Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên | Edu2Review
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
📌 Tặng bé 4-16 tuổi: Học bổng tiếng Anh đến 2 triệu + Quà tặng độc quyền!
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên
      4 hình
      0
      Chưa có đánh giá
      0 đánh giá

      Chương trình đào tạo

      21 ngành

      Tự động hóa xí nghiệp công nghiệp

      Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp
      1 thời lượng
      Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có ý thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      Giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Thành thạo tiếng Anh và có kỹ năng thực hành tốt.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức về tin học văn phòng; sử dụng thành thạo các phần mềm về CAD/CAM-CNC, có khả năng lập trình với các ngôn ngữ C, C++, Matlab..
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các mạch điện tử tương tự và số, mạch điện tử công suất, các thiết bị biến đổi điện năng dùng trong công nghiệp;
      • Có kiến thức về nguyên lý và tính năng (cơ, nhiệt và điện) của các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng để tính toán, thiết kế, sửa chữa, phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng vận hành tối ưu của thiết bị trong hệ thống và tiết kiệm năng lượng;
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của hệ thống điều khiển tự động điện công nghiệp qui mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các hệ thống truyền động điện tự động chất lượng cao;
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp;
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện;
      • Có kiến thức phân tích và đánh giá mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật cơ bản trong tổ chức sản xuất công nghiệp để xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án về điện trong công nghiệp và dân dụng.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng

      • Thiết kế và vận hành hệ thống điều khiển tự động công nghiệp vừa và nhỏ, các hệ thống dịch vụ và công cộng: hệ thống PLC, vi xử lý, mini SCADA,…
      • Có khả năng đề xuất và triển khai các giải pháp quản lý năng lượng và tiết kiệm điện năng;
      • Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng;
      • Thiết kế và xây dựng các hệ thống truyền động điện tự động chất lượng cao cho các máy và dây chuyền sản xuất: các truyền động của robot, máy CNC, các dây chuyền cán thép,
      • Khảo sát, thiết kế, chỉ đạo thi công, vận hành và bảo trì hệ thống phân phối điện năng trong xí nghiệp công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phân xưởng; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét và nối đất;
      • Tham gia xây dựng, tổ chức, điều hành và quản lý các dự án cung cấp điện có hiệu quả.

      Kỹ năng mềm

      Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu:

      • Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời.
      • Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.
      • Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật

      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin:

      • Sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán, thiết kế và mô phỏng mạch điện
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.

      Kỹ năng giao tiếp:

      • Năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; khả năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử và năng lực thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện.
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.

      Làm việc theo nhóm: có kỹ năng tập hợp nhân lực để thành lập nhóm; duy trì và phối hợp tốt với cá nhân trong nhóm, tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, phát triển nhóm; có kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau.

      Ngoại ngữ: có khả năng giao tiếp cơ bản và sử dụng tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể công tác tại: các công ty xí nghiệp công nghiệp với vai trò cán bộ kỹ thuật của phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng cơ điện; các công ty tư vấn, thiết kế và xây lắp điện; các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tự động hóa.

      Quản trị doanh nghiệp công nghiệp

      Quản lý công nghiệp
      1 thời lượng
      Quản lý công nghiệp
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 124 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý, xã hội và nhân văn; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản trị, điều hành các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; có tư duy nghiên cứu độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên;
      • Có khả năng hiểu biết, vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc phân tích, tổng hợp và đề xuất các giải pháp kinh tế.
      • Kiến thức vững vàng về khoa học tự nhiên, toán ứng dụng, làm nền tảng kiến thức cho việc học tập nâng cao.
      • Khối kiến thức cơ sở ngành sẽ cung cấp các công cụ cần thiết phục vụ cho hoạt động chuyên môn của người làm kế toán.
      • Kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiến thức về chế độ, chính sách kế toán, kiến thức tin học ứng dụng trong việc sử dụng các phần mềm kế toán, hỗ trợ kê khai thuế. Khối kiến thức này sẽ giúp sinh viên trong việc phân tích, tổng hợp, đánh giá và lập các báo cáo kế toán cần thiết.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng chuyên môn

      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức công tác kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, như: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,…
      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin kinh tế tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích qua đó đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và đề ra phương hướng hoạt động sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.
      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức thực hiện các phần hành kế toán cụ thể trong doanh nghiệp như: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán tài sản cố định; Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; Kế toán thanh toán,... từ việc lập chứng từ, định khoản kế toán, mở sổ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm: Rèn luyện cho sinh viên tinh thần đoàn kết, hợp tác trong học tập và trong các hoạt động, phương pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý để đạt được hiệu quả từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn, hoàn cảnh, sở thích, môi trường làm việc khác nhau...
      • Kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình, trình bày, diễn giải vấn đề,... thông qua các báo cáo, các hợp đồng kinh tế theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
      • Kỹ năng ngoại ngữ: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong công việc như giao tiếp, tham khảo tài liệu chuyên môn.
      • Kỹ năng sử dụng thông tin: Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm kế toán thành thạo, qua đó rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng máy tính nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh thông qua việc nhận diện vấn đề, phân tích và xây dựng phương án giải quyết phù hợp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau thời gian được đào tạo hệ đại học chính quy chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp Công nghiệp – trường Đại học kỹ thuật công nghiệp, người học sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn sâu, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện các công việc như:

      • Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,... một cách chuyên nghiệp.
      • Tổ chức vận hành các phần hành kế toán trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin kế toán tài chính, thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
      • Trực tiếp thực hiện và điều hành các hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng.
      • Nâng cao khả năng phân tích và tư vấn kế toán cho các đối tượng có nhu cầu.
      • Trực tiếp giảng dạy chuyên môn, nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế.

      Kế toán doanh nghiệp công nghiệp

      Kế toán
      1 thời lượng
      Kế toán
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 124 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo cử nhân chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; có kiến thức cơ bản, cơ sở và bổ trợ về kinh tế - quản lý - kinh doanh; có kiến thức toàn diện về kế toán và kiểm toán.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên;
      • Có khả năng hiểu biết, vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc phân tích, tổng hợp và đề xuất các giải pháp kinh tế.
      • Kiến thức vững vàng về khoa học tự nhiên, toán ứng dụng, làm nền tảng kiến thức cho việc học tập nâng cao.
      • Khối kiến thức cơ sở ngành sẽ cung cấp các công cụ cần thiết phục vụ cho hoạt động chuyên môn của người làm kế toán.
      • Kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiến thức về chế độ, chính sách kế toán, kiến thức tin học ứng dụng trong việc sử dụng các phần mềm kế toán, hỗ trợ kê khai thuế. Khối kiến thức này sẽ giúp sinh viên trong việc phân tích, tổng hợp, đánh giá và lập các báo cáo kế toán cần thiết.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng chuyên môn.

      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức công tác kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, như: tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán,…
      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin kinh tế tài chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích qua đó đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và đề ra phương hướng hoạt động sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.
      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức thực hiện các phần hành kế toán cụ thể trong doanh nghiệp như: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương; Kế toán tài sản cố định; Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; Kế toán thanh toán,... từ việc lập chứng từ, định khoản kế toán, mở sổ và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ sách kế toán liên quan.

      Kỹ năng mềm

      • Kỹ năng làm việc theo nhóm: Rèn luyện cho sinh viên tinh thần đoàn kết, hợp tác trong học tập và trong các hoạt động, phương pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý để đạt được hiệu quả từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn, hoàn cảnh, sở thích, môi trường làm việc khác nhau,...
      • Kỹ năng giao tiếp: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình, trình bày, diễn giải vấn đề... thông qua các báo cáo, các hợp đồng kinh tế theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp.
      • Kỹ năng ngoại ngữ: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong công việc như giao tiếp, tham khảo tài liệu chuyên môn.
      • Kỹ năng sử dụng thông tin: Sinh viên có khả năng sử dụng các phần mềm kế toán thành thạo, qua đó rèn luyện kỹ năng khai thác, sử dụng máy tính nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc.
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh thông qua việc nhận diện vấn đề, phân tích và xây dựng phương án giải quyết phù hợp.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau thời gian được đào tạo hệ đại học chính quy chuyên ngành Kế toán Doanh nghiệp Công nghiệp – trường Đại học kỹ thuật công nghiệp, người học sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên môn sâu, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện các công việc như:

      • Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,... một cách chuyên nghiệp.
      • Tổ chức vận hành các phần hành kế toán trong doanh nghiệp, cung cấp thông tin kế toán tài chính, thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
      • Trực tiếp thực hiện và điều hành các hoạt động kế toán trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng.
      • Nâng cao khả năng phân tích và tư vấn kế toán cho các đối tượng có nhu cầu.
      • Trực tiếp giảng dạy chuyên môn, nghiên cứu trong các trường đại học, cao đẳng thuộc khối kinh tế.

      Quản lý doanh nghiệp công nghiệp

      Quản lý công nghiệp
      1 thời lượng
      Quản lý công nghiệp
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 124 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình khung giáo dục đại học ngành Quản lý công nghiệp trình độ đại học nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; cung cấp cho xã hội cử nhân quản lý công nghiệp vừa có năng lực chuyên môn về quản lý công nghiệp vừa có đạo đức và sức khỏe để làm việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: Biết, hiểu, vận dụng các quy luật cơ bản trong lĩnh vực xã hội, tự nhiên vào việc phân tích và đề xuất các chính sách kinh tế (Toán, xã hội học, luật kinh tế).
      • Khối kiến thức cơ sở ngành cung cấp các công cụ để xác lập căn cứ khoa học cho việc ra quyết định quản trị: Toán kinh tế, quản trị học, kinh tế học, tin học ứng dụng, thống kê công nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, kế toán quản trị,…
      • Cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề trong phạm vi nghề nghiệp: quản lý sản xuất công nghiệp, quản lý đề án, dự án.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng chuyên môn

      • Sinh viên được rèn luyện để nâng cao khả năng thu thâp các thông tin đa chiều từ các nguồn; tổng hợp, phân loại, phân tích và xử lý thông tin thành các nội dung cần thiết phục vụ cho học tập, nghiên cứu.
      • Rèn luyện nâng cao khả năng lập các kế hoạch về nhân sự, tài chính, marketing, tác nghiệp,…và xây dựng các dự án để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau của doanh nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng tổ chức nhóm, làm việc hiệu quả ở mọi vai trò của nhóm. Có tinh thần phối hợp làm việc với các thành viên trong nhóm.
      • Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thuyết trình và báo cáo miệng trong giao tiếp kinh doanh. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng viết thư thương mại và các văn bản phổ biến trong kinh doanh (đề xuất kinh doanh, hợp đồng, báo cáo,…).
      • Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh) trong tham khảo tài liệu chuyên môn và giao tiếp.
      • Sinh viên được rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính hiệu quả với các công cụ Microsoft Office, Web, các phần mềm SPSS, CRM,...

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các cử nhân của ngành có thể:

      • Làm việc ở vị trí một cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các loại hình doanh nghiệp của nền kinh tế, đặc biệt có lợi thế trong các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp.
      • Làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
      • Tự tạo lập doanh nghiệp hoặc tự tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bản thân.
      • Làm việc trong các sở, ban, ngành thuộc các cơ quan chính quyền.
      • Làm cán bộ nghiên cứu, giảng viên giảng dạy về quản trị kinh doanh tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh.

      Thiết kế và chế tạo cơ khí

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 154 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo nhằm giáo dục và đào tạo kỹ sư công nghệ chế tạo máy có sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có tư duy khoa học, tác phong công nghiệp, có kiến thức, kỹ năng để đảm nhiệm được các công việc Thiết kế quy trình chế tạo, chế tạo, sửa chữa, sản xuất kinh doanh và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Khả năng mô hình hóa vấn đề.
      • Khả năng phân tích và đánh giá.
      • Khả năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.
      • Có năng lực xây dựng các giả thuyết, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin; khả năng thiết kế, triển khai thí nghiệm và kiểm định giả thuyết.
      • Khả năng xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong hệ thống; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp.
      • Được rèn luyện để phát triển và thể hiện được về: năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tư duy suy xét; các thuộc tính và kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; khả năng nhận biết bản thân và năng lực quản lý thời gian trong sắp xếp công việc; được rèn luyện về tính trung thực, bổn phận và trách nhiệm; phong cách ứng xử; khả năng xây dựng kế hoạch cho tương lai, ý thức cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
      • Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc quốc tế.
      • Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Hiểu vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội; sự tác động của kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật.
      • Có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa.
      • Hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp kỹ thuật nói chung và thiết kế kỹ thuật nói riêng.
      • Phát hiện, phân tích nhu cầu thực tiễn ứng dụng.
      • Phân tích yêu cầu, tính năng kỹ thuật sản phẩm.
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế sản phẩm.
      • Định hình các khó khăn trong thiết kế, chế tạo, sản xuất sản phẩm.
      • Có khả năng thiết kế các chi tiết hay toàn bộ hệ thống hoặc quá trình để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Thể hiện thông qua các năng lực như: thiết kế, mô phỏng và tiến hành thử nghiệm, thí nghiệm; phân tích và giải thích các vấn đề một cách khoa học …
      • Có khả năng lập kế hoạch triển khai các nhiệm vụ thiết kế và sản xuất; triển khai quy trình sản xuất cơ khí, quy trình xây dựng phần mềm điều khiển và tích hợp hệ thống; tiến hành các công tác thử nghiệm và kiểm tra hệ thống.
      • Có khả năng thiết kế quy trình vận hành hệ thống; có khả năng tổ chức hoặc tham gia vào công tác đào tạo, chuyển giao hay các dịch vụ kỹ thuật sau chuyển giao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư thiết kế và chế tạo cơ khí có thể đảm nhiệm các công việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các Viện nghiên cứu, các trường học, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ hoạt động trong lĩnh vực cơ khí.

      Sư phạm kỹ thuật tin học

      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng
      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo việc tổ chức dạy học môn Tin học và kỹ thuật về Tin học cho các lớp trung học hoặc cao hơn cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn tin học.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có các kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức tốt về ngoại ngữ.
      • Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ phần mềm: sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về việc phát triển phần mềm như: lập trình hướng đối tượng với JAVA, C#, lập trình web, lập trình trên môi trường Android, cơ sở dữ liệu, đồ án Công nghệ phần mềm,...
      • Có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mạng máy tính: sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về mạng máy tính, các thiết bị mạng, quản trị hệ thống và thực hiện một đồ án mạng máy tính.
      • Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục như: các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý giáo; những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và dục, triển khai nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng;
      • Có kiến thức về kỹ năng sư phạm nghề bao gồm thiết kế, triển khai thực hiện hoạt động giảng dạy, tổ chức và quản lý đào tạo trong nhà trường, khai thác/chế tạo phương tiện dạy học theo đúng chuẩn mực sư phạm và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; những vấn đề cơ bản của việc xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng phân tích đánh giá quá trình giáo dục và quá trình kỹ thuật;
      • Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục và qui trình công nghệ kỹ thuật;
      • Kỹ năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để tổ chức, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục và kỹ thuật.
      • Có khả năng tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp công nghệ mới để triển khai ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong quá trình; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp thuộc lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực hợp tác trong học tập; tham gia làm việc nhóm và tổ chức nhóm làm việc hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và hoạt động kỹ thuật.
      • Có năng lực trình bày, diễn đạt vấn đề khoa học; kỹ năng tổ chức giao tiếp hiệu quả trong môi trường giáo dục nghề nghiệp.
      • Có năng lực đọc, dịch tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Phát hiện, phân tích yêu cầu của quá trình giáo dục;
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế quá trình giáo dục và tin học;
      • Có năng lực thiết kế quá trình dạy học và giáo dục; xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học; thiết kế các nội dung thuộc lĩnh vực tin học.
      • Có năng lực lập kế hoạch triển khai quá trình dạy học và giáo dục; tổ chức thực hiện nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật máy tính
      • Có năng lực điều khiển quá trình giáo dục, sử dụng phương tiện dạy học, công nghệ dạy học; tổ chức quản lý đào tạo trong nhà trường; tổ chức điều hành quá trình sản xuất cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực tin học; vận hành, lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống máy tính và mạng máy tính.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật Tin có thể:

      • Đảm nhiệm chức năng/nhiệm vụ dạy học - giáo dục trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,...
      • Tư vấn, thiết kế, quản lý, điều hành và các công việc kỹ thuật tại các cơ sở liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin ;
      • Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin;
      • Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      Công nghệ kỹ thuật điện

      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng
      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 122 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời,...
      • Ngoài ra, sinh viên được chú trọng rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp các khối kiến thức như dưới đây:

      • Các kiến thức về toán và các môn khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học kỹ thuật kết hợp với các kỹ năng ứng dụng kỹ thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện và máy điện cũng như truyền động điện. Kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cần thiết để cập nhật và đáp ứng những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công nghệ và dây chuyền sản xuất cũng được rèn luyện trong nội dung chương trình.
      • Các kiến thức, các kinh nghiệm được đúc kết trong lĩnh vực kỹ thuật điện; các kiến thức kỹ thuật cần thiết như kỹ thuật điện tử, lý thuyết mạch, máy điện, kỹ thuật đo lường điện, cung cấp điện, tự động điều chỉnh truyền động điện, điều khiển lập trình và PLC, vi xử lý - vi điều khiển,…
      • Các kiến thức về giao tiếp và thuyết trình, báo cáo kỹ thuật, mô phỏng, minh họa kỹ thuật trong các hoạt động tương tác cá nhân, hoạt động nhóm chuyên ngành, nhóm đa ngành.
      • Các kiến thức về trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng các kiến thức chuyên nghiệp và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: cam kết chất lượng, hiệu quả tối đa và kịp thời trong công việc; tôn trọng sự đa dạng và nhận thức về các vấn đề quốc tế; cam kết tiếp tục phát triển các kỹ năng và ý thức chuyên nghiệp về kỹ thuật hiện đại trong suốt sự nghiệp của mình.

      Về kỹ năng

      Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện được rèn luyện các kỹ năng dưới đây:

      • Có khả năng lựa chọn và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật, các công cụ hiện đại vào các hoạt động liên quan đến thiết bị, công nghệ kỹ thuật điện và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan;
      • Có khả năng lựa chọn và ứng dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thuộc dạng ứng dụng và triển khai các nguyên tắc, chức năng, phương pháp luận;
      • Có khả năng thiết lập và triển khai các công việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn; thiết lập và triển khai, phân tích, xử lý và ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các quá trình công nghệ, tổ chức chất lượng của toàn hệ thống sản xuất.
      • Có khả năng thiết kế các hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển mang tính cục bộ hoặc chung cho toàn hệ thống, có khả năng lắp ráp mạch và lập trình thay đổi chương trình theo yêu cầu sản xuất.
      • Có khả năng đảm nhận vai trò thành viên và lãnh đạo các nhóm công tác kỹ thuật một cách hiệu quả;
      • Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thông dụng;
      • Có khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp trong cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có kỹ năng nhận biết, lựa chọn và khai thác các tài liệu tham khảo kỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ sau:

      • Các công việc kỹ thuật điện, điện tử, quản lý chất lượng, tư vấn, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy chế tạo linh kiện, thiết bị điện, điện tử, các nhà máy, công ty liên doanh hoặc nước ngoài có dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, độ tự động hóa cao, các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật;
      • Tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị điện, hệ thống điện, quản lý dự án;
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến điện, điện tử;
      • Giảng dạy các môn học thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
      • Thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc dạng ứng dụng, triển khai, thực nghiệm về lĩnh vực điện – điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
      • Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân.

      Sư phạm kỹ thuật cơ khí

      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng
      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư, giáo viên kỹ thuật ngành Công nghệ Kỹ thuật cơ khí có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt; có kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội; có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Người học có những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục như: các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý; những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục, triển khai nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng;
      • Người học có những kiến thức về kỹ năng sư phạm nghề bao gồm thiết kế, triển khai thực hiện hoạt động giảng dạy, tổ chức và quản lý đào tạo trong nhà trường, khai thác/chế tạo phương tiện dạy học theo đúng chuẩn mực sư phạm và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; những vấn đề cơ bản của việc xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học.
      • Người học có những kiến thức về khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; các kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên Cơ khí như Dụng cụ cắt, Công nghệ chế tạo máy, Máy công cụ... nhằm giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo;
      • Người học hiểu vai trò và trách nhiệm của người giáo viên với xã hội; sự tác động của khoa học kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với môi trường giáo dục và môi trường kỹ thuật;
      • Người học có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa;
      • Người học hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp giáo dục và kỹ thuật.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng phân tích đánh giá quá trình giáo dục và quá trình kỹ thuật;
      • Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục và qui trình công nghệ kỹ thuật;
      • Kỹ năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để tổ chức, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục và kỹ thuật.
      • Có khả năng tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp công nghệ mới để triển khai ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong quá trình; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp thuộc lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực hợp tác trong học tập; tham gia làm việc nhóm và tổ chức nhóm làm việc hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và hoạt động kỹ thuật.
      • Có năng lực trình bày, diễn đạt vấn đề khoa học; kỹ năng tổ chức giao tiếp hiệu quả trong môi trường giáo dục nghề nghiệp.
      • Có năng lực đọc, dịch tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Phát hiện, phân tích yêu cầu của quá trình giáo dục;
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế quá trình giáo dục và tin học;
      • Có năng lực thiết kế quá trình dạy học và giáo dục; xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học; thiết kế chế tạo các thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành sản xuất.
      • Có năng lực lập kế hoạch triển khai quá trình dạy học và giáo dục; tổ chức thực hiện nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.
      • Có năng lực điều khiển quá trình giáo dục, sử dụng phương tiện dạy học, công nghệ dạy học; tổ chức quản lý đào tạo trong nhà trường; tổ chức điều hành quá trình sản xuất cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí; vận hành, lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thiết bị cơ khí.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật Cơ khí có thể:

      • Đảm nhiệm chức năng/nhiệm vụ dạy học - giáo dục trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp...;
      • Tư vấn, thiết kế, quản lý, điều hành và các công việc kỹ thuật tại các cơ sở liên quan đến lĩnh vực cơ khí;
      • Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến lĩnh vực Cơ khí;
      • Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực cơ khí ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      Sư phạm kỹ thuật điện

      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng
      Sư phạm Kỹ thuật
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư, giáo viên kỹ thuật ngành Công nghệ Kỹ thuật điện có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề trong ngành Công nghệ Kỹ thuật nhiệt; có kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; có khả năng học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội; có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Người học có những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục như: các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý; những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục, triển khai nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp nói riêng;
      • Người học có những kiến thức về kỹ năng sư phạm nghề bao gồm thiết kế, triển khai thực hiện hoạt động giảng dạy, tổ chức và quản lý đào tạo trong nhà trường, khai thác/chế tạo phương tiện dạy học theo đúng chuẩn mực sư phạm và ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; những vấn đề cơ bản của việc xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học.
      • Người học có những kiến thức về khoa học cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; các kiến thức cơ sở ngành; kiến thức chuyên Kỹ thuật điện bao gồm: kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh, an toàn điện; nguyên lý và tính năng (cơ, nhiệt, điện) của các thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng;
      • Người học hiểu vai trò và trách nhiệm của người giáo viên với xã hội; sự tác động của khoa học kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với môi trường giáo dục và môi trường kỹ thuật;
      • Người học có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa;
      • Người học hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp giáo dục và kỹ thuật.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng phân tích đánh giá quá trình giáo dục và quá trình kỹ thuật;
      • Kỹ năng lập kế hoạch giáo dục và qui trình công nghệ kỹ thuật;
      • Kỹ năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để tổ chức, thực hiện hiệu quả hoạt động giáo dục và kỹ thuật.
      • Có khả năng tiến hành thử nghiệm và kiểm chứng các giải pháp công nghệ mới để triển khai ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong quá trình; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp thuộc lĩnh vực giáo dục và kỹ thuật.
      • Có năng lực hợp tác trong học tập; tham gia làm việc nhóm và tổ chức nhóm làm việc hiệu quả trong các hoạt động giáo dục và hoạt động kỹ thuật.
      • Có năng lực trình bày, diễn đạt vấn đề khoa học; kỹ năng tổ chức giao tiếp hiệu quả trong môi trường giáo dục nghề nghiệp.
      • Có năng lực đọc, dịch tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Phát hiện, phân tích yêu cầu của quá trình giáo dục;
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế quá trình giáo dục và tin học;
      • Có năng lực thiết kế quá trình dạy học và giáo dục; xây dựng và phát triển chương trình môn học/khóa học; thiết kế chế tạo các thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điện trong các ngành sản xuất.
      • Có năng lực lập kế hoạch triển khai quá trình dạy học và giáo dục; tổ chức thực hiện nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học giáo dục nghề nghiệp; tổ chức thực hiện công tác đảm bảo kỹ thuật thuộc lĩnh vực kỹ thuật Điện.
      • Có năng lực điều khiển quá trình giáo dục, sử dụng phương tiện dạy học, công nghệ dạy học; tổ chức quản lý đào tạo trong nhà trường; tổ chức điều hành quá trình sản xuất cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan lĩnh vực kỹ thuật điện; vận hành, lắp đặt, sửa chữa, nâng cấp các thiết bị điện, máy điện AC, máy điện DC và máy biến áp trong công nghiệp và dân dụng.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Sư phạm Kỹ thuật Điện có thể:

      • Đảm nhiệm chức năng/nhiệm vụ dạy học - giáo dục trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp...;
      • Tư vấn, thiết kế, quản lý, điều hành và các công việc kỹ thuật tại các cơ sở liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Điện;
      • Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các doanh nghiệp sản xuất có liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Điện;
      • Nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      Kỹ thuật môi trường

      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 thời lượng
      Công nghệ Kỹ thuật Môi trường
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 150 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình nhằm đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Môi trường (KTMT) có năng lực tốt và trình độ am hiểu các vấn đề KTMT, theo đuổi sự nghiên cứu sáng tạo, kỹ thuật hiện đại để phục vụ nhu cầu của đất nước, xã hội, công nghiệp và cộng đồng khoa học. Sinh viên tốt nghiệp sẽ có kiến thức về xử lý nước cấp, nước thải, chất thải rắn, kiểm soát ô nhiễm không khí, thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, cũng như đủ khả năng giải quyết các vấn đề Môi trường; đưa ra giải pháp kĩ thuật cao, khả thi về mặt kinh tế và phát triển bền vững, có khả năng nghiên cứu khoa học nhằm tìm những phương pháp, công nghệ mới cho lĩnh vực KTMT.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị nền tảng vững chắc và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học,…
      • Cung cấp kiến thức nền tảng kỹ thuật cốt lõi của ngành kỹ thuật môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan
      • Cung cấp kiến ​​thức nền tảng kỹ thuật quan trọng và chuyên sâu chuyên ngành kỹ thuật môi trường, có khả năng xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, đánh giá, tính toán, thiết kế và thử nghiệm
      • Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề xã hội.

      Về kỹ năng

      • Với những nền tảng kiến thức đã được trang bị người học có kỹ năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu tài liệu, khám phá, tìm tòi, giải đáp những vấn đề tồn tại.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm tính toán thiết kế, các mô hình phân tích thông số môi trường như các phần mềm MIKE11, STEADY, GPS-X, SIMUWORKS, BIOWIN.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng
      • Sử dụng thành thạo internet, thư điện tử.
      • Có khả năng thuyết phục bằng những lập luận logic; khả năng giao tiếp bằng văn viết, giao tiếp điện tử.
      • Có năng lực thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họạ, mô hình và tài liệu đa phương tiện.
      • Kỹ năng thuyết trình.
      • Có khả năng thành lập nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong nhóm, có thể tiến triển và phát triển nhóm một cách hiệu quả trong môi trường làm việc năng động, hiện đại.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ tương đương B.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, thuộc các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sản xuất và kinh doanh như: Chi cục quản lý môi trường, các trung tâm kỹ thuật, công nghệ môi trường, Công ty Môi trường đô thị, Các ban quản lý các khu công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế, Các nhà máy xí nghiệp và các dự án xây dựng cơ bản,...
      • Quản lý, tư vấn, thiết kế, cho các dự án bảo vệ môi trường trong và ngoài nước.
      • Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực môi trường.
      • Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
      • Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn ở lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ sự phát triển bền vững tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học,...

      Cớ khí chế tạo máy

      Công nghệ chế tạo máy
      1 thời lượng
      Công nghệ chế tạo máy
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình đào tạo Cơ khí chế tạo máy cấp cho người học môi trường và những hoạt động giáo dục để họ hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức, các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, đáp ứng nhu cầu xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Khả năng mô hình hóa vấn đề.
      • Khả năng phân tích và đánh giá.
      • Khả năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.
      • Có năng lực xây dựng các giả thuyết, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin; khả năng thiết kế, triển khai thí nghiệm và kiểm định giả thuyết.
      • Khả năng xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong hệ thống; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp.
      • Được rèn luyện để phát triển và thể hiện được về: năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tư duy suy xét; các thuộc tính và kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; khả năng nhận biết bản thân và năng lực quản lý thời gian trong sắp xếp công việc; được rèn luyện về tính trung thực, bổn phận và trách nhiệm; phong cách ứng xử; khả năng xây dựng kế hoạch cho tương lai, ý thức cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
      • Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc quốc tế.
      • Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Hiểu vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội; sự tác động của kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật.
      • Có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa.
      • Hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp kỹ thuật nói chung và thiết kế kỹ thuật nói riêng.
      • Phát hiện, phân tích nhu cầu thực tiễn ứng dụng.
      • Phân tích yêu cầu, tính năng kỹ thuật sản phẩm.
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế sản phẩm.
      • Định hình các khó khăn trong thiết kế, chế tạo, sản xuất sản phẩm.
      • Có khả năng thiết kế các chi tiết hay toàn bộ hệ thống hoặc quá trình để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Thể hiện thông qua các năng lực như: thiết kế, mô phỏng và tiến hành thử nghiệm, thí nghiệm; phân tích và giải thích các vấn đề một cách khoa học,…
      • Có khả năng lập kế hoạch triển khai các nhiệm vụ thiết kế và sản xuất; triển khai quy trình sản xuất cơ khí, quy trình xây dựng phần mềm điều khiển và tích hợp hệ thống; tiến hành các công tác thử nghiệm và kiểm tra hệ thống.
      • Có khả năng thiết kế quy trình vận hành hệ thống; có khả năng tổ chức hoặc tham gia vào công tác đào tạo, chuyển giao hay các dịch vụ kỹ thuật sau chuyển giao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Những vị trí việc làm các kỹ sư chế tạo máy có thể đảm nhiệm:

      • Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp.
      • Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
      • Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD.
      • Lập trình gia công máy CNC.
      • Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu,...
      • Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp.
      • Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó.
      • Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu,…

      Điện tử viễn thông

      Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
      1 thời lượng
      Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Với mục tiêu đào tạo các kỹ sư Điện tử-Viễn thông tương lai, chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cơ sở chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, kỹ năng quản lý, đặc biệt là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào công việc, nâng cao năng lực đáp ứng công việc toàn diện theo nhu cầu của xã hội. Mang lại cho xã hội các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ từ chính sản phẩm là người học của mình.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
      • Có các kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình kỹ thuật.
      • Sử dụng tốt các phần mềm mô phỏng và phân tích hệ thống
      • Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện tử truyền thông.
      • Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thành phần, các khối chức năng trong hệ thống viễn thông;
      • Phân tích được các khối chức năng cũng như các hệ thống truyền thông đơn giản.
      • Thiết kế và mô phỏng , phân tích đánh giá các bài toán truyền thông trên qua mô phỏng và thực nghiệm;
      • Thiết kế được các hệ thống truyền thông đơn giản;
      • Kiểm tra được các sự cố trên hệ thống viễn thông và đưa ra các giải pháp khắc phục;
      • Có kiến thức quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống truyền thông trong thực tế;
      • Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các khối chức năng trong hệ thống viễn thông.
      • Có kiến thức về cấu tạo và giải thích được hoạt động của các thiết bị trong hệ thống truyền thông,...
      • Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử.
      • Kiến thức nền tảng về truyền thông.
      • Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Viễn thông.

      Về kỹ năng

      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế các hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển bằng mạch điện tử. Thiết kế các hệ thống truyền thông phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và cộng đồng.
      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng tự tổ chức thực hiện các dự án truyền thông từ khâu chuẩn bị cho đến tổ chức triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.
      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản lý, điều hành các hệ thống viễn thông thực tế . Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án viễn thông.
      • Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về lắp đặt, vận hành thiết bị, bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị truyền thông thực tế.
      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc.
      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ, các phần mềm mô phỏng và thiết kế. Các đồ án môn học, bài tập lớn và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện phương pháp tư duy, quy trình thực hiện cần thiết khi tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
      • Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,…thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn (tiểu luận, bài tập lớn,…).
      • Trang bị cho sinh viên tinh thần đoàn kết hợp tác trong học tập và trong các hoạt động; phương pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý để đạt được hiệu quả từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn, hoàn cảnh, sở thích, môi trường sống,… khác nhau.
      • Trang bị cho sinh viên có kiến thức ngoại ngữ nhất định trong việc đọc các tài liệu chuyên môn và giao tiếp (tương đương TOEFL – 400 điểm).

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

      • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước.
      • Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các thiết bị truyền thông, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
      • Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị khai thác dịch vụ viễn thông.
      • Có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề,…
      • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực truyền thông.

      Xây dựng dân dụng công nghiệp

      Khoa học - Kỹ thuật
      1 thời lượng
      Khoa học - Kỹ thuật
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Mục tiêu đào tạo của chuyên ngành là đào tạo kỹ sư với kiến thức chuyên sâu về thiết kế, thi công các công trình Dân dụng và Công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, người kỹ sư có khả năng thiết kế, tổ chức, giám sát, kiểm soát và quản lý thi công và quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, bao gồm các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như nhà cao tầng, nhà thi đấu, sân vận động, tháp truyền hình, bể chứa,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị nền tảng vững chắc và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học,…; kiến thức cơ sở làm nền móng của ngành kỹ thuật công trình xây dựng và các lĩnh vực khác có liên quan.
      • Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành thiết kế và thi công công trình xây dựng, áp dụng để giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong ngành xây dựng một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, mô hình hóa, tính toán, thiết kế và đánh giá.
      • Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại, đặc biệt các công nghệ xây dựng hiện đại thuộc lĩnh vực xây dựng .

      Về kỹ năng

      • Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm tin học ứng dụng văn phòng
      • Sử dụng thành thạo internet, email.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm phân tích, tính toán, thiết kế và mô phỏng kết cấu công trình.
      • Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Các môn học cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, thi công hay giải quyết một nghiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ được cung cấp.
      • Rèn luyện cho sinh viên có chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, khả năng viết kỹ thuật, khả năng giao tiếp điện tử đa truyền thông, giao tiếp bằng đồ họa cụ thể như khả năng phân tích tình huống giao tiếp, lựa chọn một chiến lược giao tiếp, kỹ năng giao tiếp bằng văn viết mạch lạc và trôi chảy, khả năng viết kỹ thuật thông qua các thuyết minh đố án, dự án xây dựng công trình, khả năng giao tiếp điện tử thông qua việc trình bày các bài thuyết trình bằng điện tử, áp dụng các kiểu hình thức như biểu đồ, bản vẽ phác và bản vã kỹ thuật các phương án kết cấu kiến trúc,…
      • Có khả năng phối hợp với bộ phận kỹ thuật, bộ phận tin học và bộ phận kinh tế khác trong đơn vị một cách hiệu quả để quản lý các quá trình, các sản phẩm có tính chất xây dựng,…
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ tương đương B.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc về kỹ thuật, tổ chức thi công, chỉ đạo tại các công trường xây dựng.
      • Tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, đấu thầu cho các dự án xây dựng.
      • Làm việc tại các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực xây dựng như các ban quản lý dự án, các sở ban ngành…
      • Tham gia giảng dạy các môn học thuộc chuyên ngành Xây dựng (Công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi) tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
      • Thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai các đề tài nghiên cứu vào trong thực tiễn ở lĩnh vực kiến trúc, xây dựng tại các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường Đại học,...

      Kỹ thuật vật liệu

      Kỹ thuật vật liệu
      1 thời lượng
      Kỹ thuật vật liệu
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 154 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật vật liệu (KTVL) có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề. Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỹ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và cả nước.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có kiến thức chuyên sâu về tính toán, có khả năng tự nghiên cứu, xây dựng, tổ chức và thiết kế, chế tạo, vận hành, sửa chữa và bảo trì các thiết bị KTVL trong các nhà máy liên quan. Có kiến thức nền tảng và triển khai ứng dụng trong các lĩnh vực như vật liệu Kim loại - Hợp kim, Silicate-Ceramic, và Polymer-Composite.

      Ngoài ra, còn có các vật liệu tiên tiến như vật liệu bán dẫn, vật liệu siêu dẫn, vật liệu y sinh, vật liệu nano,… từ đó có thể nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu. Đây là nền tảng khoa học mà người kỹ sư KTVL cần có. Có khả năng quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy, công ty hoạt động liên quan đến vấn đề KTVL.

      Kỹ sư Kỹ thuật vật liệu có khả năng tham gia nghiên cứu và làm việc (ở các công ty, nhà máy, phân xưởng,… liên quan đến vật liệu, hóa học, môi trường, y sinh, năng lượng,...). Có khả năng tư vấn, đề xuất, chủ trì, triển khai các dự án Kỹ thuật vật liệu, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế.

      Đối tượng tuyển sinh

      Về kiến thức

      • Nắm kiến thức về tính toán, thống kê, thiết kế, các quá trình thiết bị trong KTVL nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp phân tích hóa lý trong vật liệu.
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong KTVL nhằm tối ưu hóa, tính toán và mô phỏng được cấu trúc vật liệu (năng lượng liên kết, khả năng tương tác giữa các nguyên tố trong vật liệu,…).
      • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học và kỹ thuật vật liệu đại cương, tính chất của vật liệu (cơ, điện-từ), giản đồ pha để hiểu và biết được các trạng thái của vật liệu; có kiến thức cơ bản về sự vận chuyển (các kiểu phân tán hay di chuyển) của vật liệu trong pha lỏng, pha khí…; nắm được cách thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong quá trình thực tập, nghiên cứu trong lĩnh vực KTVL.
      • Trang bị các kiến thức chuyên môn về vật liệu polymer-composite, vật liệu nano, vật liệu ceramic, vật liệu kim loại, vật liệu xây dựng, các kỹ thuật sản xuất (chất kết dính, thủy tinh, vật liệu chịu lửa, gia công polymer), vật liệu hữu cơ-kim loại, biết phân tích vật liệu, các đồ án chuyên ngành KTVL, thực tập ngành nghề nhằm giúp người học có khả năng thiết kế, thi công một hệ thống, một thành phần hoặc một quá trình và các phương pháp chế tạo vật liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu đáp ứng các nhu cầu mong muốn với các điều kiện ràng buộc trong thực tế.
      • Chương trình còn trang bị kiến thức cho sinh viên về trách nhiệm với môi trường, ảnh hưởng của môi trường đến quá trình sản xuất, quản lý công nghiệp, tận dụng các phương pháp, công nghệ sản xuất sạch trong công nghiệp sản xuất vật liệu.

      Về kỹ năng

      Kỹ năng cứng:

      • Có khả năng hiểu biết chuyên môn, thiết kế và tiến hành được thí nghiệm để thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu trong lĩnh vực Kỹ thuật vật liệu.
      • Có khả năng phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm (các loại vật liệu) dựa trên các kỹ thuật phân tích hiện đại như: UV-vis, FTIR, XRD, SEM, TEM, và EDS… Có khả năng nghiên cứu và phát triển vật liệu mới vừa đảm bảo chất lượng cao vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
      • Thực hiện được việc thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá và thiết kế các thiết bị có liên quan đến chế tạo sản phẩm dùng trong kỹ thuật vật liệu. Lựa chọn công nghệ và thiết bị nghiên cứu, sản xuất phù hợp.
      • Có khả năng nắm bắt được mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất của vật liệu, góp phần chủ động trong việc vận hành quy trình chế tạo vật liệu, lựa chọn vật liệu để chế tạo sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật.
      • Có khả năng tính toán và tối ưu hóa các quy trình công nghệ và chế tạo sản phẩm (vật liệu polymer-composite, vật liệu nano hay các loại vật liệu tiên tiến khác) từ đó thiết kế thiết bị dùng trong chế tạo vật liệu phù hợp.
      • Có đủ kỹ năng đáp ứng ngay nhu cầu sản xuất thực tế, một khối lượng lớn kiến thức chuyên ngành thuộc các lĩnh vực VL silicat, polymer-compoite, kim loại-hợp kim, và các vật liệu tiên tiến (VL bán dẫn, VL y sinh, VL nano…) cũng được cung cấp vào những năm cuối của quy trình đào tạo. Đó là các môn học về khoa học & công nghệ, các bài thí nghiệm, đồ án môn học, thực tập kỹ thuật, thực tập ngành nghề, thực tập tốt nghiệp tại nhà máy và luận văn tốt nghiệp.

      Kỹ năng mềm

      • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt trong giao tiếp và chuyên môn; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và tin học chuyên môn để tính toán các quá trình kỹ thuật-sản xuất vật liệu.
      • Có kỹ năng giao tiếp tốt: báo cáo seminar và tình huống; thực hiện được bài thuyết trình bằng điện tử, giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online).
      • Có khả năng làm việc theo nhóm hiệu quả: tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm; giải thích các mục tiêu, nhu cầu và đặc tính công việc.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Trong các Công ty sản xuất, gia công vật liệu như các Công ty luyện cán kim loại, gốm sứ, nhựa, cao su,…
      • Trong các Công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp như các Công ty cơ khí, gốm sứ, nhựa,…
      • Trong các Công ty Cơ khí sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp.
      • Trong các Công ty sản xuất các cấu kiện, thiết bị điện, thiết bị-vật liệu bán dẫn, năng lượng, vật liệu nano, vật liệu xây dựng, VL trang trí nội thất.
      • Trong các Công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu: kim loại, gốm, nhựa,…
      • Trong các Công ty, Hãng sản xuất và kinh doanh vật liệu của nước ngoài có chi nhánh, VP đại diện tại VN.
      • Trong các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lãnh vực khoa học và kỹ thuật vật liệu.
      • Trong các Cơ quan, Viện nghiên cứu thiết kế thiết bị, cải tiến công nghệ.
      • Trong các Cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu như Hải quan, Trung Tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

      Kỹ thuật điện tử

      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời,...
      • Ngoài ra, sinh viên được chú trọng rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm,...

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
      • Có kiến thức vật lý, toán học và các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
      • Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
      • Có kiến thức về tin học văn phòng; sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành điện tử như Orcad, Eagle, Protues, Protel, Multisim, Matlab,…
      • Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử;
      • Phân tích và thiết kế được các mạch điện tử từ đơn giản đến phức tạp.
      • Thiết kế, vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, thi công các mạch điện tử;
      • Kiểm tra được các sự cố do linh kiện điện tử gây ra trong các mạch điện;
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của các mạch điện tử tương tự và số, mạch điện tử công suất.
      • Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích qui trình công nghệ và hoạt động của các thiết bị điều khiển bằng điện tử, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các thiết bị điện tử.
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các thiết bị điện, điện tử dùng trong y học.
      • Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích, kỹ thuật thiết kế chế tạo bo mạch.
      • Có kiến ​​thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm điện tử chuyên ngành để tính toán, thiết kế và gia công các mạch điện tử,...
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.
      • Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, các loại hình thực tập) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn (semina).
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
      • Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc toàn cầu.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ 450 TOEFL hoặc tương đương.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

      • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử;
      • Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các mạch điện tử; mạch điều khiển, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa điện – điện tử.
      • Làm việc trong các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực điện – điện tử như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các bệnh viện và các cơ sở y tế,…
      • Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng. trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề,…
      • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử, công nghệ vật liệu điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử.

      Cơ khí động lực

      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật cơ khí
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 154 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Đào tạo bậc đại học ngành Kỹ thuật Cơ khí Động lực, ngành đào tạo tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực Cơ khí, tự động hóa, điện - điện tử và công nghệ chế tạo máy,... Sinh viên theo học ngành này sẽ đào tạo cơ sở nền vững chắc về cơ khí chế tạo máy, thiên về lĩnh vực thiết kế, chế tạo các linh kiện phụ trợ Ô tô và máy Động lực, ngoài ra trang bị sinh viên chuyên sâu lĩnh vực khai thác (chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chửa), kiểm định, kinh doanh dịch vụ ô tô, xe chuyên dùng, máy xây dựng và hoán cải các phương tiện giao thông.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Chọn được vật liệu và kiểu mối lắp phù hợp với tính năng và công dụng của sản phẩm; Vận dụng được kiến thức cơ bản về công nghệ nhiệt, điện-điện tử và an toàn lao động vào công việc thực tế;
      • Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế máy, truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thuỷ khí vào thực tế công việc; Lập được qui trình công nghệ gia công các sản phẩm cơ khí đơn giản; Lập được bản vẽ kỹ thuật và tính toán thiết kế được các chi tiết máy đơn giản;
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình, mô phỏng cho PLC, robot, CAD/CAM/CNC, MPS, PCS,...;
      • Áp dụng được các kiến thức cơ bản về công nghệ chế tạo, sửa chữa cơ khí, công nghệ vi xử lý, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật lập trình vào công việc thực tế;
      • Phân tích, đánh giá được các chỉ tiêu kỹ thuật của hệ thống cơ điện tử và sản phẩm cơ điện tử; Mô phỏng được hệ thống cơ điện tử; Thiết kế được các hệ thống tích hợp: Cơ khí, thủy khí, điện, điện tử, máy tính, bộ điều khiển.

      Về kỹ năng

      • Vận hành, khai thác được các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử tích hợp với các hệ thống truyền động cơ khí, điện-khí nén, điện-thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện-thuỷ-khí;
      • Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị cơ điện tử không quá phức tạp.
      • Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, mạng truyền thông công nghiệp vào công việc thực tế;
      • Đề xuất, thiết kế các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt, hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu;
      • Tham gia xây dựng kế hoạch, lập dự án và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan;
      • Gia công được sản phẩm bằng công nghệ CAD/CAM/CNC.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Lắp ráp, vận hành, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ điện tử trong các xí nghiệp gia công, sản xuất;
      • Nhân viên phòng kỹ thuật, phòng điều khiển – giám sát hệ thống sản xuất tự động; Làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ kỹ thuật có sử dụng hệ thống và sản phẩm cơ điện tử.

      Kỹ thuật điện

      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng
      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành Kỹ thuật điện dành cho các sinh viên có sở thích liên quan đến điện năng. Chương trình bao gồm các môn học cốt lõi cần thiết về kỹ thuật điện-điện tử nói chung, và kỹ thuật điện nói riêng, cùng với nhiều môn học lựa chọn về thiết bị điện, điện tử công suất, nhà máy điện, mạng điện, hệ thống điện, và năng lượng tái tạo. Chương trình sẽ đào tạo thành những kỹ sư có tay nghề cao, có thể thiết kế các giải pháp cho các vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện trong công nghiệp, thương mại, khoa học, giải trí và xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị cho người học nền tảng vững chắc và phù hợp về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện và các lĩnh vực khác có liên quan như điện tử, cơ khí, xây dựng,...
      • Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành về kỹ thuật điện; áp dụng để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện; hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.
      • Cung cấp kiến ​​thức về các vấn đề đương đại.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu
      • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
      • Kỹ năng giao tiếp
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng ngoại ngữ

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc về kỹ thuật điện trong các xí nghiệp công nghiệp.
      • Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án thuộc các lĩnh vực: cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh cho xí nghiệp công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại,…
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện.
      • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
      • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      Hệ thống điện

      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng
      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Hệ thống điện được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Hệ thống điện, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      Trang bị những nội dung thiết yếu và phù hợp về khoa học cơ bản như toán học, hóa học, vật lý, triết học… làm nền tảng phục cho việc tiếp thu kiến thức khoa học của ngành học.

      Cung cấp khối lượng kiến thức cơ sở ngành đủ rộng, chuẩn bị tốt nhất cho việc học tập, nghiên cứu chuyên ngành và cơ hội học tập nhiều ngành.

      Tiếp thu kiến ​​thức chuyên ngành Hệ thống điện sinh viên có khả năng:

      • Đọc, hiểu và phân tích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện đồng thời phân tích nguyên lý hoạt động và tính toán các thông số hệ thống và thông số chế độ của hệ thống điện
      • Phân tích được nguyên lý hoạt động và tính toán thông số của các hệ thống bảo vệ rơle, bảo vệ chống quá điện áp,…
      • Phân tích, tổng hợp vấn đề và tính toán, thiết kế các nhà máy điện, hệ thống truyền tải và phân phối điện, các hệ thống bảo vệ hệ thống điện,…

      Có năng lực tiếp thu, quảng bá công nghệ mới và giới thiệu sản phẩm,…

      Cung cấp các kiến thức tổ chức và quản lý về mặt kỹ thuật các dự án chế tạo, sản xuất thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng.

      Về kỹ năng

      • Ham tìm hiểu và khả năng học tập suốt đời.
      • Chủ động lên kế hoạch cho nghề nghiệp của mình.
      • Luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực kỹ thuật
      • Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.
      • Sử dụng được một số phần mềm tính toán, thiết kế và mô phỏng.
      • Biết khai thác các phần mềm ứng dụng chuyên ngành.
      • Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện giải pháp kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
      • Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường hội nhập.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh và những giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:

      • Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ sở thiết kế và sản xuất thiết bị điện.
      • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Hệ thống điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
      • Làm việc trong các nhà máy điện, các công ty truyền tải và phân phối điện năng với vai trò là: kỹ sư thiết kế; kỹ sư vận hành, bảo dưỡng; kỹ sư kiểm định, đánh giá; tư vấn thiết kế, giám sát,... làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết bị điện, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu,... có thể hành nghề cá nhân.

      Thiết bị điện

      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng
      Kỹ thuật điện
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 152 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      Chương trình ngành Thiết bị điện được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Hệ thống điện, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Trang bị cho người học nền tảng vững chắc và phù hợp về toán học và các môn khoa học tự nhiên; kiến thức cơ sở cốt lõi của ngành kỹ thuật điện và các lĩnh vực khác có liên quan như điện tử, cơ khí, xây dựng, ....
      • Cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức chuyên ngành về kỹ thuật điện; áp dụng để trình bày và giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách sáng tạo thông qua việc sử dụng các phương pháp và kỹ thuật: phân tích, tổng hợp vấn đề; tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp công nghiệp; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét; hệ thống an ninh, an toàn điện; hệ thống điều khiển tự động vừa và nhỏ.
      • Cung cấp kiến ​​thức về các vấn đề đương đại.

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
      • Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
      • Kỹ năng giao tiếp
      • Kỹ năng làm việc theo nhóm
      • Kỹ năng ngoại ngữ

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Làm các công việc về kỹ thuật điện trong các xí nghiệp công nghiệp.
      • Tư vấn, thiết kế, xây lắp, quản lý dự án thuộc các lĩnh vực: cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống an ninh cho xí nghiệp công nghiệp, khu đô thị, trung tâm thương mại,…
      • Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện.
      • Giảng dạy các môn học của chuyên ngành Kỹ thuật điện ở các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp.
      • Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện ở các viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.

      Công nghệ ô tô

      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật ô tô
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 4 năm

      Khối lượng kiến thức: 125 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô-máy động lực, hệ thống truyền động-truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,... để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật liên quan đến ô tô.
      • Ngoài ra, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều hành sản xuất phụ tùng, điều kiện và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện cũng như phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Có hiểu biết về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
      • Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
      • Biết và có thể sử dụng ngoại ngữ trong công việc như Anh, Pháp, Nga, Trung...
      • Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học và tin học ứng dụng trong thiết kế như CAD, CAE.
      • Có kiến thức sâu về ô tô và máy động lực; về quản lý, sử dụng, kinh doanh dịch vụ, kiểm định ô tô và máy động lực.\

      Về kỹ năng

      • Biết thiết kế cải tạo, thiết kế mới các chi tiết, các cụm chi tiết của ô tô đạt tiêu chuẩn;
      • Có khả năng quản lý và kinh doanh dịch vụ liên quan ngành công nghệ kỹ thuật ô tô;
      • Có kỹ năng sử dụng, vận hành, thử nghiệm, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa cũng như nghiên cứu, cải tiến các hệ thống của ô tô và máy động lực để nâng cao hiệu cuả sử dụng;
      • Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong lĩnh vực ô tô và máy động lực;
      • Kỹ năng cộng tác trong các nhóm đa ngành;
      • Kỹ năng nhận biết, xác định và giải quyết các vấn đề kỹ thuật;
      • Kỹ năng giao tiếp kỹ thuật.

      Cơ hội nghề nghiệp

      Là kỹ sư trực tiếp làm kỹ thuật hoặc quản lý tại:

      • Các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô và máy động lực. Các cơ sở khai thác, sửa chữa ô tô, máy động lực. Các doanh nghiệp kinh doanh, vận tải ô tô, máy động lực, phụ tùng,... đặc biệt là các Công ty liên doanh ô tô như Toyota, Honda, Ford, Nissan,…
      • Các trạm đăng kiểm ô tô, máy động lực;
      • Các cơ sở xản xuất và phục vụ liên quan đến ngành ô tô, máy động lực trong các lĩnh vực An ninh, Quốc phòng và một số lĩnh vực khác;
      • Làm việc tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô cũng như các chuyên ngành liên quan, như các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp; Các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ô tô, máy động lực.

      Cơ điện tử

      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      1 thời lượng
      Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử
      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: 5 năm

      Khối lượng kiến thức: 153 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

      Mục tiêu đào tạo

      • Nội dung các môn học và giáo trình, tài liệu giảng dạy cập nhật, hiện đại và được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu học tập.
      • Các môn học được xây dựng dựa trên những định hướng ứng dụng của chuyên ngành Cơ điện tử vào thực tế sản xuất, chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp.
      • Phát huy khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, bằng ngoại ngữ (tiếng Anh).

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      • Khả năng mô hình hóa vấn đề.
      • Khả năng phân tích và đánh giá.
      • Khả năng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị.
      • Có năng lực xây dựng các giả thuyết, kỹ năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin; khả năng thiết kế, triển khai thí nghiệm và kiểm định giả thuyết.
      • Khả năng xem xét vấn đề ở mức tổng thể, xác định những vấn đề phát sinh và các tương tác trong hệ thống; sắp xếp, xác định các yếu tố trọng tâm và có khả năng phân tích lựa chọn giải pháp.
      • Được rèn luyện để phát triển và thể hiện được về: năng lực tư duy sáng tạo; năng lực tư duy suy xét; các thuộc tính và kỹ năng cá nhân như kỹ năng tự học, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; khả năng nhận biết bản thân và năng lực quản lý thời gian trong sắp xếp công việc; được rèn luyện về tính trung thực, bổn phận và trách nhiệm; phong cách ứng xử; khả năng xây dựng kế hoạch cho tương lai, ý thức cập nhật thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật.
      • Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc quốc tế.
      • Có năng lực hình thành lập luận logic và có sức thuyết phục; có khả năng thể hiện thiết kế kỹ thuật hay các bài thuyết trình bằng đồ họa, mô hình và tài liệu đa phương tiện; kỹ năng giao tiếp bằng văn viết, thư điện tử.
      • Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
      • Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn.
      • Hiểu vai trò và trách nhiệm của người kỹ sư với xã hội; sự tác động của kỹ thuật đối với xã hội và các quy tắc của xã hội đối với kỹ thuật.
      • Có kiến thức pháp luật, lịch sử và văn hóa.
      • Hiểu được ý nghĩa và có khả năng cập nhật các vấn đề mang tính thời sự, tính chất toàn cầu hóa tác động đến các giải pháp kỹ thuật nói chung và thiết kế kỹ thuật nói riêng.
      • Phát hiện, phân tích nhu cầu thực tiễn ứng dụng.
      • Phân tích yêu cầu, tính năng kỹ thuật sản phẩm.
      • Phác thảo các ý tưởng thiết kế sản phẩm.
      • Định hình các khó khăn trong thiết kế, chế tạo, sản xuất sản phẩm.
      • Có khả năng thiết kế tổng thể hệ thống cơ điện tử ở mức cấu trúc và thiết kế chi tiết các mô đun cấu thành hệ thống. Thể hiện thông qua các năng lực như: mô hình hóa và tính toán số; mô phỏng đối với các hệ thống cơ điện tử; phân tích và giải thích các vấn đề một cách khoa học,…
      • Có khả năng tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ thiết kế tới các nhóm chuyên ngành; Có khả năng kiểm soát việc triển khai dự án sản xuất đảm bảo các yếu tố thời gian, tài chính, kỹ thuật,… đến từng bước đúng kế hoạch.
      • Có khả năng tham gia trực tiếp vào tiến trình thiết kế và triển khai.
      • Có khả năng thiết kế quy trình vận hành hệ thống; có khả năng tổ chức hoặc tham gia vào công tác đào tạo, chuyển giao hay các dịch vụ kỹ thuật sau chuyển giao.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
      • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện, điện tử.
      • Thăng tiến trở thành Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.

      Đánh giá

      0 đánh giá

        Viết đánh giá

      Mức độ hài lòng

      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0
      Giảng viên
      0.0
      Cơ sở vật chất
      0.0
      Môi trường HT
      0.0
      HĐ ngoại khoá
      0.0
      Cơ hội việc làm
      0.0
      Tiến bộ bản thân
      0.0
      Thủ tục hành chính
      0.0
      Quan tâm sinh viên
      0.0
      Hài lòng về học phí
      0.0
      Sẵn sàng giới thiệu
      0.0

      Chi tiết từ học viên

      Giới thiệu

      Với sự ra đời của đại học vùng - Đại học Thái Nguyên theo Nghị định 31/CP/1994 của Chính phủ, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên trở thành một thành viên của Đại học Thái Nguyên và mang tên Đại học Kỹ thuật Công Nghiệp – Đại học Thái Nguyên.

      Nhà trường đang không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng bồi dưỡng và phát triển đội ngũ, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành một trung tâm đào tạo kỹ thuật có uy tín trong nước và ngang tầm quốc tế.

      Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Giới thiệu về trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Trường đại học Kỹ thuật Công Nghiệp được thành lập ngày 19/8/1965 theo quyết định số 164/CP Hội đồng Chính phủ. Tính đến năm 2014, trường đã có lịch sử 49 năm với nhiều giai đoạn và tên gọi khác nhau:

      • Phân hiệu Đại học Bách khoa tại Thái Nguyên
      • Đại học Cơ Điện
      • Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Việt Bắc
      • Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên
      • Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên

      Ở mỗi chặng đường lịch sử đó, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, thời bao cấp cũng như khi đất nước mở cửa, mỗi giai đoạn phát triển của Nhà trường đều được ghi dấu bằng những mốc son đáng tự hào.

      Toàn cảnh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Sứ mạng

      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học; tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế.

      Tầm nhìn

      Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên trở thành trường đại học đạt chuẩn quốc gia và khu vực theo định hướng ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ; là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có uy tín trong nước và khu vực; là cơ sở cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cộng đồng, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của đất nước.

      Đội ngũ giảng viên

      Đội ngũ của Nhà trường gồm 594 CBVC với 416 giảng viên với 78% giảng viên có trình độ trên đại học, 10% giảng viên có trình độ tiến sỹ, 93% giảng viên giảng dạy lý thuyết thành thạo ngoại ngữ hoặc có trình độ tiếng Anh trên 450 TOEFL ITP,…

      Cơ sở vật chất

      Trải qua năm mươi năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, về cơ sở vật chất nhà trường hiện có: 35 ha khuôn viên; 16.317 m2 phòng học; 6.033 m2 nhà làm việc của ban Giám hiệu và các phòng chức năng, 10.351 m2 nhà làm việc của giảng viên ; 4.931 m2phòng thí nghiệm và 2.862 m2 thực hành với đầy đủ các thiết bị thí nghiệm thực hành hiện đại; 19.000 m2 ký túc xá; 3.476 m2 thư viện; 1.200 m2 nhà ăn; 198 m2 nhà Trạm xá; Hơn 10.000 m2 sân giáo dục thể chất,…

      Các hạng mục công trình luôn được nâng cấp và xây mới theo quy hoạch tổng thể của Trường.

      Khuôn viên của trường

      Khuôn viên của trường

      Nguồn: Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên

      Địa điểm