Chương trình
Ngành
LuậtThời lượng
1 thời lượngThời gian đào tạo: Tối thiểu 3 năm
Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ
Đối tượng tuyển sinh: Viện Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo đại học của trường được xây dựng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật; bước đầu có định hướng chuyên sâu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và thực hành.
Sản phẩm của chương trình đào tạo là các cử nhân luật có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, có kiến thức và năng lực để có thể nghiên cứu cũng như giải quyết được các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Chuẩn đầu ra cho sinh viên
Yêu cầu về kiến thức
- Kiến thức giáo dục đại cương: sinh viên hiểu được kiến thức một số ngành khoa học về chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý, quản lý, là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.
- Kiến thức ngành: sinh viên cũng được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản cho phép sinh viên có khả năng áp dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến thức về pháp luật quốc tế.
- Kiến thức chuyên ngành: sinh viên đi sâu về lĩnh vực pháp luật mà mình lựa chọn để học tập và nghiên cứu (pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật nhân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế).
- Kiến thức bổ trợ: sinh viên có kiến thức về tin học, ngoại ngữ và một số lĩnh vực cần thiết khác để bổ trợ cho chuyên ngành.
Yêu cầu về kỹ năng
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Luật của trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có cá kỹ năng cứng và kỹ năm mềm. Trong đó:
- Kỹ năng cứng: kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề tương đối phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; phân tích các tình huống trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết các tình huống đó; đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực liên quan đến công việc được giao.
- Kỹ năng mềm: kỹ năng cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ; lập kế hoạch công việc; giao tiếp, thuyết trình và bảo vệ quan điểm của mình; phối hợp với các đồng nghiệp; sử dụng ngoại ngữ thông dụng; ứng dụng công nghệ thông tin ở mức cơ bản.
Cơ hội nghề nghiệp
- Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
- Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác;
- Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước;
- Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật;
- Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là thư ký tòa án, thẩm tra viên, kiểm tra viên, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, trọng tài viên,...;
- Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp về Xây dựng pháp luật, Thi hành pháp luật, Thanh tra nhà nước, Thuế, Hải quan, Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, Bộ phận pháp chế, Nhân sự, Trợ lí,…