Chương trình
Ngành
Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thôngThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
Với mục tiêu đào tạo các kỹ sư Điện tử-Viễn thông tương lai, chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cơ sở chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, kỹ năng quản lý, đặc biệt là vận dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào công việc, nâng cao năng lực đáp ứng công việc toàn diện theo nhu cầu của xã hội. Mang lại cho xã hội các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ từ chính sản phẩm là người học của mình.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
- Có kiến thức vật lý, toán học và có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
- Có các kiến thức về tin học, sử dụng thành thạo các phần mềm lập trình kỹ thuật.
- Sử dụng tốt các phần mềm mô phỏng và phân tích hệ thống
- Có kiến thức nền tảng về ngành công nghệ điện tử truyền thông.
- Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thành phần, các khối chức năng trong hệ thống viễn thông;
- Phân tích được các khối chức năng cũng như các hệ thống truyền thông đơn giản.
- Thiết kế và mô phỏng , phân tích đánh giá các bài toán truyền thông trên qua mô phỏng và thực nghiệm;
- Thiết kế được các hệ thống truyền thông đơn giản;
- Kiểm tra được các sự cố trên hệ thống viễn thông và đưa ra các giải pháp khắc phục;
- Có kiến thức quy trình công nghệ lắp đặt hệ thống truyền thông trong thực tế;
- Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích hệ thống, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các khối chức năng trong hệ thống viễn thông.
- Có kiến thức về cấu tạo và giải thích được hoạt động của các thiết bị trong hệ thống truyền thông,...
- Kiến thức nền tảng về ngành Điện tử.
- Kiến thức nền tảng về truyền thông.
- Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Điện tử-Viễn thông.
Về kỹ năng
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng thiết kế các hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển bằng mạch điện tử. Thiết kế các hệ thống truyền thông phục vụ cho nền kinh tế quốc dân và cộng đồng.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng tự tổ chức thực hiện các dự án truyền thông từ khâu chuẩn bị cho đến tổ chức triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng quản lý, điều hành các hệ thống viễn thông thực tế . Quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án viễn thông.
- Trang bị cho sinh viên các kỹ năng về lắp đặt, vận hành thiết bị, bảo quản, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị truyền thông thực tế.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu, giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc.
- Trang bị cho sinh viên kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích và các công cụ hỗ trợ, các phần mềm mô phỏng và thiết kế. Các đồ án môn học, bài tập lớn và đồ án tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện phương pháp tư duy, quy trình thực hiện cần thiết khi tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,…thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn (tiểu luận, bài tập lớn,…).
- Trang bị cho sinh viên tinh thần đoàn kết hợp tác trong học tập và trong các hoạt động; phương pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức, quản lý để đạt được hiệu quả từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn, hoàn cảnh, sở thích, môi trường sống,… khác nhau.
- Trang bị cho sinh viên có kiến thức ngoại ngữ nhất định trong việc đọc các tài liệu chuyên môn và giao tiếp (tương đương TOEFL – 400 điểm).
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, các công ty khai thác dịch vụ viễn thông như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong và ngoài nước.
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các thiết bị truyền thông, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.
- Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị khai thác dịch vụ viễn thông.
- Có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề,…
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử viễn thông, công nghệ ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực truyền thông.