Chương trình đào tạo
13 ngành
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy đinh của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
- Kiến thức: có đủ kiến thức về công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
- Kỹ năng: đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT và vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc.
- Ngoại ngữ: sinh viên tốt nghiệp đạt trình độ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ VN hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên cần nắm vững các kỹ năng và nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp: Trở thành kỹ sư tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, chỉ đạo thi công,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức
Kiến thức chuyên môn rộng, vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực Trắc địa – Bản đồ, bao gồm Trắc địa địa hình, Trắc địa công trình, Trắc địa cao cấp, Bản đồ, Địa chính, Đo ảnh và Viễn thám và Trắc địa mỏ.
Về kỹ năng
- Kỹ năng chuyên nghiệp và năng lực cần thiết để thành công trong nghề nghiệp.
- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và môi trường quốc tế.
- Năng lực hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện và khai thác các sản phẩm Trắc địa – Bản đồ phù hợp với nhu cầu xã hội.
Ngoại ngữ – Tin học
Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên sau khi ra trường có đầy đủ năng lực để làm việc ở:
- Các Bộ, các Sở, các Phòng Tài nguyên và môi trường quận, huyện, cán bộ địa chính xã, phường;
- Các Trường Đại học, Cao đẳng, viện, trung tâm có đào tạo, nghiên cứu về Trắc địa – Bản đồ và Quản lý đất đai;
- Các đơn vị quân đội, công an, vũ trang, các dự án xây dựng, các công ty công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu;
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc – bản đồ, quản lý đất đai, bất động sản, các mỏ, các công ty xây dựng, giao thông, thủy lợi,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
- Nắm vững và có khả năng áp dụng được các kiến thức cơ bản và chuyên ngành để nhận biết, phân tích, và giải quyết hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học, đặc biệt trong lọc, hóa dầu và chế biến khí.
- Nắm vững và có khả năng thiết kế, đánh giá, lựa chọn hệ thống công nghệ và hệ thống máy, thiết bị trong các nhà máy thuộc lĩnh vực Kỹ thuật hóa học, lọc – hóa dầu, môi trường và công nghệ hóa học đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong những điều kiện thực tiễn về kinh tế – xã hội, môi trường và an toàn lao động, có khả năng chế tạo và phát triển bền vững.
- Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật hóa học và môi trường, có khả năng cập nhật, lựa chọn và hiểu được, làm chủ được (dây truyền) công nghệ hiện đại, công nghệ sản xuất sạch trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, lọc – hóa dầu và chế biến khí.
- Am hiểu và phân tích thành thạo các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm hóa học, sản phẩm dầu mỏ, sản phẩm hóa dầu, cũng như khả năng phân tích và đánh giá dữ liệu.
- Có khả năng phát hiện và xử lý sự cố trong quá trình vận hành các nhà máy, hệ thống thiết bị trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, lọc – hóa dầu, và chế biến khí.
- Có khả năng đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ, các dự án khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học, lọc – hóa dầu và chế biến khí.
- Có kiến thức tổng quan về ngành kỹ thuật hóa học, lọc – hóa dầu và chế biến khí ở Việt Nam và trên thế giới; hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu đảm bảo phát triển bền vững.
Chuẩn đầu ra: Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp theo quy định (TOEIC 660 trở lên).
Cơ hội nghề nghiệp
Công việc sau khi tốt nghiệp
- Nghiên cứu trong các lĩnh vực kỹ thuật hóa học, công nghệ hóa học đặc biệt các quá trình công nghệ chế biến dầu khí, công nghệ hóa dầu, công nghệ chế biến polyme, sản xuất nhiên liệu sinh học; xử lý môi trường; tối ưu hóa và mô phỏng các quá trình công nghệ hóa học; sản xuất chất xúc tác cho các quá trình hóa học; liên ngành trong lĩnh vực khai khoáng; sản xuất sơn, nhựa đường, sản xuất nhiên liệu sinh học,…
- Thiết kế, chế tạo và vận hành các hệ thống công nghệ trong các nhà máy hóa chất, các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong lĩnh vực chế biến dầu khí, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, sản xuất sơn, sản xuất bao bì, nhựa,…
- Kỹ sư vận hành.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ và thực hiện các dự án liên quan.
- Làm công tác quản lý, điều hành,...
Nơi làm việc
- Các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực hóa học, kỹ thuật hóa học, hóa chất, khai thác – chế biến dầu khí và khoáng sản khác, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, môi trường, sản xuất sơn, bao bì, nhựa,…
- Các đơn vị nghiên cứu và đào tạo.
- Các tập đoàn, công ty trong nước cũng như liên doanh, liên kết với nước ngoài trong các lĩnh vực ngành nghề liên quan,...
- Các khu công nghiệp, khu chế xuất trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị, chế tạo máy móc.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
- Các kỹ sư ra trường được trang bị: các kiến thức chiều sâu về các chuyên ngành được đào tạo; các kiến thức chiều rộng về các lĩnh vực liên quan đến các chuyên ngành đào tạo;
- Tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, tinh thần làm việc nhóm, tác phong thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khoẻ, có kỹ năng tốt trong các công việc thiết kế, quản lý, khai thác các dây chuyền sản xuất công nghiệp;
- Có thể hoàn thành tốt các công việc như: Thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ khí, cơ khí ô tô, hệ thống điện, điện – điện tử, điện công nghiệp, điện dân dụng, tự động hóa và điều khiển cho các dây chuyền công nghệ của các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp nói chung, công nghiệp mỏ và dầu khí nói riêng.
- Quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống tự động, cơ khí, điện của các nhà máy, xí nghiệp.
- Ngoại ngữ, Tin học: khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu giao tiếp, đọc tài liệu và sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Các kỹ sư được đào tạo một trong các chuyên ngành thuộc Khoa Cơ – Điện có khả năng làm việc tại:
- Các viện nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Các trường đại học, cao đẳng và đào tạo nghề có liên quan;
- Các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, trung tâm, công ty tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các thiết bị máy móc, cơ khí, điện và tự động hóa
- Có thể tiếp tục học các chương trình sau đại học như: cao học và nghiên cứu sinh trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay Chuyên gia kỹ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức
- Có kiến thức chuyên sâu và thực hành tốt các công tác chuyên môn, có khả năng độc lập làm việc và giải quyết các nhiệm vụ về môi trường như thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước, nước thải; kiểm soát ô nhiễm không khí và tiếng ồn; xử lý, quản lý, kiểm soát chất thải rắn, chất thải nguy hại; xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học,...;
- Có phương pháp nghiên cứu và thực hiện các công tác chuyên môn trong phòng và ngoài trời, có khả năng tìm hiểu, ứng dụng phát triển các công nghệ mới, tiên tiến, ứng dụng các mô hình dự báo diễn biến chất lượng môi trường.
Về kỹ năng
- Kỹ năng cứng: có khả năng áp dụng kiến thức cơ bản như toán, lý, hóa, tin học, vẽ kỹ thuật để mô phỏng, phân tích, tính toán, thiết kế các công trình và giải pháp bảo vệ môi trường; vận dụng tốt kiến thức cơ sở ngành, các Luật, chính sách, quy luật, các quá trình cơ bản trong công nghệ môi trường để giải quyết các bài toán môi trường; có kiến thức chuyên môn vững chắc để đáp ứng tốt các nhiệm vụ chuyên ngành đặt ra.
- Kỹ năng mềm: có kỹ năng tổ chức, khả năng lãnh đạo, điều hành và làm việc theo nhóm; có kỹ năng giao tiếp và trình bày tốt những vấn đề chuyên môn cũng như xã hội thông qua trao đổi, thảo luận, thuyết trình và biết sử dụng các thiết bị hỗ trợ; năng động, sáng tạo, nghiêm túc trong công việc, có khả năng tự học.
- Ngoại ngữ: phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Vị trí việc làm phổ biến mà sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận:
- Tư vấn môi trường.
- Thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống xử lý chất thải, nước thải.
- Đánh giá tác động môi trường, các công việc liên quan đến An toàn – Sức khỏe – Môi trường (HSE) tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.
- Công tác giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề liên quan đến lĩnh vực Môi trường.
- Công tác nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Viện nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu về khí tượng, thủy văn và hải dương học.
- Các cơ quan quản lý, quy hoạch môi trường như các Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Khoa học công nghệ; các Phòng tài nguyên môi trường, Phòng khoa học công nghệ; trung tâm kiểm định môi trường thuộc các quận, huyện, tỉnh và thành phố.
- Cảnh sát môi trường; Thanh tra môi trường các tỉnh, thành phố và Bộ,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sính: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: Kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chuyên ngành: chuyên ngành Công nghệ Phần mềm, chuyên ngành Mạng máy tính, chuyên ngành Khoa học máy tính, chuyên ngành Tin học Kinh tế:
Về kỹ năng
Các kỹ năng được xây dựng dựa theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo được xác định theo ABET như sau:
- Khả năng áp dụng các kiến thức toán học, khoa học, và kỹ thuật vào các vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT);
- Khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống thông tin;
- Khả năng xử lý các vấn đề liên quan đến phần cứng, phần mềm máy tính của hệ thống ứng dụng CNTT trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn;
- Khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng và vận hành các hệ thống mạng;
- Khả năng nghiên cứu khoa học, giảng dạy Công nghệ Thông tin ở các bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Khả năng hoạt động hiệu quả trong các nhóm để hoàn thành một mục đích chung;
- Khả năng nhận diện, diễn đạt và giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực ICT;
- Có hiểu biết về trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp;
- Có khả năng giao tiếp hiệu quả;
- Được trang bị kiến thức đủ rộng để hiểu rõ tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường và xã hội toàn cầu;
- Nhận thức về sự cần thiết và có khả năng học trọn đời;
- Có kiến thức về các vấn đề đương đại;
- Có khả năng sử dụng các phương pháp, kỹ năng và công cụ kỹ thuật hiện đại cần thiết cho thực hành kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghiệp 4.0.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
- Tính chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân: có tính năng động, sáng tạo, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc; có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; có khả năng tự bồi dưỡng, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ý thức học suốt đời; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, làm việc độc lập và khả năng chịu áp lực trong công việc;
- Làm việc theo nhóm: có kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
- Ngoại ngữ và Tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp: Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân công nghệ thông tin có thể làm việc ở các cơ quan nhà nước, công ty, các tổ chức phi chính phủ,...
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Kiến thức: được trang bị kiến thức đại cương đến kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản trị kinh doanh trong các tổ chức như lập dự toán, xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, tổ chức sản xuất, quản trị nhân lực, marketing, tài chính,...
Kỹ năng: phân tích và giải quyết vấn đề. thử nghiệm, nghiên cứu, khám phá tri thức, tư duy hệ thống và tư duy phê bình. Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc theo nhóm. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Ngoại ngữ: đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tin học: đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò chuyên viên, cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, cán bộ giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan nhà nước, các cơ sở đào tạo hoặc tác nghiệp kinh doanh trong các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, các đơn vị hành chính công, các đơn vị sự nghiệp, viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo,...
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Địa chất được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
Kiến thức giáo dục đại cương: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, Vật lý làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức cơ sở ngành: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về:
- Địa chất: Địa chất đại cương, Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất, Địa chất khoáng sản, Địa hóa, Khoáng vật học, Thạch học, GIS và Viễn thám, Toán ứng dụng trong nghiên cứu địa chất;
- Địa chất Công trình – Địa kỹ thuật: Địa chất công trình đại cương, Địa chất động lực công trình, Đất xây dựng
- Địa chất thủy văn: Địa chất thủy văn đại cương, Vận động của nước dưới đất.
Kiến thức chuyên ngành:Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu vững chắc về lĩnh vực Địa chất, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình để giải quyết các công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Kỹ thuật Địa chất và có các kiến thức chuyên sâu về các chuyên ngành Địa chất, Địa chất thăm dò, Địa chất thủy văn – Địa chất công trình, Địa chất công trình- Địa kỹ thuật, Nguyên liệu khoáng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sinh viên tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Các kỹ sư ngành kỹ thuật địa chất có thể làm việc tại các cơ quan, đơn vị sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, các Công ty, Tổng Công ty thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây Dựng,… Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, các Liên Đoàn Địa chất thuộc Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Viện nghiên cứu, trung tâm Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.
- Các Công ty Tư vấn thiết kế, xử lý nền móng, các công ty xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình ngầm và các công trình xây dựng khác.
- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước,...
- Các kỹ sư ngành kỹ thuật địa chất có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng và Đào tạo nghề có liên quan.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy đinh của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức: các kỹ sư ra trường được trang bị: Các kiến thức chiều sâu về các chuyên ngành được đào tạo; các kiến thức chiều rộng về các lĩnh vực liên quan đến các chuyên ngành đào tạo.
Về kỹ năng
- Tính chuyên nghiệp trong giao tiếp, tinh thần làm việc nhóm, tác phong thái độ chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khoẻ, có kỹ năng tốt trong các công việc thiết kế, quản lý, khai thác các dây chuyền sản xuất công nghiệp;
- Có thể hoàn thành tốt các công việc như: Thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ khí, cơ khí ô tô, hệ thống điện, điện – điện tử, điện công nghiệp, điện dân dụng, tự động hóa và điều khiển cho các dây chuyền công nghệ của các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp nói chung, công nghiệp mỏ và dầu khí nói riêng.
- Quản lý, vận hành và khai thác các hệ thống tự động, cơ khí, điện của các nhà máy, xí nghiệp.
- Ngoại ngữ, Tin học: Khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu giao tiếp, đọc tài liệu và sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên: Sinh viên cần nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ.
Cơ hội nghề nghiệp
Các kỹ sư được đào tạo một trong các chuyên ngành thuộc Khoa Cơ – Điện có khả năng làm việc tại:
- Các viện nghiên cứu Khoa học công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Các trường Đại học, Cao đẳng và Đào tạo nghề có liên quan;
- Các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, trung tâm, công ty tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các thiết bị máy móc, cơ khí, điện và tự động hóa;
- Có thể tiếp tục học Các chương trình sau đại học như: cao học và nghiên cứu sinh trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay Chuyên gia kỹ thuật.
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở, toàn diện về ngành Quản lý đất đai: hệ thống pháp luật đất đai; điều tra cơ bản phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai; đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tài chính đất đai.
Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng về ngành đào tạo; giải quyết các vấn đề về chính sách quản lý, sử dụng đất, kỹ thuật quản lý đất đai và tài chính đất đai trong khối các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức và doanh nghiệp.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: Khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN.
- Tin học: Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông: Khi sv tốt nghiệp phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư ngành quản lý đất đai có thể làm ở các cơ quan sau:
- Các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu về quản lý đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên – Môi trường;
- Các Sở Tài nguyên – Môi trường cấp tỉnh;
- Các Phòng Tài nguyên – Môi trường cấp huyện và cán bộ địa chính xã, phường;
- Các công ty, xí nghiệp đo đạc thành lập bản đồ;
- Các trung tâm công nghệ thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường các tỉnh, thành phố;
- Có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp, nông thôn; làm việc cho các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng,…
Thời gian đào tạo: 4 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Các kỹ sư được trang bị: Các kiến thức chiều sâu về các chuyên ngành được đào tạo; Các kiến thức chiều rộng về các lĩnh vực liên quan đến các chuyên ngành đào tạo; thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các hệ thống cơ khí, cơ khí ô tô, hệ thống điện, điện – điện tử, điện công nghiệp, điện dân dụng, tự động hóa và điều khiển cho các dây chuyền công nghệ của các nhà máy, các xí nghiệp công nghiệp nói chung, công nghiệp mỏ và dầu khí nói riêng.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Nắm vững các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu giao tiếp, đọc tài liệu và sử dụng thành thạo các phần mềm trong lĩnh vực chuyên môn.
Cơ hội nghề nghiệp
Các kỹ sư được đào tạo một trong các chuyên ngành thuộc Khoa Cơ – Điện có khả năng làm việc tại:
- Các viện nghiên cứu Khoa học công nghệ thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Các trường Đại học, Cao đẳng và Đào tạo nghề có liên quan;
- Các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, trung tâm, công ty tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các thiết bị máy móc, cơ khí, điện và tự động hóa;
- Có thể tiếp tục học Các chương trình sau đại học như: cao học và nghiên cứu sinh trở thành Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay Chuyên gia kỹ thuật.
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu đào tạo
Trang bị kiến thức đại cương đến kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác tài chính, kế toán, kiểm toán trong các tổ chức như quản trị tài chính, dòng tiền, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, kế toán vật tư, kế toán thuế,...
Phân tích và giải quyết vấn đề. thử nghiệm, nghiên cứu, khám phá tri thức, tư duy hệ thống và tư duy phê bình. Kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc theo nhóm. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình hiệu quả.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
- Ngoại ngữ: Đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ trình độ bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò: chuyên viên kế toán, chuyên viên kiểm toán, cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, cán bộ giảng dạy tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan Nhà nước, các cơ sở đào tạo hoặc tác nghiệp kinh doanh trong các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, các đơn vị hành chính công, các đơn vị sự nghiệp,...
Đánh giá
5 đánh giá
Giới thiệu
Giới thiệu về trường Đại học Mỏ – Địa chất
Trường Đại học Mỏ – Địa chất được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1966, Trường đại học Mỏ – Địa chất có hơn 50 năm hình thành và phát triển. Với lịch sử nửa thế kỷ hình thành và phát triển, trường đại học Mỏ – Địa chất đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, trở thành một trong những trường đại học đào tạo chất lượng của cả nước.
Có trụ sở tại Hà Nội, trường đại học Mỏ – Địa chất (website: humg.edu.vn) lá cờ đầu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Mỏ, Địa chất, Trắc địa – Bản đồ, Dầu khí của cả nước.
Trường đại học Mỏ – Địa chất
Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường
Tầm nhìn – Sứ mạng
- Mục tiêu của trường Đại học Mỏ – Địa chất: Trở thành một trung tâm với điều kiện và cơ sở vật chất hiện đại; phương thức phục vụ văn minh, chuyên nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Đại học Mỏ – Địa chất.
- Trường Đại học Mỏ – Đại chất đặt tầm nhìn đến năm 2030: “Trở thành trường đại học trọng điểm phát triển đa ngành và có tính đặc thù.”
Đội ngũ giảng viên
Trường Đại học Mỏ – Địa chất đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao. Đội ngũ giảng viên của trường đã và đang hoàn thành xuất sắc công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, chuyển giao công nghệ. Nhà trường có 2 GS – TS, 54 PGS – TS, 39 GVC – TS, 105 GV – TS, 02 TS là trợ giảng, đặc biệt số tiến sĩ ở độ tuổi từ 30 tới 40 là 92 và có 2 đồng chí đã được bổ nhiệm chức danh PGS.
Cơ sở vật chất
- Trường Đại học Mỏ – Địa chất luôn chú trọng đến việc xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất. Trường đã xây dựng 200 giảng đường, phòng học, phòng máy tính, phòng học ngoại ngữ (5.500 m2), 9 Xưởng thực hành (540 m2), 14 phòng trong tổ hợp Thư viện (1.110 m2), 51 phòng thí nghiệm (5.000 m2).
- Các trang thiết bị phòng thí nghiệm cũng được lãnh đạo nhà trường đầu tư chuyên sâu. Ngoài ra, Đại học Mỏ – Địa chất còn xây dựng một ký túc xá khang trang với 2 dãy nhà ở 5 tầng và 1 dãy nhà ăn 2 tầng trên tổng diện tích 5.500 mét vuông.
Ký túc xá đại học Mỏ – Địa chất
Cựu sinh viên nổi bật
Ông Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng là một trong số những doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam. Năm 1987, ông thi đậu vào trường đại học Mỏ – Địa chất. Nhờ thành tích học tập tốt môn Toán, ông được học bổng du học ở Moskva (Nga).
Phạm Nhật Vượng
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang. Ông là người sáng lập ra Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Ông Phạm Nhật Vượng chính là tỷ phú dollar đầu tiên của Việt Nam với khối tài sản khoảng 2,2 tỷ USD. Nhiều năm liển, vị tỷ phú sinh năm 1968 này nắm giữ vị trí người giàu nhất Việt Nam.
Nguồn: Đại học Mỏ – Địa Chất
Humg Là Con Đường Mà Tôi Đã Chọn
Đã học khoá học: Tự động hóa tại đây.
Ưu điểm
Trường có quang cảnh đẹp, rộng rãi thoáng mát, cơ sở vật chất: Các phòng thí nghiệm hiện đại, phòng học hơi kém xíu nhưng đang được trường đầu tư lắp điều hòa, thư viện sạch đẹp, giáo trình đầy đủ, tài liệu tham khảo phong phú. Giảng viên giàu nhiệt huyết, sinh viên năng động...
Điểm cần cải thiện
Cần quản lý chặt chẽ sinh viên hơn, vì quản lý lỏng lẻo nên nhiều bạn sinh viên lười học, bỏ học thầy cô không biết đến lúc cấm thi, điểm thấp lại đổ này đổ nọ ảnh hưởng đến môi trường học tập của các bạn sinh viên khác. Nhà trường nên để môn giáo dục thể chất cho sinh viên tự chọn môn phù hợp với năng khiếu của mình, môn ngoại ngữ đào tạo nên bám sát chuẩn đầu ra để sinh viên không bị nợ đầu ra Ngoại ngữ tin học.
Trải nghiệm và lời khuyên
Trường Đại học hàng đầu VN đào tạo về các chuyên ngành mỏ, địa chất, trắc địa, dầu khí, còn các ngành khác cũng nằm trong top khá, quan trọng là do mỗi người lựa chọn hướng đi cho mình thôi, trường có điểm đầu vào thấp, chất lượng đầu ra không kém gì các trường có điểm đầu vào cao hơn điều đó chứng tỏ điểm phổ thông không nói nên tất cả mà quan trọng là ta học gì thì học cho đến nơi đến chốn ra trường chưa chắc ai đã hơn ai đâu. Minh chứng xem các cựu sinh viên thành đạt của HUMG thì rõ.
Trường Đại Học Tốt
Đã học khoá học: kỹ thuật địa chất tại đây.
Ưu điểm
khuôn viên trường rộng rãi, có cây xanh, thoáng đãng, giảng viên thân thiện, gần gũi, dảng bài khá dễ hiểu, dễ vào đầu.
Điểm cần cải thiện
Cơ sở vật chất không mới ( cũ kỹ ), thư viện không có quá nhiều sách, hoạt động ngoại khóa của trường không phong phú lắm.
Trải nghiệm và lời khuyên
Trải nghiệm học tập và cuộc sống sinh viên củ mình tại trường khá hài lòng. Môi trường học tập thân thiện có hiệu quả, giáo trình khá ok, dễ hiểu, khác với những trường khác.
Review Trường
Đã học khoá học: Quản trị kinh doanh tại đây.
Ưu điểm
Khuôn viên trường rộng lớn, cảnh quan đẹp thích hợp cho việc học tập và giải trí. Giáo viên dạy dễ hiểu, chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn cao lại còn dễ tính, rất tâm huyết với học sinh. Các sinh viên ở trường rất thân thiện dễ gần.
Điểm cần cải thiện
Ít tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các câu lạc bộ, sinh viên trong trường vẫn chưa năng động nhiệt tình. Cơ sở vật chất còn kém, cần được nâng cấp và sửa chữa. Đường tới trường hay bị ùn tắc, giao thông tắc nghẽn, nhiều bụi.
Trải nghiệm và lời khuyên
Thật sự là tệ hại.Cơ sở vật chất thuộc top dởm nhất.Nhà vệ sinh kaf một nỗi ác mộng.Nhìn sang trường bạn mà thèm.Môi trường học tập không năng động gì cả.Đặc biệt là đào tạo tiếng anh quá tệ.Sinh viên mỏ địa chất hầu như "dốt đặc" tiếng anh và chính điều đó ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này.mong nhà trường sớm thay đổi để thế hệ sinh viên kế tiếp không phải chịu hoàn cảnh hiện tại của sinh viên
Thật Sự Là Tệ Hạicơ Sở Vật Chất Thuộc Top
Trải nghiệm và lời khuyên
Thật sự là tệ hại.Cơ sở vật chất thuộc top dởm nhất.Nhà vệ sinh kaf một nỗi ác mộng.Nhìn sang trường bạn mà thèm.Môi trường học tập không năng động gì cả.Đặc biệt là đào tạo tiếng anh quá tệ.Sinh viên mỏ địa chất hầu như "dốt đặc" tiếng anh và chính điều đó ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này.mong nhà trường sớm thay đổi để thế hệ sinh viên kế tiếp không phải chịu hoàn cảnh hiện tại của sinh viên mỏ địa chất hiện nay.Các em sinh viên nên tìm hiểu kĩ trường trước khi nộp hồ sơ vì nó quyết định 1 phần đến tương lai các em sau này