Chương trình
Ngành
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tửThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: 5 năm
Khối lượng kiến thức: 155 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên; đáp ứng các qui định về sức khỏe và các điều kiện dự tuyển khác theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức cơ bản, chuyên sâu về kỹ thuật điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, khí cụ điện, hệ thống truyền động điện; hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời,...
- Ngoài ra, sinh viên được chú trọng rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực điện, điện tử bên cạnh những kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm,...
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Về kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; có sức khoẻ tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức vật lý, toán học và các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên để tiếp thu tốt các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cũng như có khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
- Có kiến thức về ngoại ngữ, thành thạo các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết, đồng thời sử dụng tốt ngoại ngữ chuyên ngành.
- Có kiến thức về tin học văn phòng; sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành điện tử như Orcad, Eagle, Protues, Protel, Multisim, Matlab,…
- Nắm vững các đặc tính và giải thích được nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử;
- Phân tích và thiết kế được các mạch điện tử từ đơn giản đến phức tạp.
- Thiết kế, vẽ và mô phỏng mạch điện tử trên máy tính, thi công các mạch điện tử;
- Kiểm tra được các sự cố do linh kiện điện tử gây ra trong các mạch điện;
- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động của các mạch điện tử tương tự và số, mạch điện tử công suất.
- Có kiến thức và khả năng áp dụng các phương pháp phân tích qui trình công nghệ và hoạt động của các thiết bị điều khiển bằng điện tử, chẩn đoán và phân tích các sự cố; thiết kế thay thế, sửa chữa, cải tiến chế độ làm việc của các thiết bị điện tử.
- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các thiết bị điện, điện tử dùng trong y học.
- Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích, kỹ thuật thiết kế chế tạo bo mạch.
- Có kiến thức, hiểu biết về các vấn đề đương đại.
Về kỹ năng
- Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm điện tử chuyên ngành để tính toán, thiết kế và gia công các mạch điện tử,...
- Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng văn phòng; internet và email.
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng trình bày, diễn đạt vấn đề, giải thích những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên ngành (đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp, các loại hình thực tập) hay các báo cáo thuyết trình chuyên môn (semina).
- Kỹ năng trình bày vấn đề logic, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Có khả năng tổ chức nhóm làm việc hiệu quả, có thể đóng vai trò trưởng nhóm hay tham gia như những thành viên trong các nhóm cùng lĩnh vực hay đa lĩnh vực trong môi trường làm việc toàn cầu.
- Có khả năng đọc, dịch tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh; có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh trong xã hội và chuyên môn. Trình độ 450 TOEFL hoặc tương đương.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư của ngành có thể:
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý, điều hành sản xuất tại các công ty sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử;
- Tư vấn, thiết kế, vận hành, điều khiển các hệ thống sản xuất các mạch điện tử; mạch điều khiển, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị.Tham gia công tác quản lý, tổ chức sản xuất tại các đơn vị có trang bị dây chuyền và thiết bị tự động hóa điện – điện tử.
- Làm việc trong các cơ quan quản lý có liên quan đến lĩnh vực điện – điện tử như các đài thu phát thanh, thu phát hình, các bệnh viện và các cơ sở y tế,…
- Giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng. trường trung cấp, các trung tâm dạy nghề,…
- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện tử, công nghệ vật liệu điện tử ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm, các cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học, Cao đẳng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử.