Chương trình
Ngành
Công nghệ kỹ thuật cơ khíThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 154 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực, ngành đào tạo tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy,... Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ Ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Chọn được vật liệu và kiểu mối lắp phù hợp với tính năng và công dụng của sản phẩm; Vận dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ nhiệt, điện-điện tử và an toàn lao động vào công việc thực tế;
- Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế máy, truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thuỷ khí vào thực tế công việc; Lập được qui trình công nghệ gia công các sản phẩm cơ khí đơn giản; Lập được bản vẽ kỹ thuật và tính toán thiết kế được các chi tiết máy đơn giản;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình, mô phỏng cho PLC, robot, CAD/CAM/CNC, MPS, PCS,...;
- Áp dụng được các kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo, sửa chữa cơ khí, công nghệ vi xử lý, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật lập trình vào công việc thực tế;
- Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cơ điện tử và sản phẩm cơ điện tử; Mô phỏng được hệ thống cơ điện tử; Thiết kế được các hệ thống tích hợp: Cơ khí, thủy khí, điện, điện tử, máy tính, bộ điều khiển.
Về kỹ năng
- Vận hành, khai thác được các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử tích hợp với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí;
- Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị cơ điện tử không quá phức tạp.
- Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp vào công việc thực tế;
- Đề xuất, thiết kế các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu;
- Tham gia xây dựng kế hoạch, lập dự án và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
- Gia công được sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC.
Cơ hội nghề nghiệp
- Lắp ráp, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ điện tử trong các xí nghiệp gia công, sản xuất;
- Nhân viên phòng kỹ thuật, phòng điều khiển – giám sát hệ thống sản xuất tự động; Làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật có sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử.