • Sử dụng các kiến thức đã được trang bị để phân tích, đánh giá và tổng hợp một vấn đề nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh; Viết được khóa luận mang tính thực tiễn.

      Những vị trí công tác người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Nhóm 1 - Chuyên viên quản trị kinh doanh: Có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác, có thể đảm nhận các công việc như bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự..., triển vọng phát triển trong tương lai có thể trở thành trưởng phòng, ban, giám đốc bộ phận, dự án và giám đốc doanh nghiệp.
      • Nhóm 2 – Chuyên viên phân tích và tư vấn quản trị kinh doanh: Có khả năng làm việc tại các công ty và tổ chức tư vấn quản trị doanh nghiệp, các Bộ và Sở, Ban, Ngành liên quan, có thể đảm nhận các công việc, trợ lý phân tích và lập báo cáo về thị trường kinh doanh, trợ lý xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, kế hoạch nhân sự, sản xuất... của doanh nghiệp, triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia phân tích, tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức.
      • Nhóm 3 – Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu, có thể đảm nhận công việc, tham gia nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến quản trị kinh doanh, trợ lý giảng dạy, giảng viên dạy các học phần về quản trị nguồn nhân lực, marketing, chiến lược, tài chính... triển vọng trong tương lai có thể trở thành nghiên cứu viên, giảng viên cao cấp, nhà quản lý trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

      Tài chính ngân hàng

      Tài chính Ngân hàng
      1 tháng
      Tài chính Ngân hàng
      1 tháng

      Kinh tế phát triển

      Kinh tế
      1 tháng
      Kinh tế
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Kinh tế Phát triển(Ngành đào tạo thí điểm)
      • Tiếng Anh:Development Economics

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Xây dựng được phương pháp luận và sử dụng được các kỹ thuật để thực hiện các nghiên cứu về kinh tế phát triển
      • Vận dụng được các nguyên lý cơ bản của kinh tế học để giải thích sự vận động của nền kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô, phân tích được hoạt động của khu vực công cộng, hệ thống ngân hàng; hiểu được phương thức sử dụng các công cụ điều tiết nền kinh tế, hướng giải quyết những vấn đề về môi trường và phát triển kinh tế
      • Ứng dụng được kiến thức về kinh tế phát triển để mô tả, giải thích, đưa ra giải pháp cho các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.
      • Vận dụng được các kiến thức chuyên sâu về kinh tế công như: chi tiêu công, lựa chọn công cộng, thuế... để phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong hoạch định và thực hiện chính sách công; - Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về kinh tế môi trường như: quản lý môi trường, hạch toán môi trường, kinh tế chất thải... để phân tích, đánh giá tác động qua lại của môi trường đối với phát triển kinh tế.

      Những vị trí công tác sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Nhóm 1 - Chuyên viên tư vấn, phân tích chính sách về kinh tế phát triển: Có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp trung ương và địa phương; có thể đảm nhận các công việc cụ thể : Phân tích thực trạng, đánh giá tác động của tăng trưởng và phát triển kinh tế; tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; có thể tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn, cán bộ hoạch định chính sách và cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước.
      • Nhóm 2 - Cán bộ dự án: Có đủ năng lực làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể: Phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của cộng đồng, quốc gia; tham gia lập kế hoạch và thực hiện dự án phát triển; tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia, cán bộ quản lý tại các dự án, tổ chức phát triển.
      • Nhóm 3 - Nghiên cứu viên và giảng viên: Có khả năng nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu; có thể đảm nhận được các công việc cụ thể : giảng dạy các môn liên quan đến Kinh tế học, Kinh tế phát triển,..; Nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững; triển vọng trong tương lai có thể trở thành các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên cao cấp và cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ sở nghiên cứu.

      Kinh tế quốc tế

      Kinh tế
      1 tháng
      Kinh tế
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Kinh tế quốc tế
      • Tiếng Anh:International Economics

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      • Hiểu và áp dụng các kiến thức về thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài…để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
      • Hiểu và áp dụng kiến thức ngành kinh tế quốc tế để hình thành các ý tưởng, xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá các phương án, dự án trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
      • Áp dụng kiến thức thực tế và thực tập trong lĩnh vực kinh tế quốc tế để hội nhập nhanh với môi trường công việc trong tương lai.
      • Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản của nhóm ngành kinh tế làm nền tảng lý luận và thực tiễn của ngành kinh tế quốc tế.
      • Vận dụng các nguyên lý cơ bản về kinh tế học để xử lý các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế và kinh doanh quốc tế.

      Những vị trí công tác sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      Nhóm 1 - Chuyên viên hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách, nghiên cứu viên và giảng viên

      • Có khả năng đảm nhận các công việc trợ lý hay chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách về các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài tại các Bộ, Ban, Ngành, địa phương, cơ quan quản lý của Chính phủ; triển vọng có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn chính sách trong các lĩnh vực này.
      • Có khả năng tham gia nghiên cứu và trợ giảng tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại Việt Nam, thương mại quốc tế, tài chính quốc tế, đầu tư nước ngoài; triển vọng trong tương lai có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên có chuyên môn sâu trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.

      Nhóm 2 - Chuyên viên kế hoạch, kinh doanh và đối ngoại tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước Có khả năng đảm nhận các công việc liên quan đến lập kế hoạch, giám sát hay thực thi về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế, tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; triển vọng có thể trở thành nhà quản lý hay doanh nhân trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế.

      Kế toán

      Kế toán
      1 tháng
      Kế toán
      1 tháng

      Một số thông tin về chương trình đào tạo

      Tên ngành đào tạo:

      • Tiếng Việt: Kế toán
      • Tiếng Anh: Accounting

      Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Mục tiêu đào tạo

      Vận dụng, phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu và cụ thể về lĩnh vực kế toán - kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: phân tích, đánh giá được qui trình kế toán của một tổ chức kinh tế; lập, đọc, phân tích được báo cáo tài chính của doanh nghiệp; phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán nội bộ, kiểm toán tài chính doanh nghiệp; phân tích dự báo tài chính doanh nghiệp.

      Những vị trí công tác sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

      • Nhóm 1: Nhân viên kế toán: Có đủ năng lực làm việc các doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế, các công việc có thể đảm nhiệm như kế toán tiền mặt, kế toán hàng tồn kho, kế toán doanh thu -chi phí, kế toán công nợ phải thu - phải trả, kế toán nguồn vốn, kế toán thuế; triển vọng trong tương lai có thể trở thành Chuyên gia kế toán, Chuyên gia quản lý quỹ, Kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp và trong các tổ chức kinh tế.
      • Nhóm 2: Nhân viên phân tích và tư vấn: Có đủ năng lực đảm nhiệm một phần công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính tại các công ty cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp; triển vọng trong tương lai có thể trở thành chuyên gia phân tích, tư vấn về các lĩnh vực kế toán, thuế, tài chính tại các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính.
      • Nhóm 3: Trợ lý kiểm toán tiến tới trong tương lai trở thành kiểm toán viên chính, kiểm toán viên cao cấp tại các công ty kiểm toán.
      • Nhóm 4: Nghiên cứu viên và giảng viên: Có thể giảng dạy các môn về Kế toán tại các cơ sở giáo dục đại học; nghiên cứu về lĩnh vực kế toán tại các cơ sở nghiên cứu; sau đó có thể tiếp tục học tập phấn đấu để trở thành giảng viên chính, giảng viên cao cấp và chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực kế toán.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Ưu điểm nổi bật

      Mức độ hài lòng

      Hài lòng về học phí
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Tuyết Ánh
      Tuyết Ánh
       

      Chất Lượng Tốt

      Đã học khoá học: quản trị kinh doanh tại đây.

      Ưu điểm

      trường có rất nhiều nhà đầu tư nên sinh viên đi thực tập sớm trường có cơ sở vật chất rát tốt, giáo viên rất nhiệt tình

      Điểm cần cải thiện

      học phí hơi cao nhưng đáng

      Trải nghiệm và lời khuyên

      được học tập môi trường tốt toàn những người giỏi và tài năng

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.
      Linh Nguyễn
      Linh Nguyễn
       

      Review Ueb

      Đã học khoá học: Kinh tế quốc tế tại đây.

      Ưu điểm

      Cơ sở vật chất rất tốt, các giảng viên giỏi và quan tâm đến sinh viên

      Điểm cần cải thiện

      Hi vọng trường sẽ ngày càng phát triển hơn

      Trải nghiệm và lời khuyên

      Vào thôi các em các hoạt động ở trường nhiều và có chuỗi buddy system giúp đỡ các em khi vào trường nên không bị bỡ ngỡ khi vào trường đâu nha

      Đánh giá từ học viên, không phải từ Edu2Review.

      Giới thiệu

      Trường Đại học Kinh tế là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng dạy về kinh tế đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu các chính sách kinh tế và quản lý cho chính phủ, và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

      Trường được tách ra từ Khoa Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

      Trường Đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) kỷ niệm 10 năm ngày thành lập

      Lịch sử

      Trường được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ Khoa Kinh tế Chính trị thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.

      Tháng 11 năm 1974, trường hình thành từ khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó đến tháng 9 năm 1995, khoa Kinh tế lại trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN. Vào tháng 7 năm 1999, khoa trực thuộc ĐHQGHN. Cuối cùng đến tháng 3 năm 2007, trường Đại học Kinh tế thành lập từ khoa Kinh tế và trực thuộc ĐHQGHN.

      Giới thiệu Đại học Kinh tế ĐHQG Hà Nội

      Đại học

      Ngoài tuyển sinh hệ Đại học chính quy, trường có tuyển sinh hệ Đại học chính quy văn bằng 2.

      • Kinh tế
      • Tài chính - Ngân hàng
      • Kinh tế Quốc tế
      • Kinh tế Phát triển
      • Kế toán
      • Quản trị Kinh doanh
      Ngành đào tạo cử nhân bằng kép
      • Kinh tế dành cho sinh viên Khoa Luật
      • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên Khoa Luật
      • Kinh tế Phát triển dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên của Trường ĐHKHTN
      • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHKT
      • Kinh tế Quốc tế dành cho sinh viên Trường ĐHNN
      • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Khoa Luật
      • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHCN
      • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHKT
      • Tài chính - Ngân hàng dành cho sinh viên Trường ĐHNN

      Thạc sĩ

      • Tài chính Ngân hàng
      • Kinh tế Quốc tế
      • Kinh tế Chính trị
      • Quản trị Kinh doanh
      • Quản lý Kinh tế
      • Quản trị công nghệ và Phát triển doanh nghiệp
      • Quản trị các tổ chức tài chính
      • Kinh tế biển

      Tiến sĩ

      • Kinh tế Chính trị
      • Quản trị Kinh doanh
      • Kinh tế Quốc tế
      • Tài chính Ngân hàng
      • Quản lý Kinh tế

      Nguồn: Đại học Kinh tế (ĐHQG HN)

      Địa điểm