Trường Đại học Kinh tế - Luật - Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Tài chính - Ngân hàng

      Chương trình

      Ngành

      Tài chính Ngân hàng

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm (8 học kỳ).

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ (không kể Ngoại ngữ: 24 tín chỉ, Giáo dục thể chất: 5 tín chỉ và Giáo dục quốc phòng – an ninh: 8 tín chỉ).

      Đối tượng tuyển sinh: Mọi đối tượng trên toàn quốc có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hệ tập trung, hệ giáo dục thường xuyên), trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo được tập trung hóa vào 3 mục tiêu:

      • Đào tạo Cử nhân kinh tế ngành tài chính – ngân hàng nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và chuyên sâu về tài chính – ngân hàng;
      • Có đầy đủ các kỹ năng chuyên môn nhằm vận dụng kiến thức được học để nghiên cứu, phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, ra quyết định phục vụ cho công việc tác nghiệp, lãnh đạo, quản lý hiệu quả trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng;
      • Có phẩm chất đạo đức và khả năng tư duy tốt và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết nhằm phát triển nghề nghiệp trong môi trường toàn cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Sinh viên đạt được các kiến thức chung về kinh tế, xã hội, kiến thức chung về tài chính – ngân hàng;
      • Sinh viên có kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ tài chính – ngân hàng;
      • Sinh viên có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp;
      • Sinh viên có năng lực thực hành nghề nghiệp;
      • Sinh viên có khả năng học tập suốt đời;
      • Sinh viên có trách nhiệm cá nhân với cộng đồng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính – ngân hàng có đủ khả năng để làm việc ở cả ba chuyên ngành hẹp:

      • Tài chính doanh nghiệp (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp phi tài chính, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư,…);
      • Tài chính công (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế,...)
      • Ngân hàng (các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ, …) với các vị trí công việc chuyên môn đa dạng từ nhà môi giới, phân tích chứng khoán, phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, quản lý tài chính ở doanh nghiệp phi tài chính, quản lý tín dụng, quản lý nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngân quỹ, quản lý thuế, ...cho đến các vị trí cao cấp như chiến lược gia tài chính, nhà hoạch định chính sách tài khóa, hoạch định chính sách tiền tệ và quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành và các cơ quan nghiên cứu khác có liên quan.