Chương trình
Ngành
Kỹ thuật điệnThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: 4 năm
Khối lượng kiến thức: 122 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời,...
- Ngoài ra, sinh viên được chú trọng rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
Sinh viên tốt nghiệp được cung cấp các khối kiến thức như dưới đây:
- Các kiến thức về toán và các môn khoa học tự nhiên, kiến thức về khoa học kỹ thuật kết hợp với các kỹ năng ứng dụng kỹ thuật để phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện và máy điện cũng như truyền động điện. Kỹ năng ứng dụng khoa học kỹ thuật cần thiết để cập nhật và đáp ứng những thay đổi của tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến công nghệ và dây chuyền sản xuất cũng được rèn luyện trong nội dung chương trình.
- Các kiến thức, các kinh nghiệm được đúc kết trong lĩnh vực kỹ thuật điện; các kiến thức kỹ thuật cần thiết như kỹ thuật điện tử, lý thuyết mạch, máy điện, kỹ thuật đo lường điện, cung cấp điện, tự động điều chỉnh truyền động điện, điều khiển lập trình và PLC, vi xử lý - vi điều khiển,…
- Các kiến thức về giao tiếp và thuyết trình, báo cáo kỹ thuật, mô phỏng, minh họa kỹ thuật trong các hoạt động tương tác cá nhân, hoạt động nhóm chuyên ngành, nhóm đa ngành.
- Các kiến thức về trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng các kiến thức chuyên nghiệp và trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: cam kết chất lượng, hiệu quả tối đa và kịp thời trong công việc; tôn trọng sự đa dạng và nhận thức về các vấn đề quốc tế; cam kết tiếp tục phát triển các kỹ năng và ý thức chuyên nghiệp về kỹ thuật hiện đại trong suốt sự nghiệp của mình.
Về kỹ năng
Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện được rèn luyện các kỹ năng dưới đây:
- Có khả năng lựa chọn và ứng dụng kiến thức, kỹ thuật, các công cụ hiện đại vào các hoạt động liên quan đến thiết bị, công nghệ kỹ thuật điện và các lĩnh vực kỹ thuật liên quan;
- Có khả năng lựa chọn và ứng dụng các kiến thức về toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thuộc dạng ứng dụng và triển khai các nguyên tắc, chức năng, phương pháp luận;
- Có khả năng thiết lập và triển khai các công việc đo đạc, kiểm tra, đánh giá theo tiêu chuẩn; thiết lập và triển khai, phân tích, xử lý và ứng dụng các nghiên cứu thực nghiệm nhằm nâng cao chất lượng của các quá trình công nghệ, tổ chức chất lượng của toàn hệ thống sản xuất.
- Có khả năng thiết kế các hệ thống cung cấp điện, hệ thống điều khiển mang tính cục bộ hoặc chung cho toàn hệ thống, có khả năng lắp ráp mạch và lập trình thay đổi chương trình theo yêu cầu sản xuất.
- Có khả năng đảm nhận vai trò thành viên và lãnh đạo các nhóm công tác kỹ thuật một cách hiệu quả;
- Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết các vấn đề về công nghệ kỹ thuật điện thông dụng;
- Có khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp trong cả môi trường kỹ thuật và phi kỹ thuật; có kỹ năng nhận biết, lựa chọn và khai thác các tài liệu tham khảo kỹ thuật.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, Kỹ sư công nghệ kỹ thuật điện có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ sau:
- Các công việc kỹ thuật điện, điện tử, quản lý chất lượng, tư vấn, bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, các nhà máy chế tạo linh kiện, thiết bị điện, điện tử, các nhà máy, công ty liên doanh hoặc nước ngoài có dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại, độ tự động hóa cao, các công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm kỹ thuật;
- Tư vấn, thiết kế, lắp đặt thiết bị điện, hệ thống điện, quản lý dự án;
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến điện, điện tử;
- Giảng dạy các môn học thuộc các ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;
- Thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc dạng ứng dụng, triển khai, thực nghiệm về lĩnh vực điện – điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng;
- Thành lập, quản lý và phát triển doanh nghiệp tư nhân.