Trường Đại học Kinh tế TP. HCM - Chuyên ngành Kinh doanh thương mại | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Kinh doanh thương mại

      Chương trình

      Ngành

      Kinh doanh thương mại

      Thời lượng

      4 năm

      Thời gian đào tạo: 4 năm.

      Khối lượng kiến thức toàn khoá: 125 tín chỉ.

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành Kinh doanh thương mại đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về thương mại trong nước và thương mại quốc tế, tạo sự tự tin để có thể thành công trong kinh doanh.

      Sinh viên ngành Kinh doanh thương mại được trang bị vững các lý thuyết về quản trị bán hàng, nghệ thuật và quản trị mua hàng, quản lý kho, quản trị chuỗi cung ứng, kinh doanh theo chuỗi, quản trị bán lẻ, tài chính, marketing, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, phân tích hiệu quả hoạt động thương mại... có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tiễn.

      Ngoài ra, sinh viên ngành Kinh doanh thương mại được còn được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong kinh doanh, có khả năng nghiên cứu độc lập về các vấn đề chuyên môn, hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Kiến thức:

      • Có kiến thức về thương mại bao gồm kinh doanh, marketing và tài chính.
      • Có trình độ khoa học cơ bản mang tính hội nhập đảm bảo cho học tập và nghiên cứu ớ các bậc học tiếp theo sau đại học;
      • Có khả năng tự hoàn thiện và đổi mới kiến thức có liên quan đến thương mại.
      • Có khả năng chuyên môn nghiệp vụ để vận dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
      • Sinh viên sau khi tốt nghiệp có trình độ TOEIC (tiếng Anh) tối thiểu 450.

      Kỹ năng:

      • Tư duy độc lập: Sinh viên được yêu cầu đưa ra các quan điểm riêng của mình thông qua các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Quá trình này giúp hình thành khả năng tư duy độc lập.
      • Tư duy phân tích (critical thinking): Sinh viên có tư duy logic trong phân tích tình huống bằng cách đánh giá dữ liệu, các sản phẩm và kết quả nghiên cứu, phê bình và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
      • Làm việc theo nhóm: Sinh viên hoàn thành khóa học là những người phải trải qua và hoàn thành các bài tập lý thuyết và thực hành đòi hỏi sự hợp tác và làm việc hiệu quả với các nhóm mà họ được phân công.
      • Giao tiếp (communication): Sinh viên được rèn luyện để giao tiếp hiệu quả trong các tình huống kinh doanh (giao tiếp nói và viết) và sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ giao tiếp hiện đại và đa phương tiện.

      Thái độ, hành vi:

      • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của cơ quan. Làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh.
      • Yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Luôn có trách nhiệm với công việc và có tinh thần cải tiến, sáng kiến, chuyên nghiệp trong công việc.
      • Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ cộng đồng.