Trường Đại học Mở Hà Nội - Chuyên ngành Luật kinh tế | Edu2Review
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
💡 Ưu đãi giới hạn từ ILA: Giảm đến 45% học phí lớp tiếng Anh chuẩn Cambridge
  • Địa điểm bạn tìm?
  • Bạn muốn học?
  • Khóa học cần tìm?
TÌM TRƯỜNG
HOẶC TRA CỨU
Địa điểm bạn tìm?
    Bạn muốn học?
      Khóa học cần tìm?

      Luật kinh tế

      Chương trình

      Ngành

      Luật kinh tế

      Thời lượng

      1 thời lượng

      Thời gian đào tạo: Tối thiểu 3 năm

      Khối lượng kiến thức: 130 tín chỉ

      Đối tượng tuyển sinh: Viện Đại học Mở Hà Nội xét tuyển thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

      Mục tiêu đào tạo

      Ngành luật kinh tế trang bị những kiến thức pháp luật về kinh tế nói chung cũng như những kỹ năng tư vấn, đàm phán, bào chữa,… trong các hoạt động kinh doanh, thương mại; kỹ năng ngoại ngữ luôn được nhà trường quan tâm.
      Ngoài ra, còn trang bị cho sinh viên những kiến thức pháp luật về quản lý ở các doanh nghiệp như quản trị nhân sự, soạn thảo các hợp đồng, đăng ký lao động, báo cáo thuế và các hoạt động mang tính pháp lý khác ở các doanh nghiệp.

      Chuẩn đầu ra cho sinh viên

      Về kiến thức

      • Vận dụng các kiến thức nền tảng khoa học xã hội – nhân văn và khoa học tự nhiên vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành đào tạo;
      • Nắm vững các kiến thức cơ sở khối ngành và ngành; làm chủ kiến thức ngành và chuyên ngành để có thể đảm nhiệm công việc trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu lên ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;
      • Nắm vững những kiến thức lý luận, pháp lý và kiến thức thực tiễn chuyên sâu về ngành Luật nói chung và luật kinh tế nói riêng ở các cấp độ quốc gia, khu vực, quốc tế, đặc biệt là ở Việt Nam.
      • Biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý hoặc các phương pháp giảng dạy môn luật bậc đại học phục vụ cho công việc học tập, viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cũng như trong các hoạt động chuyên môn về pháp luật kinh tế chuyên ngành sau khi kết thúc khóa học;

      Về kỹ năng

      • Kỹ năng tư duy pháp lý: tiếp nhận vấn đề, nắm bắt nhu cầu pháp luật cần giải quyết, phân tích và tổng hợp thông tin, đánh giá chứng cứ, nhận định đúng sai theo quy định của pháp luật để có hướng giải quyết.
      • Kỹ năng tư vấn pháp luật hoặc giải quyết các vụ việc có liên quan đến pháp luật về kinh tế.
      • Kỹ năng nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại.
      • Kỹ năng tư vấn pháp lý trong kinh doanh.
      • Kỹ năng tổ chức công việc như truy cứu, cập nhật, phân loại các văn bản pháp luật, đàm phán, soạn thảo các loại hợp đồng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
      • Có kỹ năng viết và trình bày các vấn đề khoa học trong lĩnh vực pháp luật; kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, trình bày và truyền thông.
      • Có khả năng làm việc độc lập, giải quyết công việc lôgic sáng tạo; đề xuất - Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm văn phòng thông dụng để có thể soạn thảo tài liệu; quản lý dữ liệu qua các bảng tính; trình chiếu; khai thác Internet để tìm kiếm thông tin và liên lạc qua thư điện tử; làm được trang web đơn giản.
      • Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết vấn đề thông dụng.
      • Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức độ có thể hiểu và diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc, trình bày các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ.

      Cơ hội nghề nghiệp

      • Tự thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý hoặc sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế;
      • Làm việc cho các văn phòng, công ty luật hoặc hành nghề luật sư độc lập, tư vấn pháp lý hoặc thực hiện các dịch vụ pháp lý khác;
      • Làm luật sư nội bộ, nhân viên pháp chế trong các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước;
      • Làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học pháp lý và đào tạo luật, đặc biệt trong lĩnh vực chuyên ngành luật kinh tế;
      • Làm việc trong hệ thống cơ quan các cấp thuộc ngành Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự và Tổ chức trọng tài với vai trò là Thư ký tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Trọng tài viên,...
      • Làm việc trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp về Xây dựng pháp luật, Thi hành pháp luật, Quản lí nhà nước về kinh tế.